Sử 12 Xô Viết - Nghệ Tĩnh

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Trình bày những nét chính về phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô viết - Nghệ Tĩnh.
Thu Hà 1609Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
a. Phong trào trên toàn quốc
+ Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế diễn ra gay gắt và phong trào cách mạng lên cao, ngay sau khi ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo phong trào đấu tranh của công – nông trong cả nước.
+ Tháng 2 → 4-1930, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân:
- Mục tiêu đấu tranh: Đòi cải thiện đời sống, công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm; nông dân đòi giảm sưu, giảm thuế.
- Khẩu hiệu chính trị: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến!”, “Thả tù chính trị”...
+ Nhân ngày Quốc tế lao động 1/5, cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh, các cuộc đấu tranh này là bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới.
+ Trong các tháng 6, 7, 8 liên tiếp nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác trên cả nước.
b. Ở Nghệ - Tĩnh
+ Tháng 9 – 1930 phong trào dâng cao, nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
+ Những cuộc biểu tình của nông (có vũ trang tự vệ) với hàng nghìn người kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm thuế. Các cuộc đấu tranh này được công nhân Vinh - Bến Thủy hưởng ứng.
- Ngày 12 – 9 – 1930 biểu tình của 8000 nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An) với khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”. Thực dân Pháp đàn áp dã man (cho máy bay ném bom làm chết 217 người, bị thương 126 người) nhưng không ngăn được cuộc đấu tranh.
+ Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã. Nhiều lí trưởng, chánh tổng bỏ trốn.
+ Trong tình hình đó, nhiều cấp ủy Đảng ở thôn, xã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là “Xô viết”.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
 
Top Bottom