Tại sao nói: “ Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc?
Em chỉ mới nêu được 1 vài ý thời cơ thôi ạ..Còn thách thức thì em cũng chưa rõ lắm....Mong các anh chị có thể giúp em ạ...
Thời cơ:
- Khi hòa bình thì không phải lo về sự mất mát mà chiến tranh gây ra, đất nước tập trung cho việc phát triển đất nước, không đầu tư cho việc sản xuất vũ khí (lí do Nhật từ năm 1950 đến 1970 Nhật phát triển nhanh chóng, vượt bậc là do Nhật chi 0% vào việc sản xuất vũ khí, còn Mỹ ngày càng mất ưu thế hơn các nước khác vì Mỹ vào khoảng này chạy đua vũ trang với Nga)
- Khi đất nước ổn định thì con người tập trung làm việc, lo cho đất nước giàu đẹp, không phải lo sơ táng, đi lính để bảo vệ đất nước.
- Khi các nước hợp tác với nhau sẽ tạo nên sự đoàn kết giữa các nước, nước này học tập sự tiến bộ của nước kia và ngược lại để cả hai bên cùng có lợi, cùng phát triển kinh tế, làm dân giàu nước mạnh, tham gia liên minh khu vực để nước giàu giúp đỡ cho nước nghèo cải thiện về vật chất, chữa bệnh cho nước nghèo và giúp các nước nghèo phát triển hơn.
- Các nước có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Thách thức:
- Khi các nước phát triển hợp tác với các nước nghèo thì một phần do sự chênh lệch về kinh tế, dẫn đến mất sự thu hút hàng hóa trên thị chung, dẫn đến việc nghèo lại càng nghèo.
- Có thể đánh mất nét riêng của văn hóa dân tộc nếu cứ mãi hòa mình vào cái chung của thế giới.
- Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế-phát huy thế mạnh : hạn chế với mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời.