Văn 11 Ý kiến về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
View attachment 133910Mọi người ơi giúp mình với. Dàn ý, hướng làm thôi cũng đc ạ :((
Bạn hạn chế hỏi bài bằng hình ảnh để được hỗ trợ kịp thời nhé
Câu 1: Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về ý kiến: "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng thành công bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ
Gợi ý:
*) Mở đoạn: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ý kiến
(Có thể viết như sau: Khi bàn về tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", có ý kiến cho rằng: "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng thành công bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ )
*) Thân đoạn:
- Ý kiến vô cùng xác đáng
- Chứng minh ý kiến:
+ Phần lung khởi: nguồn gốc xuất thân của những người lính
  • Mở đầu bài tế là cụm từ "hỡi ôi!" là một tiếng than lay động lòng người, tiếng than thể hiện tình cảm xót thương với người đã khuất và còn là tiếng kêu căng thẳng cho thấy nguy cấp của tình hình đất nước thời bấy giờ
  • Những người nghĩa sĩ "bất tử", oai hùng ở đây hoá ra lại không phải những chiến sĩ được đào tạo bài bản, không phải người có kinh nghiệm chiến trường mà chính là những người nông dân chân chất, vì đất nước mà dám đứng lên
+ Phần thích thực: hình tượng cao đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc
  • Tác giả đã nêu lên lai lịch, hoàn cảnh sống của người nông dân: tất cả đều xuất thân từ những người nông dân với cuộc sống lam lũ, vất vả, nghèo khó, người nông dân ấy gắn bó với đồng ruộng, với con trâu cái cày, ngày ngày chăm lo làm ăn
  • Họ chưa biết đến việc binh đao, chưa quen cung ngựa, tập khiên, súng, mác
  • Khi giặc đến, họ nhận thức được về chủ quyền quốc gia và chính nghĩa dân tộc bản chất của kẻ thù với ý thức được trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước
  • Hình ảnh người nông dân về nhận thức đã chuyển biến từ nhỏ bé đến lớn lao, từ bình thường đến phi thường
+ Phần ai vãn: bức tượng đài bất tử. Phần này chính là phần bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả cũng như nhân dân đối với những người đã khuất
+ Phần kết: Ca ngợi linh hồn bất diệt của người nghĩa sĩ cũng như ca ngợi sự hi sinh anh dũng của họ
- Kết đoạn: khẳng định vẻ đẹp của người nghĩa sĩ

Câu 2: Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua hai bài thơ "Thương vợ" của Trần Tú Xương và "Tự tình" của Hồ Xuân Hương
Mở bài: Giới thiệu 2 tác giả, tác phẩm và hình ảnh người phụ nữ Việt Nam
Thân bài:
I. Khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm
II. Phân tích qua 2 tác phẩm

*) Điểm giống
- Người phụ nữ đều đẹp, chăm chỉ
- Có lòng chung thủy
- Chịu số phận éo le, khổ sở
*) Điểm khác
a. Tự tình (II) ~ Hồ Xuân Hương
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, cuộc đời, xã hội tác động đến tác giả, nói sơ qua về nội dung, nghệ thuật)
2. Hai câu đề: nỗi niềm buồn tủi, chán chường của nhân vật trữ tình
+ Thời gian khi ấy là đêm khuya, là khoảng thời gian vạn vật nghỉ ngơi, mọi nhà sum họp nhưng nhân vật trữ tình vẫn cô đơn, lẻ bóng, vẫn thao thức đối diện với chính mình để suy tư
+ “Trống canh dồn” là tiếng trống chuyển canh, nhanh, dồn dập, gấp gáp gợi ra bước đi của thời gian vội vàng. Tiếng trống ấy như nói lên tâm trạng bất an, lo lắng, chất chứa nỗi niềm, buồn tủi khi thời gian trôi đi mà mình đã già rồi, tình duyên hẩm hiu
+ Không gian là một mảng tĩnh lặng, âm thanh dù nhỏ bé nhưng hiện lên rất rõ rệt “văng vẳng”. Còn con người hiện lên cô đơn, nhỏ bé
+ “Trơ cái hồng nhan với nước non” cách dùng từ rất Hồ Xuân Hương, từ “cái” đi với “hồng nhan”, cùng với đảo ngữ “trơ” đặt lên đầu, đánh riêng một nhịp gợi lên sự lẻ loi, trơ chọi, bẽ bàng của Hồ Xuân Hương -> Đây cũng là bản lĩnh của Hồ Xuân Hương, bà dám nói lên sự khao khát mãnh liệt về sự tri ân trước cuộc đời
+ Nhịp thơ 1/3/3, riêng từ “trơ” đứng thành một nhịp -> sự lẻ loi, trơ chọi, bẽ bàng của Hồ Xuân Hương
+ Đồng thời thể hiện bản lĩnh của Hồ Xuân Hương
=> Hai câu đề gợi ra hình ảnh của người phụ nữ trơ chọi giữa cuộc đời, khao khát sự tri ân trước cuộc đời
3. Hai câu thực: sự gắng gượng, trốn tránh nhưng bế tắc
“Chén rượu đưa hương say lại tỉnh”
+ Câu thơ nói lên tình cảnh thực của Hồ Xuân Hương lúc ấy: cô đơn, lẻ loi
+ Trong đêm khuya, cô đơn, lẻ loi, Hồ Xuân Hương mượn rượu để giải sầu, nhưng “say lại tỉnh”, càng tỉnh càng buồn hơn khi nhận ra tình cảnh của mình
“Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"
+ Hình tượng “vầng trăng bóng xế” đang đồng nhất với thân phận người phụ nữ, tuổi xuân tiêu hao như vầng trăng bóng xế mà duyên phận vẫn chưa tròn
+ Phép ẩn dụ kết hợp với phép đối trong câu thơ này đã làm rõ bi kịch, khát vọng hạnh phúc tuổi xuân và sự thật phũ phàng, éo le, tội nghiệp của nhân vật trữ tình
4. Hai câu luận: nỗi niềm bất khuất, khát vọng hạnh phúc
+ Phong cách mạnh mẽ, táo bạo trong thơ Hồ Xuân Hương thể hiện trong từng con chữ. Các hình ảnh “rêu”, “đá” chính là sự phản kháng mạnh mẽ, không chịu khuất phục
+ Đảo ngữ: đặt động từ mạnh lên trên chủ ngữ -> nhấn mạnh hai chủ thể đều là những vật vô tri vô giác nhưng có phần nào tương đồng với con người
+ Động từ mạnh: đâm, xuyên và bổ ngữ -> sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của Hồ Xuân Hương
+ Hồ Xuân Hương đã rất khéo léo lấy cảnh ngụ tình, lấy hình ảnh thiên nhiên để diễn tả tâm trạng -> vạch đất, vạch trời để hờn oán, không cam chịu sự bất công của xã hội xưa với phụ nữ và khát vọng của họ
5. Hai câu kết: tâm trạng buồn tủi, chán chường
+ Trở về tâm trạng buồn tủi, chán chường của Hồ Xuân Hương
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại”
+ Nghệ thuật: lặp từ “xuân” (ý chỉ mùa xuân và cũng là chỉ tuổi xuân của đời người)
+ Mùa xuân lại đến mang tuổi xuân của con người đi
+ “lại lại”: sự lặp lại, quay trở lại -> nhấn mạnh thêm sự chán chường của Hồ Xuân Hương mỗi khi mùa xuân về lấy đi tuổi xuân
“Mảnh tình san sẻ tí con con”
+ Nghệ thuật tăng tiến: mảnh đã nhỏ bé, không trọn vẹn nay lại còn san sẻ tí con con -> nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần làm cho nghịch cảnh càng thêm éo le
+ Từ ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương luôn vậy, luôn mang nhiều nghĩa, nhiều màu sắc. Từ “xuân” trong câu thơ “ngán nỗi xuân đi xuân lại lại” vừa có ý chỉ mùa xuân vừa có ý chỉ tuổi xuân của đời người. Từ “lại lại” diễn tả sự lặp lại, trở lại đến chán ngán
+ Âm điệu chậm, rời rạc khiến câu thơ như một tiếng thở dài của Hồ Xuân Hương

b. Thương vợ ~ Trần Tế Xương
- Hai câu đề
"Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng"

+ Hai câu đề, nhà thơ Tú Xương đã tái hiện lại bối cảnh, thời gian, không gian làm ăn buôn bán của bà Tú
  • Thời gian ở đây là quanh năm. Đó là cách tính thời gian vất vả, triền miên từ năm nay qua năm khác, nắng cũng như mưa vẫn phải làm
  • Không gian là ở mom sông. Đây là mô đất nhô ra, là nơi buôn bán của bà Tú, nó cheo leo, nguy hiểm nhưng bà vẫn buôn bán quanh năm suốt tháng
+ "nuôi đủ năm con với một chồng" hình ảnh bà Tú với công việc mưu sinh cơ cực bởi gánh nặng trên vai không chỉ nuôi con mà còn phải nuôi cả chồng
-> Hình ảnh bà Tú hiện lên đầy vất vả, lo toan
=> Tác giả tự đặt mình ngang hàng với đứa con bởi chính ông cũng đang ăn bám vợ mình, ông chính là đứa con đặc biệt
+ Liên từ "với" đặt giữa "năm con" và "chồng" tạo ra thế cân bằng giữa hai bên giống như chiếc đòn gánh mà bà Tú phải gánh trên vai. Đồng thời là sự chế giễu mỉa mai chính mình của tác giả
+ "Đủ" có nghĩa là không thừa không thiếu => sự tần tảo, tháo vát, đảm đang của bà Tú
=> Với giọng điệu bông đùa, hóm hỉnh, tiếng cười trào lộng, tác giả cười mình - một kẻ vô tích sự, ăn không ngồi rồi => ghi nhớ công lao to lớn của vợ
- Hai câu thực
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông"

+ Đảo ngữ "lặn lội thân cò" càng nhấn mạnh thêm sự vất vả của bà Tú
+ Hai từ "eo sèo" là từ tượng thanh tái hiện lại cuộc sống mưu sinh luôn bon chen, xô đẩy, tranh giành nhau
-> Công việc của bà Tú là buôn bán, phải chen lấn, xô đẩy vì miếng cơm manh áo cho chồng cho con.
+ "Khi quãng vắng"
  • Không gian: Vắng vẻ, heo hút
  • Thời gian là sáng sớm hoặc tối muộn, không còn ai nhưng vẫn phải làm
-> Làm ăn vất vả mưu sinh nhưng không dư giả gì
+ Đặc biệt hình ảnh ẩn dụ "thân cò", tác giả đã lấy hình ảnh con cò trong ca dao để nói về cuộc sống vất vả của vợ mình
+ Hai từ "thân cò" vang lên gợi dáng vẻ nhỏ bé, lầm lũi, đơn độc, lặn lội trong công việc mưu sinh của bà và từ đó gợi nên nỗi đau thân phận của người phụ nữ
- Hai câu luận
"Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công"

+ Hai câu thơ vang lên như tiếng thở dài, cam chịu
+ "Một duyên hai nợ", "năm nắng mười mưa" là hai thành ngữ thể hiện cuộc sống và số phận đau khổ của gia đình Tú Xương
+ Cuộc sống gia đình rất khó khăn, vất vả. Dù biết thế nhưng bà Tú đành cam chịu không, một lời kêu ca. Dù nắng, dù mưa, dù gian khổ, bà vẫn làm việc chăm chỉ, không nề hà
+ Trong hai câu thơ ta còn nhận thấy sự tăng tiến trong việc dùng số từ của tác giả, từ "một" đến "hai" đến "năm" rồi đến "mười". Đó là đức hi sinh thầm lặng, cao quý của bà Tú dành cho chồng, cho con
=> Bà Tú hiện lên với cuộc đời thật vất vả, lận đận nhưng ở bà lại hội tụ tất cả đức tính" tần tảo, đảm đang, tất cả hi sinh vì chồng vì con.
- Hai câu kết
"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không"

+ Hai câu kết là tiếng chửi của Tú Xương. Ông tự chửi mình vì tội làm chồng mà hờ hững "có chồng cũng như không" để vợ lặn lội vất vả kiếm ăn
+ Ông còn chửi cả xã hội, chửi cả thói đời đều cáng, nghèo đói
Kết bài:
+ Tổng kết lại nội dung, nghệ thuật
+ Nhắc nhở thế hệ sau cần biết trân trọng hơn người phụ nữ

P/s: Chúc bạn học tốt. Nếu có gì không hiểu thì hỏi lại mình nhé.

Xem thêm: Tổng hợp các topic học thuật đặc sắc của box Văn
 
Top Bottom