Xoay quanh về Lực ma sát

  • Thread starter keh_hikari_f@yahoo.com.vn
  • Ngày gửi
  • Replies 29
  • Views 8,834

K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1) Có người nhận định: "Lực ma sát trượt luôn sinh công âm". Bạn có tán thành không?
-Nếu tán thành, hãy chứng minh điều đó.
-Nếu không tán thành, hãy đưa ra phản chứng.

Đáp án: Ma sát trượt có thể sinh công dương!
Ví dụ: Trên mặt phẳng ngang, có hai vật hình hộp m và M. Người ta đặt m lên M và giữa hai vật này có ma sát. Truyền vận tốc cho m để m trượt trên M. Khi đó lực ma sát sinh ra sẽ kéo m chuyển động chậm dần, đồng kéo cũng kéo M chuyển động nhanh dần đều.

-----------------------------------------------------

Câu 2) Đặt vật m lên M trên một mặt phẳng ngang, rất nhẵn. Hệ số ma sát giữa m và M là k. Truyền cho m vận tốc v theo phương ngang. Cho gia tốc trọng trường là g. Giả sử M đủ dài, tìm vận tốc cuối cùng của hệ hai vật m và M. Độ hai hụt năng lượng của hệ hai vật này là bao nhiêu?

Câu hỏi phụ: Tác dụng của lực ma sát có như một cái ống hút nước từ bể này truyền sang bể khác?

Đáp án:
-Lực ma sát xuất hiện giữa m và M là nội lực. Ngoại lực đối với hệ triệt tiêu nên hệ này là kín, ta áp dụng được Định luật Bảo toàn động lượng. Công thức tương tự như va chạm mềm, đồng nghĩa với việc có xảy ra mất mát năng lượng.
-Câu hỏi phụ:
+"Nước" chính là động lượng
+Bể nước chính là vật m và M
+Và lực ma sát chính là cái ống
Công dụng của lực ma sát là lấy động lượng của m truyền cho M, như ống lấy nước truyền từ bể này qua bể khác ;))

-----------------------------------------------------

Câu 3: Đặt vật m lên M trên một mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa m và M là k1, hệ số ma sát giữa M và sàn là k2. Kéo m bằng một lực F không đổi theo phương ngang. Cho gia tốc trọng trường là g, hệ số ma sát nghỉ và trượt là như nhau. Tìm điều kiện về độ lớn của lực F để hai vật cùng chuyển động như một vật?

Đáp án: Cách tốt nhất là dùng điều kiện đối với ma sát nghỉ (đừng nên dùng gia tốc để biện luận khi đề không hề yêu cầu), như vậy bài toán sẽ dễ hơn nhiều:
-Để m không trượt trên M: [TEX]F \leq k_{1}mg[/TEX]
-Khi đó hệ coi như một vật, để hệ chuyển động: [TEX] F \geq k_{2}(m+M)g[/TEX]
Vậy để cả hai vật trượt như một vật thì: [TEX]k_{2}(m+M)g \leq F \leq k_{1}mg[/TEX]

Xong câu này sẽ post tiếp câu 4)
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Lực ma sát trượt sinh ra khi 1 vật cđ, hướng của lực này luôn ngược hướng với hướng cđ.

Suy ra góc hợp bởi hướng của lực và hướng đường đi là $\alpha=180^o$

Công của lực ma sát trượt: $A_{ms}=F_{ms}.S.cos\alpha=-N.\mu.S$

Dễ thấy: $N$ là độ lớn phản lực tác dụng lên vật,
..............$\mu$ là hệ số ma sát trượt,
..............$S$ là độ dài quãng đường vật đi.

3 đại lượng trên đều dương, do vậy $A_{ms}<0$

Do vậy lực ma sát trượt sinh công âm!
 
C

congratulation11

2) Cho 1 đề bài với bài làm như sau

Đề:

Cho con lắc lò xo đặt nằm ngang, kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng làm lò xo dãn đoạn x, tại vị trí A. Thả tay cho vật cđ tự do hỏi vật sẽ đi được quãng đường là bao nhiêu từ lúc thả tay đến khi dừng lại. Cho hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là k.

Một bài làm:
Cơ năng tại A: $W_A=\dfrac{1}{2}kx^2$

Gọi S là quãng đường cần tìm.

Ta có: $A_{ms}=-\mu.mg.S$

Lại có: $\Delta W=A_{ms} \\ \leftrightarrow -W_A=-\mu.mg.S = -\dfrac{1}{2}kx^2$

Suy ra: $\fbox{$S=\dfrac{kx^2}{2\mu mg}$}$

Bài làm trên có gì bất hợp lí???
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

2) Cho 1 đề bài với bài làm như sau



Bài làm trên có gì bất hợp lí???

Khoan đã bạn hiền ... Bài của bạn chưa đúng đâu =]] Đừng vội đưa ra bài mới chứ ;))

Lực ma sát trượt sinh ra khi 1 vật cđ, hướng của lực này luôn ngược hướng với hướng cđ.

Suy ra góc hợp bởi hướng của lực và hướng đường đi là $\alpha=180^o$

Công của lực ma sát trượt: $A_{ms}=F_{ms}.S.cos\alpha=-N.\mu.S$

Dễ thấy: $N$ là độ lớn phản lực tác dụng lên vật,
..............$\mu$ là hệ số ma sát trượt,
..............$S$ là độ dài quãng đường vật đi.

3 đại lượng trên đều dương, do vậy $A_{ms}<0$

Do vậy lực ma sát trượt sinh công âm!

Nếu vấn đề nó đơn giản thế này thì mình không gắn cho nó riêng vào một chủ đề đâu!
Khẳng định luôn: Lực ma sát trượt vẫn có thể sinh công dương ... Nếu nó kéo vật đi (!?)
Hãy nhớ, lực ma sát là lực cản trở trạng thái chuyển động của vật. Có thể bạn chạy đi và tui kéo bạn lại, chính là tui cản trở bạn nhưng ngược lại, theo định luật III Newton, có thể nói là bạn kéo tui đi, cản trở sự đứng yên của tui, đúng không? Ý tưởng đó, suy nghĩ tiếp đi!

Thực tế trong cuộc sống, người ta vẫn sử dụng lực ma sát trượt để làm động cơ hoạt động hay ta vẫn thường sử dụng tính chất này để kéo một vật ở xa về phía mình :D

Nếu bí quá thì nói, mình sẽ cho bạn ví dụ chứng minh và bài tập kèm theo luôn!
[/FONT]
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

2) Cho 1 đề bài với bài làm như sau



Bài làm trên có gì bất hợp lí???

Tạm thời thấy chưa có chỗ nào là bất hợp lý cả =.=''

Nhưng để ép cho ra cái bất hợp lý thì nghĩ đến trường hợp khi vận tốc bằng không, lực ma sát nghỉ cực đại thắng được lực đàn hồi. Khi đó vật dừng lại, thế năng vẫn còn, cách làm trên sẽ sai ngay :D
 
S

saodo_3

Vấn đề của đệ keh: Đó là bài toán hai vật đặt chồng lên nhau, kéo vật trên, ma sát trượt sẽ khiến vật dưới chuyển động theo.
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Vấn đề của đệ keh: Đó là bài toán hai vật đặt chồng lên nhau, kéo vật trên, ma sát trượt sẽ khiến vật dưới chuyển động theo.

Đúng ý đệ rồi =]]

Cụ thể: Đặt vật m chồng lên M (chú ý m, M phải là hai hộp đáy phẳng, đặt trên mặt phẳng ngang). Giữ m và M có ma sát. Đẩy cho m trượt trên M thì lực ma sát sẽ kéo m lại nhưng đồng thời cũng kéo M đi. Chính trường hợp này, lực ma sát sinh công dương.

Thực tế, khi một vật ở quá xa, ta luôn tìm cách với tay tới vật đó và kéo nó lại, chính bằng lực ma sát. Ngày trước khi hai đĩa kim loại cạ sát vào nhau thì đĩa đang chuyển động sẽ kéo đĩa đứng yên chuyển động theo. Nói chung ứng dụng sinh công dương của ma sát rất nhiều. Tuy nhiên năng lượng tiêu hao quá lớn nên người ta thường nghĩ ra những phương pháp khác để hạn chế hao hụt năng lượng.

p/s: Mấy đứa này đi chơi nhiều quá, bỏ bê học hành =]]

Câu hỏi tiếp theo sẽ ghi trên bài #1
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn


2) Đặt vật m lên M trên một mặt phẳng ngang, rất nhẵn. Hệ số ma sát giữa m và M là k. Truyền cho m vận tốc v theo phương ngang. Cho gia tốc trọng trường là g. Giả sử M đủ dài, tìm vận tốc cuối cùng của hệ hai vật m và M. Độ hai hụt năng lượng của hệ hai vật này là bao nhiêu, cho rằng không có sự chuyển thành dạng năng lượng khác ngoài cơ năng.

Câu hỏi phụ: Tác dụng của lực ma sát có như một cái ống hút nước từ bể này truyền sang bể khác?
 
S

saodo_3


2) Đặt vật m lên M trên một mặt phẳng ngang, rất nhẵn. Hệ số ma sát giữa m và M là k. Truyền cho m vận tốc v theo phương ngang. Cho gia tốc trọng trường là g. Giả sử M đủ dài, tìm vận tốc cuối cùng của hệ hai vật m và M. Độ hai hụt năng lượng của hệ hai vật này là bao nhiêu, cho rằng không có sự chuyển thành dạng năng lượng khác ngoài cơ năng.

Câu hỏi phụ: Tác dụng của lực ma sát có như một cái ống hút nước từ bể này truyền sang bể khác?


Ủa, sao lại là không có sự chuyển thành dạng năng lượng khác ngoài cơ năng nhỉ?

Ma sát nó phải chuyển thành nhiệt chứ.
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Ủa, sao lại là không có sự chuyển thành dạng năng lượng khác ngoài cơ năng nhỉ?

Ma sát nó phải chuyển thành nhiệt chứ.

Giả sử thôi ạ =]] Nếu không thì đề Olympic 30/4 lớp 10 năm 2013 phải coi lại =]]
Thật ra bỏ qua để làm gì thì chờ tới đáp án sẽ biết ...

Bỏ qua đúng là không thể nhưng nếu cho nó chuyển thành nhiệt thì làm khó tụi lớp 10 quá =]]
 
S

saodo_3

Cái này ma sát là nội lực. Nội ma sát nó phải chuyển thành nhiệt năng chứ ngoài ra còn con đường nào khác đâu.

Bài này thôi để mai cho congra nó giải :D
 
C

congratulation11


2) Đặt vật m lên M trên một mặt phẳng ngang, rất nhẵn. Hệ số ma sát giữa m và M là k. Truyền cho m vận tốc v theo phương ngang. Cho gia tốc trọng trường là g. Giả sử M đủ dài, tìm vận tốc cuối cùng của hệ hai vật m và M. Độ hao hụt năng lượng của hệ hai vật này là bao nhiêu, cho rằng không có sự chuyển thành dạng năng lượng khác ngoài cơ năng.

Câu hỏi phụ: Tác dụng của lực ma sát có như một cái ống hút nước từ bể này truyền sang bể khác?

Câu chính:
Chọn hệ khảo sát {m; M}

Ban đầu, khi m được truyền vận tốc v, cơ năng của hệ là: $W=\dfrac{1}{2}mv^2$

Không có sự chuyển thành dạng năng lượng khác ngoài cơ năng... Tài!

Th1: $m\ge M$, khi đó m không trượt trên M, hai vật này luôn đứng yên so với nhau.

Vận tốc cuối của hệ là V. Không có hao hụt năng lượng.

Th2: $m<M$, khi đó m trượt được trên M.

Ván đủ dài nên sau 1 khoảng thời gian trượt trên M, m dừng lại trên M.

Khi đó hệ có vận tốc v'.

Áp dụng DLBT động lượng: $mv=(m+M)v'$

Suy ra: $v'=\dfrac{m}{m+M}v$

Năng lượng hao hụt: $\Delta W=\dfrac{1}{2}mv^2-\dfrac{1}{2}(m+M)\dfrac{m^2}{(m+M)^2}v^2=\dfrac{1}{2}mv^2(1-\dfrac{m}{m+M})$

Câu phụ: Thôi, để lại cho anh saodo_3 vậy! :p
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Cái này ma sát là nội lực. Nội ma sát nó phải chuyển thành nhiệt năng chứ ngoài ra còn con đường nào khác đâu.

Bài này thôi để mai cho congra nó giải :D

Trước đó đệ cũng suy nghĩ nhiều lắm mới dám đặt ra bài này ... Và giờ suy nghĩ kỹ lại mới phát hiện là mình đã suy nghĩ quá sâu xa và phải ... bỏ ngay cái câu bất hợp lý đó thôi ...

Huynh cũng tốt lắm, mấu chốt bài này là phân biệt nội lực và ngoại lực, vì tụi nó cứ thấy ma sát là chả chịu bảo toàn cái giống quái gì (ngoài năng lượng =]]) ... Huynh nói ra hết rồi thì tụi lớp 10 bảo toàn động lượng được ngay =]] Đệ định cho nó bí rồi nói cách giải rằng phải bảo toàn động lượng cho có chút bất ngờ =]]
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Câu chính:
Chọn hệ khảo sát {m; M}

Ban đầu, khi m được truyền vận tốc v, cơ năng của hệ là: $W=\dfrac{1}{2}mv^2$

Không có sự chuyển thành dạng năng lượng khác ngoài cơ năng... Tài!

Th1: $m\ge M$, khi đó m không trượt trên M, hai vật này luôn đứng yên so với nhau.

Vận tốc cuối của hệ là V. Không có hao hụt năng lượng.

Th2: $m<M$, khi đó m trượt được trên M.

Ván đủ dài nên sau 1 khoảng thời gian trượt trên M, m dừng lại trên M.

Khi đó hệ có vận tốc v'.

Áp dụng DLBT động lượng: $mv=(m+M)v'$

Suy ra: $v'=\dfrac{m}{m+M}v$

Năng lượng hao hụt: $\Delta W=\dfrac{1}{2}mv^2-\dfrac{1}{2}(m+M)\dfrac{m^2}{(m+M)^2}v^2=\dfrac{1}{2}mv^2(1-\dfrac{m}{m+M})$

Câu phụ: Thôi, để lại cho anh saodo_3 vậy! :p

Giải đúng rồi ;)) Và nhờ bài giải này mới phát hiện là nên bỏ cái câu bất hợp lý nhất trong đề ...

Hỏi thêm: Ma sát đứng đó đó, sao dám bảo toàn động lượng?
Và câu hỏi phụ nên tự trả lời: Ma sát chính là ống dẫn đó. Vậy nước là gì? Thùng này và thùng kia là cái gì? Đừng thấy cái khó là bỏ cho người khác chứ =.=''
 
C

congratulation11

Giải đúng rồi ;)) Và nhờ bài giải này mới phát hiện là nên bỏ cái câu bất hợp lý nhất trong đề ...

Hỏi thêm: Ma sát đứng đó đó, sao dám bảo toàn động lượng?
Và câu hỏi phụ nên tự trả lời: Ma sát chính là ống dẫn đó. Vậy nước là gì? Thùng này và thùng kia là cái gì? Đừng thấy cái khó là bỏ cho người khác chứ =.=''

Hệ kín do ma sát là nội lực. Các ngoại lực khác cân bằng ---> Bảo toàn động lượng.

Cái kia hình tượng quá!
Câu hỏi phụ: Tác dụng của lực ma sát có như một cái ống hút nước từ bể này truyền sang bể khác?

Như đã phân tích và có kết quả, lực ma sát sinh công dương và có khả năng vận chuyển vật..., nó truyền năng lượng từ vật này sang vật khác.

Vậy thì nước là năng lượng. Thùng này thùng kia là các vật khác nhau...
--------
Ngẫm lại thì thấy nó đúng hơn với Th1, còn trường hợp 2,

Nước không chỉ được truyền từ vật này sang vật khác mà 1 phần của nó ...(nói sao nhỉ, bốc hơi?)
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Hệ kín do ma sát là nội lực. Các ngoại lực khác cân bằng ---> Bảo toàn động lượng.

Cái kia hình tượng quá!


Như đã phân tích và có kết quả, lực ma sát sinh công dương và có khả năng vận chuyển vật..., nó truyền năng lượng từ vật này sang vật khác.

Vậy thì nước là năng lượng. Thùng này thùng kia là các vật khác nhau...
--------
Ngẫm lại thì thấy nó đúng hơn với Th1, còn trường hợp 2,

Nước không chỉ được truyền từ vật này sang vật khác mà 1 phần của nó ...(nói sao nhỉ, bốc hơi?)

Nói truyền năng lượng thì cũng đúng ;)) Và nếi thế thì "nước" có xảy ra quá trình "bay hơi" nữa =]] Nhưng ý chính ở đây mình muốn nói là bảo toàn động lượng, tức:
-Nước là động lượng
-Hai vật chính là hai thùng nước
-Và lực ma sát trượt là cái ống, dẫn "nước - động lượng" - từ vật m - tức thùng trên, truyền xuống cho M - thùng dưới =]]

Tự trả lời được mà, đúng không?
Ông saodo_3 già rồi, kinh nghiệm đầy người rồi thì nhờ chi nữa, tự mình giải quyết đi phải tốt hơn không ;))
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Câu 3: Đặt vật m lên M trên một mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa m và M là k1, hệ số ma sát giữa M và sàn là k2. Kéo m bằng một lực F không đổi theo phương ngang. Cho gia tốc trọng trường là g, hệ số ma sát nghĩ và trượt là như nhau. Tìm điều kiện về độ lớn của lực F để hai vật cùng chuyển động như một vật?
 
C

congratulation11

$a_m=\dfrac{F-mgk_1}{m}$
$a_M=\dfrac{mgk_1-mgk_2}{M}$

Để hai vật đứng yên trên nhau thì: $a_m\le a_M$

Khi đó: $\dfrac{F-mgk_1}{m}\le \dfrac{mgk_1-mgk_2}{M}$

Từ đó ta có đk của $F$
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

$a_m=\dfrac{F-mgk_1}{m}$
$a_M=\dfrac{mgk_1-mgk_2}{M}$

Để hai vật đứng yên trên nhau thì: $a_m\le a_M$

Khi đó: $\dfrac{F-mgk_1}{m}\le \dfrac{mgk_1-mgk_2}{M}$

Từ đó ta có đk của $F$

Ặc ... Anh cũng nghĩ em sẽ làm cách dùng gia tốc nhưng không ngờ là em tính sai cả gia tốc =.='' Phân tích lực lại lực tác dụng lên M rồi tính độ lớn đàng hoàng coi :-w Tính sai độ lớn lực ma sát rồi kìa ... Sai luôn cả cái điều kiện nữa =.=''

p/s: Ẩu quá ...

 
C

congratulation11

Ặc ... Anh cũng nghĩ em sẽ làm cách dùng gia tốc nhưng không ngờ là em tính sai cả gia tốc =.='' Phân tích lực lại lực tác dụng lên M rồi tính độ lớn đàng hoàng coi :-w Tính sai độ lớn lực ma sát rồi kìa ... Sai luôn cả cái điều kiện nữa =.=''

p/s: Ẩu quá ...


He, em đang chán mà. Chỉ là nhầm chút xíu thôi, be bét! :p

$a_m=\dfrac{F-mgk_1}{m} \\ a_M=\dfrac{mgk_1-(m+M)gk_2}{M}$

Để thoả mãn bài ra thì: $a_m \le a_M$

Nếu không sai toán thì đáp án là:

$0\le F \le m[gk_1+ \dfrac{mgk_1-(m+M)gk_2}{M}]$

Hết rồi!
 
Top Bottom