Xin ý kiến về Hóa dược!

P

phamminhnhat122

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình đang chuẩn bị thi đại học vào ngành hóa dược ĐHCT!
Nghe nói có ảnh hưởng tới sức khỏe hok bít ảnh hưởng lớn ko? Mọi người tư vấn giùm mình nhé! Nếu bạn nào có thông tin nào liên quan đến ngành này thì mong chia sẽ với mình he!;)
 
B

bont


Chào bạn, Mình có một số thông tin về ngành như sau:
Ngành Hoá dược nhằm tạo ra nguồn nhân lực trình độ đại học chuyên sâu trong lĩnh vực Hoá dược. Đây là đội ngũ nhân lực có phẩm chất chính trị tốt và ý thức phục vụ cộng đồng cao, có đạo đức và sức khoẻ tốt, có kiến thức và năng lực vững vàng về lý thuyết lẫn thực hành đáp ứng yêu cầu của việc sản xuất các loại thuốc và phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
Chương trình đào tạo ngành Hoá dược trình độ đại học nhằm trang bị cho người học kiến thức cơ bản nhằm phát triển toàn diện, kỹ năng thực hành để có khả năng đảm đương được công tác của một kỹ sư chuyên ngành Hoá dược trong việc quản lý và sản xuất chế phẩm của thuốc, có thể đáp ứng được các nhu cầu với sự phát triển của ngành và xã hội.
Các mục tiêu cụ thể:
1. Chuẩn về kiến thức
Chuẩn về kiến thức bao gồm chuẩn đầu ra cho các khối kiến thức như sau:
1.1. Về chính trị
Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng vào việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
1.2. Về ngoại ngữ
Đạt trình độ Tiếng Anh tương đương với B1 hoặc tiếng Đức/Nga/Pháp/Trung có trình độ tương ứng. Có khả năng giao tiếp thông thường và khai thác sử dụng được các tài liệu chuyên ngành.
1.3. Về tin học
Vận dụng được các kiến thức cơ bản của tin học trong soạn thảo, trình bày văn bản, tính toán và thống kê.
Có khả năng tiếp cận, sử dụng một số phần mềm thông dụng trong lĩnh vực Hoá - Dược.
Có khả năng khai thác và sử dụng được các dịch vụ cơ bản của Internet trong tìm kiếm và trao đổi thông tin.
1.4. Về chuyên môn
- Có kiến thức cơ bản về toán học, về khoa học tự nhiên, đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức nâng cao trình độ, học tập ở trình độ cao hơn, nghiên cứu giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
- Trình bày được các kiến thức của các môn cơ sở ngành Hoá như Hoá vô cơ, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Hóa lý, Sinh hóa... tạo điều kiện cho việc học tập các môn chuyên ngành.
- Sản xuất và phát triển thuốc (các phương pháp sản xuất nguyên liệu làm thuốc, xây dựng công thức, bào chế, sản xuất các dạng thuốc thông thường).
- Nắm vững các nguyên tắc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, cơ chế tác dụng và quá trình dược động học của thuốc trong cơ thể.
- Nắm vững các quy định về luật dược và những vấn đề liên quan đến đảm bảo chất lượng thuốc. Có kiến thức khoa học cơ bản, hoá dược học cơ sở và có phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, cần có kiến thức bổ trợ về một trong các lĩnh vực sau:
- Dược lâm sàng (sử dụng thuốc hợp lý).
- Đảm bảo chất lượng thuốc (đảm bảo chất lượng thuốc và các phương pháp đánh giá chất lượng dược phẩm).
- Dược liệu và dược cổ truyền (bảo tồn, khai thác, nuôi trồng, chế biến và sản xuất các thuốc có nguồn gốc dược liệu).
2. Yêu cầu về kỹ năng
2.1. Kỹ năng cứng
Trang bị cho sinh viên kỹ năng giải quyết vấn đề: tổ chức thực hiện, quản lý hệ thống thiết bị dụng cụ, hoá chất... qua các bài thí nghiệm, các đợt thực tập, luận văn tốt nghiệp. Ra trường sinh viên có thể vận dụng các kỹ năng này và làm tốt những công việc:
- Thực hiện được nghiên cứu quy trình sản xuất thuốc và chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
- Tham gia vào việc đảm bảo được chất lượng thuốc, cung ứng thuốc, một số dụng cụ y tế và mỹ phẩm.
- Chiết xuất được các thành phần hóa học trong cây thuốc và biết kiểm nghiệm các thành phần thuốc.
- Đảm bảo chất lượng thuốc (đo lường và xử lý được các số liệu trong quá trình đảm bảo chất lượng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng. Tham gia xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và thẩm định phương pháp kiểm nghiệm).
- Sử dụng tối thiểu được một ngoại ngữ để đọc, hiểu được tài liệu chuyên môn và thành thạo công nghệ thông tin để phục vụ cho quản lý, nghiên cứu khoa học.
Có thêm kỹ năng về một trong các lĩnh vực sau:
- Dược lâm sàng (phân tích được cách dùng thuốc trong một số ca lâm sàng; tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý cho nhân viên y tế và bệnh nhân; thực hiện được quy trình thông tin thuốc).
- Dược liệu và dược cổ truyền (phân biệt, chế biến, sản xuất, tư vấn và hướng dẫn sử dụng được một số dược liệu và chế phẩm có nguồn gốc dược liệu).
2.2. Kỹ năng mềm
Có khả năng giao tiếp, viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán và làm chủ tình huống.
Tổ chức và quản lý được các nguồn lực, dịch vụ cũng như môi trường làm việc.
Thiết lập kế hoạch và quản lý thời gian làm việc một cách hiệu quả.
Có khả năng tổ chức và làm việc theo nhóm.
3. Yêu cầu về thái độ
- Hiểu biết được giới hạn, hành vi và trách nhiệm về mặt đạo đức, ảnh hưởng của
hoạt động nghề nghiệp đến cộng đồng và xã hội.
Có động cơ học tập và làm việc đúng đắn, nhận thức được nhu cầu cập nhật kiến thức liên tục.
Có đạo đức nghề nghiệp, hành nghề đúng pháp luật, trung thực, khách quan. Có trách nhiệm công dân, ý thức cộng đồng.
Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.
Nhận thức rõ và có ý thức bảo vệ môi trường.
Khiêm tốn học tập vươn lên.
Coi trọng việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Đảm nhiệm các vị trí công tác trong Công ty sản xuất, kinh doanh dược phẩm, Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm - mỹ phẩm, kiểm tra giám sát chất lượng dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng, Trường Đại học, Viện nghiên cứu, Sở Y tế hoặc các cơ sở y tế khác có liên quan tới ngành hóa dược
Có khả năng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý trong các đơn vị đào tạo và nghiên cứu chuyên môn hoá dược.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Có khả năng tự học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn; duy trì, cải thiện các kỹ năng mềm.
Có khả năng tham gia các khóa đào tạo chuyên đề sau đại học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Có khả năng theo học các chương trình đào tạo để được cấp văn bằng sau đại học trong và ngoài nước.
 
N

nhockkuncm

Trời ơi!
Bạn có nhầm lẫn chăng, Đại học Cần Thơ đã ngừng tuyển sinh ngành Hóa Dược từ năm 2013 này rồi bạn à, ĐHCT chỉ tuyển sinh Hóa dược vào năm 2011, 2012 thôi. Năm 2013 này nó tuyển ngành Hóa Học thôi bạn, không còn chuyên ngành Hóa dược đâu. Năm nay chính vì rắc rối về hình thức đào tạo và chuyện...này nọ nên ĐHCT đã dẹp tiệm ngành Hóa dược để chuyển thành 1 ngành duy nhất là ngành hóa học. Mình sẽ kể chuyện này nọ cho bạn nghe vì mình đã đậu Hóa dược ĐHCT với số điểm 24 (không tính ưu tiên) năm 2012 và giờ phải bỏ trường này và học...khối A luôn đấy. Chuyện là thế này

Năm 2011 ĐHCT tuyển sinh ngành hóa học trong đó có 2 chuyên ngành là Hóa học và Hóa dược. Mỗi chuyên ngành có ĐIỂM CHUẨN RIÊNG. Hóa Dược là điểm luôn cao hơn Hóa học (Hóa dược B 19.5 > Hóa học). Chính vì nghĩ đây là trường đầu tiên đào tạo ngành Hóa dược của khu vực ĐBSCL trừ ĐHYD CT ra, nên mình quyết định thi vào. Năm 2012, khi tất cả thí sinh đậu vào ngành Hóa học nói chung với điểm chuẩn A 18, B 19.5, thì mình cứ ỷ y là sẽ vào CHUYÊN NGÀNH HÓA DƯỢC. Nhưng lạ là một điều, năm 2012 trường KHÔNG đưa ra ĐIỂM RIÊNG cho mỗi chuyên ngành, vì thế khi đậu vào, ĐHCT lại nói rằng phải ...phân chia chuyên ngành lại; vì tất cả đậu là chỉ đậu ngành Hóa học chứ chuyên ngành ....thì trường.....chưa sắp xếp. Điều này đã làm mọi học sinh và phụ huynh ..bức xúc, bực tức, nóng giận, thậm chí la hét, giận đùng đùng đòi rút hồ sơ, mắng mỏ nhà trường, hỏi đố nhà trường, phản đối ĐHCT trong bữa họp mặt những SV đậu ngành Hóa học, nguyên do là:

1/ Nói chuyên ngành hóa dược cho oai, chứ tấm bằng khi ra trường của 2 chuyên ngành hóa học và chuyên ngành hóa dược đều chỉ có 4 chữ: CỬ NHÂN HÓA HỌC , trong tấm bằng, tên chuyên ngành HÓA DƯỢC mà bạn học cũng ko xuất hiện. Như thế, cử nhân hóa học thì bạn chằng khác nào những bạn học Chuyên ngành Hóa học rồi (dù CTĐT khác nhau), vậy ra trường xin việc thế nào?

2/ Khi các HS đăng kí dự thi, cứ tưởng là đậu thì sẽ đậu vào chuyên ngành hóa dược (trong hồ sơ ĐK vậy) và năm ngoái 2 chuyên ngành có ĐIỂM TUYỂN SINH RIÊNG, do đó kể cả mình cũng nghĩ là vô thẳng Hóa dược rồi (vì nếu không có Hóa dược thì không ai chọn trường này đâu bạn)! Cuối cùng lại cho vô học gần cả tháng mới bảo sắp chuyên ngành sẽ....phân theo điểm số từ trên xuống dưới. Giả sử tất cả chọn vào Hóa dược mà không chọn Hóa học thì sẽ....lấy từ trên xuống phân nửa rồi cắt ngang. Điều này làm HS bức xúc vô cùng vì có bạn chỉ muốn Hóa dược thôi. Nhưng tình hình đăng kí vô Hóa dược gần...98%. Cuối cùng PHHS đành làm náo loạn phòng ĐT nhà trường vì không rõ ràng.

Số điểm mình 24...dĩ nhiên là vào hóa dược vì mình là cận trên của khối B. nhưng bạn mình (mới quen ở ĐHCT) đã là SV tài chính makerting, nó thi lại ĐH đậu A là 19 (nó chọn Hóa dược), cuối cùng trường sắp cho nó ngành Hóa học (vì nó cận dưới của khối A)...và nó đành...học lại ĐH cũ

Chính vì mình thấy quá lu xu bu, lộn xộn trong công tác đào tạo, bằng cấp, kể cả cơ sở vật chất của Hóa dược còn không đủ...trình độ để tiếp cận ngành này (thực tế là thầy cô trưởng bộ môn nói CTĐT thiếu nhiều môn học quá, đang xin kinh phí....) nên mình quá nản lòng, mất hết niềm tin và hy vọng, trong khi với số điểm đó, mình đã đậu...Y QG TpHcm. Y dược CT....? Mình rút hồ sơ trong nỗi khó chịu, uất ức. Và giờ là học....ĐH GTVT. Mắc cười nhỉ

Mong là qua những dòng tâm sự trên, bạ...đừng hiểu và đừng...như con thêu thân đâm đầu vào trường ĐHCT Khoa Hóa học bạn nhé. Nếu nhắm sức mình thi 18 19 điểm (A hay B) thì chọn trường trên TPHCM đi bạn. Hãy nghĩ đến chất lượng đào tạo bạn nhé. Thân. Có gì thì liên lạc với mình mình sẽ nói rõ hơn
 
T

tsukushi493

Em thích học, thích nghiên cứu về Hóa Dược thì có thể thi vào trường của khối Dược rồi em có thể đi sâu về hóa dược, khi làm khóa luận tốt nghiệp về hóa dược đc mà. Chứ đào tạo riêng hóa dược và có riêng 1 chuyên ngành về hóa dược thì e rằng kinh phí đầu tư cho nó là quá lớn nên có lẽ k có trường nào ở nước ta mở riêng ngành đó.
Hóa dược là 1 ngành rất hay, là cơ sở cho bào chế thuốc, kiểm nghiệm thuốc, tác dụng dược lý, tương tác thuốc ....
anh cũng rất thích học Hóa Dược :D.
 
C

crokiwi

Nếu đoán không lầm thì nhockkuncm, tôi có quen ông. Ông tên Nhân thì phải. Năm 2012, Ông thi vào 2 ngành 2 trường giống y tôi. Nhưng ông đã chọn ĐH GTVT biển,
 
C

cctcvn

chào

ngành này nếu tiếp xúc nhiều với hóa chất chắc cũng mệt. mà nghe nói học dược vất vả
 
C

cctcvn

gành này nếu tiếp xúc nhiều với hóa chất chắc cũng mệt. mà nghe nói học dược vất vảgành này nếu tiếp xúc nhiều với hóa chất chắc cũng mệt. mà nghe nói học dược vất vả
 
L

lingbi

đúng là ngành này tiếp xúc với hoá chất nên cũng độc hại. Mà trong các trường có ngành này thì chỉ có Bách khoa Hn là cấp = kỹ sư đúng k nhỉ? Bên khtn Hà Nội thì điểm cao hơn nhưng mà hình như chỉ cấp cử nhân.Biết thi tr nào nhi?
 
N

npnhuong

xin hoi e dau dai hoc nguyen vong 1 nhung k muon hoc nganh do e co the rut ho so de xet vao truong khac duoc k? ai co thong tin gj thi chia se cho minh may? xin cam on!
 
B

bonbell2010

mìh không bít làm thế nào nhưng sao vô lí vậy?:-@
bạn đã cố găng thi đậu nguyện vọg 1 mà lại từ bỏ hả? mìh mong bạn vân theo đuổi ước mơ của mình.cố lên nha!:)
 
V

vhk_hs

ĐH Bách Khoa Hà Nội và TpHCm đào tạo chương trình Hóa Dược là bằng Kỹ Sư, còn KHTN Hà Nội là Cử Nhân. Theo mình thì tiềm năng của ngành này rất lớn nhưng thật sự ở nước ta hiện nay thì chưa có điều kiện phát triển. Nếu so về kinh phí đào tạo cho 1 Dược sĩ ĐH thì đào tạo 1 kỹ sư Hóa Dược tốn kém hơn rất nhiều về máy móc, trang thiết bị,...
Nhiều trường ở nước ta hiện nay mở ra ngành Hóa Dược mình nghĩ giống như một "trào lưu" với kiểu quảng cáo là ngành "hot" trong khi cơ sở vật chất và chương trình giảng dạy chưa hề có.
Mình xin trích 1 bài viết của 1một anh ở BK Hà Nội nói về ngành này:O:)

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2012
Hóa Dược – câu chuyện tình của tôi
Đây là những lời em muốn nói từ trái tim, thực sự nghiêm túc với tất cả các thầy cô và tất cả những ai có trách nhiệm, tất cả những ai quan tâm đến hóa dược, liên quan đến hóa dược, và những ai đã có hóa dược là một phần trong cuộc đời
Em chào Thầy Cô!
Trên trang web: http://chemeng.hust.edu.vn/index.php/vi/bm/hoa-duoc nhiệm vụ chuyên môn của bộ môn hóa dược, viện kỹ thuật hóa học đã ghi:
- Đào tạo đội ngũ kỹ sư, học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành Công nghệ Hóa dược-Hóa chất bảo vệ thực vật có trình độ cao cho các công ty, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, quản lý về các lĩnh vực hóa dược, dược phẩm, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trong toàn quốc.
- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực hoá dược, dược phẩm và thuốc bảo vệ thực vật.
Mục đào tạo đã ghi:
- Đã đào tạo được 05 khóa kỹ sư Công nghệ Hóa dược – Hóa chất bảo vệ thực vật (mỗi khóa 22 đến 28 kỹ sư). Hiện nay giảng dạy cho các lớp sinh viên từ năm thứ hai đến năm thứ năm mỗi lớp khoảng 25-40 sinh viên.
- Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ Hóa dược và Công nghệ Hóa chất bảo vệ thực vật.
- Đã biên soạn và xuất bản bốn giáo trình về các môn học chuyên ngành, nhiều bài giảng cho các chuyên ngành đang được biên soạn.

Nhưng hóa dược hiện nay đang ở đâu?
Em có những điều muốn nói về tình hình ngành hóa dược ở Việt Nam hiện nay. Em đã tốt nghiệp và đã đi tìm việc, nhưng mọi thứ không như mong đợi và sự thật là ở Việt Nam hiện nay nhu cầu về ngành hóa dược là không có. Ở các công ty dược hiện nay chỉ có nhu cầu về ngành dược từ trung cấp dược trở lên nhưng lại không có nhu cầu về hóa dược. Người ta nói là hóa dược thì chẳng biết xếp vào vị trí nào cả, nếu có làm công nhân đóng thuốc thì làm mà cái đó chỉ cần bằng trung cấp dược. Thực tế là bằng trung cấp dược còn xin vào làm công nhân được còn bằng hóa dược thì chịu. Đó là một sự thật quá phũ phàng, bằng đại học bách khoa không bằng trung cấp, mọi người ngạc nhiên khi bách khoa có hóa dược, đó là một sự xúc phạm quá lớn mà phải suy nghĩ !
Chúng em xuất thân từ những miền quê xa xôi, vượt qua bao thiếu thốn và điều kiện khó khăn đến với bách khoa để mong sau này mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn. Chúng em không có thân thế, không giàu có chỉ có một tấm lòng muốn học tập tri thức để mong có thể đóng góp cho xã hội. Chúng em đã cố gắng học tập trong những năm tháng qua bởi mong có cuộc sống tốt đẹp hơn và chúng em không đáng, không muốn phải nhận kết cục đắng cay này. Tại sao lại như vậy, cùng là người đi học, đã cố gắng mà sao phải nhận thực tế này. Chúng em tự hỏi liệu mình đã làm sai điều gì, khi lựa chọn ngành chúng em đã chọn bằng niềm tin, tình yêu, sự trân trọng mà đến bây giờ mọi thứ như là con số không vậy, chẳng có ý nghĩa gì.
Từ lúc tốt nghiệp chúng em mong có thông tin về việc làm nhưng không có bất cứ thông tin nào. Không ai nói về cơ hội việc làm của ngành này bởi vì nó khó quá mà cứ để cho mọi thứ trôi qua trong im lặng, mạnh ai người đấy lo, như muốn giấu đi sự thật. Bộ môn nên có một buổi gặp mặt tất cả chúng em chẳng hạn như hôm nhận bằng tốt nghiệp để nói về cơ hội việc làm, nên xin vào đâu, dù khó nhưng các thầy cô cũng nên có lời động viên và có hướng giúp đỡ chúng em, nếu dễ tìm việc thì không nói làm gì. Nhưng không buổi lễ tốt nghiệp không có thầy cô nào đến, không có lời nói nào, không có một lời gợi ý, một thông tin hay hướng đi nào cả và mọi thứ cứ im lặng diễn ra như chẳng có vấn đề gì xảy ra cả. Buổi lễ tốt nghiệp đáng ra phải thật là vui vì đó là một dấu mốc đẹp của cuộc đời vậy mà nó đã trở thành một ngày thật buồn và không ai muốn nhớ đến nữa, mạnh ai người đấy lo rồi chẳng biết xin vào đâu. Để rồi tất cả mất phương hướng, không biết bắt đầu như thế nào đây.
Vào công ty dược thì không được, mà công ty, nhà máy hóa dược thì không biết có hay chưa, ở đâu, chúng em cũng không được biết. Đó thực sự là một cú sốc, một sự thật nghiệt ngã. Những thông tin này bộ môn có biết không ạ? Hay bộ môn cũng không biết. Việc làm hóa dược có không, ở đâu? Phải có ai trả lời tất cả những câu hỏi trên. Tất cả chúng em phải tìm hướng khác để có thể tồn tại ở thủ đô này, dù bất kể đó là công việc gì. Những kiến thức được học giờ chẳng để làm gì. Có bạn giờ lại phải vất vả học bằng hai, bằng ba.Vì sao? Điều này thật đáng phải suy nghĩ. Người khác một bằng đã có thể ổn rồi mà giờ đây học thêm mấy năm lấy được cái bằng hai mà không biết có làm gì được không. Mọi người thân nhìn vào mà không biết giải thích thế nào. Học hành ở bách khoa đã 5 năm mà giờ đây còn học nữa, chưa lo nổi bản thân.
Vậy chuyện gì đang xảy ra với chúng em. Chúng em cần câu trả lời, cần tất cả mọi người nhận ra vấn đề. Khi học năm thứ nhất, theo những thông tin giới thiệu ngành nghề thật là hấp dẫn: ra trường là có thể làm kỹ sư nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, quản lý ở các công ty dược, vv... mà bây giờ ra trường xin làm công nhân đóng thuốc không nổi, còn khó hơn bằng trung cấp dược, công việc hóa dược thì không có, không biết ở đâu, không ai thông báo. Mọi người đều im lặng mà không biết nhờ ai có thể giúp. Mỗi khóa hơn 40-50 người đầu vào, 20-30 người ra trường mà đến 1 việc làm cũng không có, thật khó hiểu, bao nhiêu người ra trường đã phải làm trái nghề để kiếm sống, rồi lớp lớp những khóa sau vẫn còn đang học và vẫn mỉm cười, hy vọng, rồi sau này cũng thế nào đây. Tình hình như thế này theo em thì chỉ tiêu mỗi khóa chỉ dưới 10 người sẽ còn vẫn khó. Tất cả cứ im lặng, chấp nhận, chịu đựng không nói ra thì bao giờ sự thật mới sáng tỏ. Các thầy cô cần suy nghĩ về tất cả vấn đề này, nhìn thẳng vào sự thật tình hình hiện nay, trách nhiệm này thuộc về ai.
Vậy vấn đề ở đây Hóa dược có đang đem lại những giá trị mà xã hội cần, và xã hội có cần những người học hóa dược hay không, phải thay đổi gì để xã hội chấp nhận, cơ hội việc làm, thăng tiến mù mịt? Chúng em đã mất 5 năm mà bây giờ như là không, phải làm lại từ đầu, thời gian làm sao có thể trở lại được đây. Hướng đi nào cho chúng em đây?
Bộ môn mở hóa dược ra, đào tạo hóa dược vậy thì sự quan hệ hợp tác với các công ty dược, hóa dược bây giờ như thế nào, chúng em không biết, tình hình các chương trình hóa dược đang phát triển như thế nào, cơ hội việc làm hóa dược như thế nào đây là tất cả các thông tin mà chúng em cần được biết. Bộ môn có thông tin này không, có hướng đi hay kế hoạch gì không để phát triển ngành hóa dược cũng như giúp đỡ sinh viên hóa dược để tạo điều kiện cho chúng em phát triển và cống hiến cho đất nước.
Các thầy cô cần xem lại tất cả mọi vấn đề, cần phải thay đổi chương trình đào tạo theo hướng sâu thêm về mảng dược để xã hội chấp nhận, cần hợp tác liên hệ chặt chẽ với các công ty dược, hóa dược để chúng em khi ra trường là có cơ hội, chứ không thể bỏ mặc như thế này được trong khi lại không có cơ hội việc làm và phát triển, xã hội và các công ty không biết hóa dược là gì, không biết bách khoa có hóa dược vậy thì mấy năm học qua chúng em học để làm cái gì đây ? Chúng em không thể quay ngược thời gian.
Ngành hóa dược là một ngành rất hẹp hơn so với các ngành hóa khác mà bây giờ cơ hội việc làm, phát triển là không có vậy thì những người học hóa dược như chúng em chẳng khác nào là bị dồn đến đường cùng của cuộc sống này và bắt buộc phải quay lại vạch xuất phát để chọn con đường khác. Các chương trình phát triển, nghiên cứu của hóa dược có còn ý nghĩa gì khi những con người học hóa dược ra không có chỗ đứng, bởi con người là vốn quý nhất, nếu giải thích rằng không có việc này thì hãy làm việc khác thì chẳng khác nào một trò đùa. Nếu mọi thứ vẫn như thế này và không thể thay đổi em đề nghị là nên kết thúc tại đây, còn sự nghiệp phát triển ngành hóa dược vẫn đang được các viện nghiên cứu, có rất nhiều người vẫn đang nghiên cứu, phát triển về lĩnh vực này. Chúng ta nên tập trung vào những vấn đề cần thiết hơn tránh sự lãng phí và không đem lại giá trị gì cả.
Sứ mệnh của hóa dược thật cao cả nhưng phải là khi nó mang lại những giá trị đích thực cho cuộc sống này, cho nhân loại.
Kính thư!
 
H

hoamaunguyen97

cho em hỏi , thế công nghệ thực phẩm đào tạo khối j , học ở đâu chât lượng
hay học ngành j liên quan đến hóa hay hay ko chỉ em vs
 
H

hocmai.diendan

cho em hỏi , thế công nghệ thực phẩm đào tạo khối j , học ở đâu chât lượng
hay học ngành j liên quan đến hóa hay hay ko chỉ em vs

Ngành công nghệ thực phẩm (CNTP) gồm 2 chuyên ngành: CNTP và đảm bảo chất lượng; vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Học ngành này ngoài kiến thức cơ sở và công nghệ sinh học, sinh viên còn học về quy trình, công nghệ chế biến thực phẩm...
Thí sinh dự thi theo khối B, A... tuy nhiên, năm nay, các trường có tự chủ trong việc tổ hợp khối thi, em tham khảo thông tin chi tiết ở trường em mong muốn học để xem chi tiết.

Sinh viên ra trường có thể làm việc tại các công ty, đơn vị liên quan đến chế biến lương thực thực phẩm, mua bán xuất nhập khẩu, các bộ phận VSATTP; phòng quản lý VSATTP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Y tế... Ngoài ra, sinh viên còn có thể làm việc tại các bộ phận liên quan đến việc bảo đảm chất lượng, kiểm nghiệm… của các trung tâm y tế và y tế dự phòng.
Em có thể thi vào các trường:
Phía Bắc: Nông nghiệp HN, Bách Khoa Hà Nội, Nông Lâm Thái Nguyên....
Phía Nam: ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Nông lâm TP.HCM. Bên cạnh đó, một số trường ngoài công lập cũng đào tạo ngành này với điểm chuẩn thấp hơn.
 
Top Bottom