Sử 6 Ỷ Lan Thái hậu có thật sự nhiếp chính thời Lý Nhân Tông?]

Phạm Hà Mi

Học sinh
Thành viên
12 Tháng chín 2018
70
65
21
28
Hà Nội
sư phạm hà nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ỷ Lan Thái hậu có thật sự nhiếp chính thời Lý Nhân Tông?]

Một chủ đề trái hẳn nhận định bấy lâu nay của người Việt về sự kiện Ỷ Lan phu nhân đăng vị Hoàng thái hậu, nhưng đây thật sự là một chi tiết đáng ngờ.
Trong các quốc gia Đông Á, phụ nữ tham dự triều chính đã là hạn chế, chứ chưa bàn đến là "Lâm triều xưng chế", độc bá triều cương như Lữ Thái hậu. Các sách chữ Hán rất thận trọng từ ngữ, một chữ là sai cả dặm, do vậy những vấn đề quyền thế, nhiếp chính hay không, cũng tương đối là "phải thực sự có thì mới ghi".
Nhìn vào năm ấy, khi Lý Thánh Tông băng hà, Mẫu hậu Hoàng hậu Dương thị trở thành Hoàng thái hậu, thùy liêm ĐỒNG thính chính, Thái sư Lí Đạo Thành phụ giúp (Nguyên văn: 嫡母上陽太后楊氏爲皇太后垂簾同聽政太師李道成夾輔之)
Sau đó, giam Hoàng thái hậu Dương thị, tôn Hoàng thái phi làm Linh Nhân Hoàng thái hậu (Nguyên văn: 幽皇太后楊氏尊皇太妃爲靈仁皇太后), không nói gì thêm.
Đối với chế độ nhiếp chính, không phải cứ vị Hoàng đế nào còn nhỏ, thì Hoàng thái hậu có quyền thùy liêm, mà còn tùy vào di chiếu của Tiên Hoàng đế, chỉ định hội đồng phụ chính đưa ra quyết định trong thời gian Tân Hoàng đế còn nhỏ. Điều này đã xảy ra suốt thời kỳ Minh, Thanh và Nguyễn, chế độ Phụ chính Đại thần, Tổng lý Đại thần hay Nội các, Cơ Mật viện chính là tập hợp những đại thần vọng trọng nhất từng có để đối phó trường hợp Tân Hoàng còn nhỏ này.
Lấy ví dụ như Lý Thần Tông đăng cơ, có Thái úy Lưu Khánh Đàm cùng Vũ vệ Lê Bá Ngọc, Mâu Du Đô; Lý Anh Tông có Thái úy Đỗ Anh Vũ, chưa kể bộ mấy Tể tướng đương thời bao gồm cả các chức Tham tri chính sự lẫn Gián nghị đại phu.
Rõ hơn hết, thời Lý Cao Tông có Tô Hiến Thành ghi rất rõ "Bồng Thái tử mà Nhiếp chính sự" (Nguyên văn: 抱太子攝政事), trực tiếp giao quyền cho một mình Tô Hiến Thành, mà không phải hội đồng hiệp chính như hai đời Thần-Anh, ghi rất rõ ràng. Sau khi Hiến Thành mất, sách cũng chép rõ người thay thế ông là Đỗ An Di, em trai Đỗ Thái hậu, và "Lấy Đỗ An Di phụ chính" (Nguyên văn: 以杜安頤辅政). Đặc biệt, thời Lý Huệ Tông có Đàm Thái hậu trực tiếp ghi nhận cùng Hoàng đế "Đồng thính chính lệnh" (Nguyên văn: 尊母譚氏爲皇太后同聽政令).
Rõ ràng, dù đã di mệnh như Dương Thái hậu, hay thay thế thừa quyền như Đỗ An Di, hoặc đặc biệt cho phép tham chính như Đàm Thái hậu, nếu họ thật sự đã tham chính, tất sẽ đều tỉ mỉ ghi lại, không hề bỏ xót. Tuy nhiên, Ỷ Lan Thái hậu không hề như vậy.
Điều đáng kể hơn, bên cạnh Thái sư Lý Đạo Thành, Lý Thường Kiệt cũng nhận chức "Kiểm hiệu Thái úy", là một danh hiệu Tể tướng, có thể tham gia phụ chính. Ngay cả sau khi Lý Đạo Thành bị biếm truất ra Nghệ An, thì ông đã quay trở lại rất nhanh chóng sau đó, rõ ràng là để bổ sung vào hội đồng nhiếp chính. Với một bộ máy như vậy, cộng thêm Ỷ Lan không có di mệnh như Thượng Dương Thái hậu đã "đồng thính chính", tình hình hoàn toàn không có kẻ hở cho Ỷ Lan tham chính.
Rốt cuộc, có bằng chứng xác đáng nào chứng minh Ỷ Lan đã dùng thân phận Hoàng thái hậu nhiếp chính những năm đầu Lý Nhân Tông?
Nguồn: Thiên Nam lịch đại hậu phi.
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
rõ ràng là, không có bằng chứng - hay bằng chứng bị giấu nhẹm khi Linh Nhân Thái hậu nhiếp chính. Các vua tiền nhiệm của thời Lý lo sợ việc lập quá nhiều hoàng hậu sẽ dẫn tới tình trạng hỗn loạn cung đình - trường hợp của vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Hoàn là bằng chứng xác đáng cho việc này. Và một điểm nữa là các di chiếu của các Hoàng đế nhà Lý khá khôn ngoan khi ít cho phụ nữ tham gia triều chính (lập ít hoàng hậu để tránh ngoại thích). Nhà vua phong hoàng hậu là hoàng quý phi, người đứng đầu những người vợ của vua và chỉ quản lý cung đình (hậu cung), không cho dính dáng đến triều chính.
Trường hợp của Linh Nhân Thái hậu hơi đặc biệt: bà có tài quản lý và cai trị (như Cao Hậu nhà Tây Hán, Vũ Tắc Thiên thời Đường và Từ Hi Thái hậu nhà Thanh), nhưng tại sao bà ta lại không dám làm nhiếp chính thấy tân vương còn bé ? Có lẽ, nhà vua cũng thấy được cái tham vọng của Ỷ Lan nên chỉ phong chức vụ rất nhỏ và phục vụ sau Thượng Dương Hoàng hậu. Tham vọng và lời nói ngọt khiến Ỷ Lan được lòng nhiều người, lôi kéo bè cánh vào gây thanh thế cho các quan lại trong cung đình, khiến nhà vừa lúc đó là Thánh Tông cũng phải nể và dè chừng bà vợ quá thông minh và tham vọng này. Khi vua Thánh Tông lâm chung, di chiếu lại cho các quan hầu cận tân vương phò vừa mới còn nhỏ tuổi. Biết vua còn nhỏ tuổi và ham chơi, các quan hầu cận có trách nhiệm tạm thời thay vua quản lý triều chính - thay mặt vua mà thôi. Hoàng hậu tuyệt đối không được tham dự vào chuyện đại sự này, cho dù bà ta có đẹp hay có tài đến đâu. Nhưng cũng có lẽ, quyền lực nhà vua Lý không đủ mạnh và chuyên chế nên các thế lực nhanh chóng chi phối và hoàng hậu cũng không ngoại lệ. Tân vương vì chữ hiếu đạo trong văn hóa Việt Nam, có lẽ muốn thỏa mãn tham vọng của mẹ mình nên truất phế Hoàng Thái hậu tiền nhiệm và đưa Linh Nhân lên thay Hoàng Thái hậu. Tình hình này cũng cho thấy, tàn tích mẫu quyền vẫn còn và phụ nữ Việt Nam cũng khá có quyền lực trong nhà lẫn ngoài ngõ. Mẫu quyền Việt Nam chưa bị hạn chế, lý do là Phật giáo đang toàn thịnh và truyền thống đạo hiếu của cư dân Việt Nam còn rất mạnh mẽ; Nho giáo từng bước xâm nhập và có gốc rễ chắc vào thời Lê Thánh Tông.....
 
  • Like
Reactions: Phạm Hà Mi
Top Bottom