Sử ▌XIN tài liệu HIỆP ĐỊNH PARIS ▌

S

sondong286

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bạn nào có các tài liệu nói về hiệp định Paris thì cho mình xin link nhá

nhiều nhiều với nhá (để mình photo nộp cho cô giáo, không thì điểm 0 mất)

những cái nào hay hoặc hiếm có trên các web thì càng tốt

thanks!
 
R

rayno

Mình sẽ post cho bạn 1 số thông tin nếu thiếu thì bạn bổ sung thêm nha
 
R

rayno

Hiệp định Paris là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hoà, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. Lê Đức Thọ và Henry Kissinger, hai nhân vật chủ chốt trong cuộc đàm phán, đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 1973.
 
R

rayno

(*) Quá trình đàm phán
Việc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt Nam là việc phải xảy ra khi chẳng ai dứt điểm được ai bằng quân sự. Sau sự kiện Tết Mậu Thân các bên đã ngồi vào thương lượng cho tương lai chiến tranh Việt Nam. Việc thương lượng đã diễn ra rất phức tạp vì, một mặt, các bên chưa thật sự thấy cần nhượng bộ và, mặt khác, Liên Xô và Trung Quốc muốn can thiệp vào đàm phán - đặc biệt là Trung Quốc. Nước này không muốn Bắc Việt Nam tự đàm phán mà muốn thông qua Trung Quốc giống như Hiệp định Genève năm 1954. Nhưng Bắc Việt Nam cự tuyệt dù bị áp lực bởi hai đồng minh.

Hội đàm được chọn tại Paris trải từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 1 năm 1973. Ban đầu chỉ có Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Hoa Kỳ; sau mở ra thành hội nghị bốn bên, thêm Việt Nam Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam.
(Để đi đàm phán có chính danh một chính phủ có tính tính pháp lý cao hơn trong năm 1969 phía Cộng sản cho thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam trong lòng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam).

Khi một bên đang thắng thế trên chiến trường thì đàm phán thường bế tắc và điều đó đúng với Hội nghị Paris suốt thời kỳ từ 1968 đến 1972. Các bên dùng hội nghị như diễn đàn đấu tranh chính trị. Trong suốt quá trình hội nghị các cuộc họp chính thức chỉ mở màn, tố cáo nhau, tranh luận vài điều mà không thể giải quyết được rồi kết thúc mà không đi vào thực chất. Chỉ có các cuộc tiếp xúc bí mật của Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ của Bắc Việt Nam và Tiến sĩ Henry Kissinger, cố vấn của tổng thống Hoa Kỳ, là đi vào thảo luận thực chất nhưng không đi được đến thoả hiệp.

Đến giữa năm 1972, khi Bắc Việt Nam và Hoa Kỳ đã mệt mỏi bởi chiến tranh kéo dài và thực sự muốn đi đến kết thúc, thì đàm phán mới đi vào thực chất thoả hiệp.

Lập trường ban đầu của Hoa Kỳ: quân đội Hoa Kỳ cùng các đồng minh nước ngoài rút khỏi Việt Nam phải đồng thời với việc rút quân Bắc Việt khỏi Nam Việt Nam. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có quyền tồn tại trong giải pháp hoà bình.
Lập trường ban đầu của Bắc Việt Nam: quân đội Hoa Kỳ phải rút khỏi Việt Nam, quân đội Bắc Việt Nam có quyền ở lại chiến trường miền Nam. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu không được tồn tại trong giải pháp hoà bình.
Trong đó vấn đề quy chế của quân đội Bắc Việt tại chiến trường miền Nam Việt Nam là cốt lõi, chìa khoá của mọi mâu thuẫn của các bên. Cuối năm 1972, đã quá mệt mỏi vì chiến tranh kéo dài và bị dư luận trong nước và quốc tế đòi hỏi giải quyết vấn đề hoà bình ở Việt Nam trong thời gian nhiệm kỳ tổng thống của mình như đã hứa, chính phủ Hoa Kỳ của Tổng thống Richard Nixon đã nhượng bộ trong vấn đề cốt lõi này. Về phía mình Bắc Việt Nam cũng nhượng bộ về vấn đề quyền tồn tại của chính quyền của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Dự thảo khung của thoả hiệp đạt được là: "Quân đội Mỹ và các đồng minh nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam, quân đội Bắc Việt Nam được ở lại miền Nam Việt Nam, chính quyền của Tổng thống Thiệu được quyền tồn tại trong một giải pháp hoà bình, trao trả tù binh không điều kiện trong vòng 60 ngày."
(*) Các mốc thời gian để đạt được Hiệp định Paris
Ngày 11 tháng 9 năm 1972, lần đầu tiên kể từ khi Kissinger bắt đầu hội đàm bí mật với Hà Nội vào tháng 8 năm 1969, Bắc Việt đã gợi ý rằng họ có thể sẽ chấp nhận một cuộc ngừng bắn tại Nam Việt Nam mà không cần loại bỏ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Một sự thỏa hiệp bắt đầu có vẻ khai thông.
Ngày 12 tháng 10, Kissinger và Lê Đức Thọ đi đến một bản nháp hiệp định gồm 9 điểm. Nội dung đó chưa đầy đủ nhưng nó đã tạo được một bước đột phá lớn. Dự thảo đã tách các vấn đề thuần túy quân sự khỏi các vấn đề chính trị. Nó cho phép một cuộc ngừng bắn tại chỗ, sự rút quân đội Mỹ và đồng minh nước ngoài về nước, sự trao trả tù binh Mỹ trong vòng 60 ngày, và thiết lập một qui trình mơ hồ mà qua đó người Việt Nam sau đó sẽ tự quyết định tương lai của mình. Theo nghĩa rộng, sự thỏa hiệp này cho chính quyền Việt Nam Cộng hoà của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tồn tại như một chính phủ có liên quan đến giải pháp hoà bình, cho Cộng sản và Bắc Việt nam một vị thế chính thức tại miền Nam Việt Nam, đồng thời khẳng định lập trường nguyên tắc của Hà Nội rằng Việt Nam là một quốc gia chỉ đang tạm thời bị chia cắt. Bản dự thảo này đã đáp ứng được yêu cầu của Hoa Kỳ là ra đi trong danh dự và đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của phía Bắc Việt Nam.
Ngày 13 đến 16 tháng 10, Tổng thống Richard Nixon sau khi nghiên cứu đã chấp thuận nội dung dự thảo, rồi điều Kissinger đến Sài Gòn để thuyết phục Tổng thống Thiệu.
Ngày 18 đến 23 tháng 10, Kissinger đến Sài Gòn gặp Nguyễn Văn Thiệu. Tổng thống Thiệu không tỏ thái độ mà chỉ yêu cầu làm rõ và so sánh giữa hai bản tiếng Việt và tiếng Anh. Kissinger tưởng rằng Thiệu sẽ chấp thuận, ông thông báo với Nixon như vậy. Theo tinh thần đó, ngày 21 tháng 10, Nixon gửi thông điệp cho Hà Nội khẳng định rằng dù một số vấn đề cần làm rõ, "nội dung hiệp định đã có thể được coi là hoàn chỉnh" và việc ký kết ngày 31 tháng 10 có thể khả thi. Kissinger sẽ tới Hà Nội ngày 24 để tổng kết phiên đàm phán cuối cùng dài 2 ngày, và một tuần sau sẽ ký kết chính thức tại Paris.
Ngày 23 tháng 10, tại cuộc gặp thứ năm và là cuộc gặp cuối cùng tại Sài Gòn, cuối cùng Tổng thống Thiệu đã tuyên bố chính thức các đánh giá của mình: ông phản đối kịch liệt bản dự thảo 9 điểm coi đây là hiệp định hy sinh quyền lợi của Việt nam Cộng hoà, đòi các lực lượng Bắc Việt phải rút hoàn toàn ra khỏi miền Nam Việt Nam, thiết lập vùng phi quân sự làm biên giới với miền Bắc. Ông còn coi giải pháp hội đồng hiệp thương là một hình thức chính phủ liên bang trá hình. Tổng thống Thiệu lên đài phát thanh tuyên bố bác bỏ nguyên tắc một nước Việt Nam thống nhất: "Bắc Việt Nam là Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam là Nam Việt Nam, mọi người phải chấp nhận thực tế là tồn tại hai nước Việt Nam, không bên nào được xâm lược bên nào". Nixon gửi thông điệp cho Hà Nội nói rằng do các khó khăn ở Sài Gòn, việc ký kết vào ngày 31 là không thể được và đề nghị một vòng đàm phán mới. Chuyến bay của Kissinger tới Hà Nội bị hủy bỏ.
Ngày 25 tháng 10, báo động bởi việc Nixon rút lui khỏi ký kết và bởi phản đối của Thiệu, Hà Nội công bố tóm tắt nội dung bản dự thảo và cảnh báo về các hậu quả nghiêm trọng nếu Mỹ không ký kết vào ngày 31 tháng 10. Mục đích là để ép Mỹ giữ vững giao ước ban đầu bất kể đến Thiệu. Khi tin này đến Washington D.C. vào sáng 26 tháng 10, Kissinger lên truyền hình tuyên bố "hòa bình trong tầm tay", với mục đích đảm bảo với Hà Nội và cảnh báo Sài Gòn về mong muốn nghiêm túc của Washington về một sự dàn xếp. Chỉ 6 tiếng sau, Bắc Việt Nam gửi điện đồng ý với một vòng đàm phán mới tại Paris.
Ngày 2 tháng 11, Nixon tuyên bố trên truyền hình rằng bản dự thảo còn có những phần "mập mờ" "cần làm rõ trước khi ký kết bản hiệp định cuối cùng". Ông quyết định sẽ thỏa mãn mọi ngờ vực của Thiệu về vấn đề chủ quyền, và chỉ thị Kissinger tìm kiếm một nhượng bộ về khía cạnh khu phi quân sự, và nếu đạt được điều đó thì họ sẽ ép Thiệu ký. Nếu Thiệu vẫn tiếp tục từ chối thì Mỹ sẽ ký kết hiệp ước hòa bình riêng với Hà Nội.
Ngày 20-25 tháng 11, Kissinger cuối cùng cũng quay lại Paris. Hai bên đi đến được đồng thuận về ngôn ngữ khẳng định rằng khu vực phi quân sự là đường phân chia chính trị khu vực.
Ngày 29 tháng 11, Nguyễn Phú Đức, đặc phái viên của Thiệu, bay đến Washington D.C. báo với Nixon rằng nhượng bộ của Hà Nội là không đủ. Nixon loại bỏ hầu hết các yêu cầu của Đức trong đó có cả sự rút quân Bắc Việt ra khỏi miền Nam. Nhưng Nixon vẫn chưa yên tâm về vấn đề khu phi quân sự và yêu cầu Kissinger đưa vấn đề này ra bàn lại tại Paris.
Ngày 3 tháng 12, dự đoán về một thất bại trong đàm phán và Mỹ ném bom trở lại, Hà Nội bắt đầu sơ tán trẻ em ở thủ đô về nông thôn.
Ngày 4-13 tháng 12, đàm phán tiếp tục tại Paris suôn sẻ cho đến khi phía Mỹ một lần nữa lật lại vấn đề cốt lõi: quy chế của lực lượng Bắc Việt, và nêu vấn đề khu phi quân sự. Phía Bắc Việt phản ứng bùng nổ bằng cách thu hồi các nhượng bộ từ các buổi họp trước đó và đưa ra đòi hỏi mới, trong đó có việc lật lại vấn đề cơ bản về trao trả tù binh Mỹ. Tháng 10, phía Bắc Việt đã đồng ý trao trả tù binh Mỹ vô điều kiện trong vòng 60 ngày. Nay họ muốn gắn việc trao trả tù binh với việc thả hàng ngàn tù chính trị tại Nam Việt Nam - một vấn đề mà họ đã từng đồng ý dành nó cho các thương thảo cụ thể sau này giữa các bên Việt Nam. Nixon triệu hồi Kissinger về Mỹ và ngừng đàm phán.
Ngày 14 tháng 12, Nixon gửi một tối hậu thư cho Hà Nội: trong 72 giờ đồng hồ để quay lại ký theo phương án Hoa Kỳ đề nghị, nếu không sẽ ném bom lại Bắc Việt Nam.
Ngày 18 tháng 12, Hoa Kỳ bắt đầu cho máy bay B–52 ném bom rải thảm Hà Nội, Hải Phòng và các mục tiêu khác. Đợt ném diễn ra trong 12 ngày (18 tháng 12 đến 30 tháng 12), đó là Chiến dịch Linebacker II. Không khuất phục được Hà Nội, bị thiệt hại nặng nề cho lực lượng không quân và nhất là bị dư luận quốc tế và trong nước phản đối mạnh mẽ, chính phủ Hoa Kỳ buộc phải chấm dứt ném bom quay lại đàm phán và đồng ý ký kết Hiệp định Paris theo phương án đã ký tắt hồi tháng 10 với một vài sửa đổi nhỏ có tính kỹ thuật. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa không tán thành hiệp định nhưng vì áp lực nếu không chấp nhận thì Hoa Kỳ sẽ đơn phương ký với Hà Nội và từ bỏ trách nhiệm với Việt Nam Cộng hòa nên phải chấp nhận ký.
Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 như một thắng lợi quan trọng của Bắc Việt Nam. Ngày 29 tháng 3 năm 1973 người quân nhân Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ đối với vấn đề Việt Nam. Từ nay chỉ còn quân đội Việt Nam Cộng hòa đơn độc chống lại quân Cộng sản ngày càng mạnh
 
R

rayno

(*) Nội dung chính của hiệp định và lập trường các bên
Nội dung hiệp định được chia thành chín "chương", nói về các chủ đề về cơ bản giống như trong bản dự thảo 9 điểm mà Hoa Kỳ và Việt nam Dân chủ Cộng hoà đã thống nhất với nhau vào tháng 10 năm 1972. Đó là:

Hoa Kỳ tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như được công nhận bởi hiệp định Geneva.
Đây là lập trường có tính nguyên tắc mà phía Bắc Việt Nam kiên quyết giữ vững. Phía Việt Nam Cộng Hòa coi đây là điều khoản nguy hại cho mình nên đã ra sức bác bỏ. Hoa Kỳ thuyết phục tổng thống Thiệu rằng điều khoản này chỉ có tính nguyên tắc trên lý thuyết, thực tế không trực tiếp gây nguy hại cho an ninh của Việt Nam Cộng hoà; rằng ngoài ra trong hiệp định còn có điều khoản quy định Nhân dân Miền Nam Việt Nam có quyền tự định đoạt chế độ chính trị của mình thông qua bầu cử có giám sát quốc tế, là điều khoản vô hiệu hoá được mối đe doạ của điều khoản thứ nhất này.
Năm 1973, sau khi ký chính thức hiệp định trong một chuyến đi hội đàm đến Hà Nội ông Kissinger có đến thăm Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại Hà Nội, Khi nghe cán bộ bảo tàng dịch nghĩa các câu thơ chữ Hán của bài thơ "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt trên tường nhà bảo tàng, ông Kissinger nhận xét: "Điều 1 khoản 1 của Hiệp định Paris!"[1]
Ngừng bắn trên toàn Việt Nam sẽ bắt đầu từ 27 tháng 1 năm 1973: với tất cả các đơn vị quân sự ở nguyên vị trí. Mọi tranh chấp về quyền kiểm soát lãnh thổ sẽ được giải quyết bởi uỷ ban quân sự liên hợp giữa hai lực lượng của Việt Nam Cộng hòa và Việt Cộng. Trong vòng 60 ngày, sẽ có cuộc rút lui hoàn toàn của quân đội Mỹ và đồng minh cùng các nhân viên quân sự Mỹ ra khỏi Việt Nam Cộng hòa. Các bên không được tăng cường binh lính, nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược hoặc vật liệu chiến tranh vào Nam Việt Nam, trong trường hợp để thay thế thì phải theo nguyên tắc một-đổi-một. Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục can thiệp quân sự vào "các vấn đề nội bộ" của Nam Việt Nam.
Đây là vấn đề quan trọng số một là thực chất của hiệp định nó quy định quân đội Hoa Kỳ và đồng minh phải rút hết khỏi Việt Nam chấm dứt mọi can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, trong khi đó quân đội Bắc Việt Nam tiếp tục được ở lại trên chiến trường miền Nam đây là nhượng bộ lớn nhất mà qua 4 năm đấu tranh trên chiến trường và bàn hội nghị cuối cùng Hoa Kỳ đã thoả hiệp. Đây là điều khoản mà Việt Nam Cộng hoà cương quyết bác bỏ vì thấy trước là mối hiểm hoạ nhất định nổ ra sau khi Hoa Kỳ rút hết quân. Trong chương này có điều khoản về thay đổi quân số và binh bị theo nguyên tắc một-đổi-một: đây là nhượng bộ của phía Bắc Việt Nam nhưng thực ra điều khoản này trên thực tế sẽ nhanh chóng bị vô hiệu hoá vì không có một lực lượng nào có thể kiểm chứng số lượng, trang bị của quân Bắc Việt Nam trên chiến trường và trên đường tiếp tế.
Tất cả tù binh chiến tranh của các bên sẽ được trao trả không điều kiện trong vòng 60 ngày. Các tù nhân chính trị sẽ được trả tự do sau đó theo thoả thuận chi tiết của các phía Việt Nam.
Điều khoản trao trả tù binh không điều kiện trong vòng 60 ngày có tầm quan trọng rất lớn và cực kỳ nhạy cảm đối với chính phủ của Tổng thống Nixon. Uy tín chính quyền Nixon trong con mắt người dân Mỹ phụ thuộc lớn vào việc có nhanh chóng đưa được các tù binh Mỹ về nước như đã hứa khi bầu cử tổng thống hay không và điều rất quan trọng nữa là điều này tạo ra được ấn tượng tâm lý "ra đi trong danh dự". Việc giải phóng tù binh không điều kiện, còn tù nhân dân sự sẽ được giải quyết sau phản ánh nguyên tắc của phía Hoa Kỳ là tách các vấn đề thuần tuý quân sự ra khỏi các vấn đề rất phức tạp về chính trị. Chính vì vấn đề tù binh Mỹ quá quan trọng với chính quyền của Tổng thống Nixon nên đây cũng là một lý do giải thích cho phản ứng rất dữ dội của Nixon bằng chiến dịch Linebacker II khi phía Bắc Việt Nam đặt lại vấn đề phóng thích tù binh phải gắn liền với vấn đề tù chính trị.
Miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Các bên tạo điều kiện cho dân chúng sinh sống đi lại tự do giữa hai vùng. Nhân dân Nam Việt Nam sẽ quyết định tương lai chính trị của mình qua "tổng tuyển cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế".
Điều khoản này phản ánh thực tế hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Phía Mỹ yêu cầu phải có điều khoản bảo đảm cho quyền của nhân dân miền Nam quyết định tương lai chính trị của mình thông qua bầu cử tự do dân chủ dưới sự giám sát quốc tế là để ngăn ngừa về mặt pháp lý sự thôn tính bằng vũ lực của Bắc Việt Nam đối với Nam Việt Nam. Đối với yêu cầu này Bắc Việt Nam không có phản đối gì đặc biệt.
Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa bình.
Chương này khẳng định ranh giới và khu phi quân sự tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời theo như quy định tại Hiệp định Genève. Hai bên Việt Nam sau này tiến hành đàm phán để đi đến thống nhất Việt Nam... cụ thể vấn đề thống nhất chỉ mang tính nguyên tắc không có cơ chế thi hành: các biện pháp đó là gì, tiến hành như thế nào thì hiệp định chưa xem xét đến.
Để giám sát việc thực hiện hiệp định, một uỷ ban kiểm soát và giám sát quốc tế và phái đoàn quân sự liên hợp bốn bên (gồm Bắc Việt, Hoa Kỳ, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà) sẽ được thành lập.
Cơ chế giám sát thi hành này trong thực tế không có hiệu lực gì đáng kể.
Lào và Campuchia giữ vị trí trung lập và tự chủ, không cho nước ngoài được phép giữ các căn cứ quân sự trong lãnh thổ của hai nước này.
Đây là trói buộc của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đối với các căn cứ và tuyến vận chuyển của Bắc Việt Nam và cộng sản miền Nam trên đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào và Campuchia. Đây là một nhượng bộ của phía cộng sản nhưng trên thực tế thì phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa không có cách gì để bắt buộc đối phương thi hành điều khoản này một phần vì ngay tại các nước này cũng đang nội chiến không có một chính quyền trung ương mạnh.
Hoa Kỳ có nghĩa vụ sẽ giúp đỡ việc tái thiết sau chiến tranh, đặc biệt là ở Bắc Việt Nam và trên toàn Đông Dương, để hàn gắn các thiệt hại do chiến tranh.
Điều khoản tái thiết sau chiến tranh sau này không được thi hành. Sau này trong thập niên 1990 khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước thì một yêu cầu của phía Hoa Kỳ là Việt Nam phải chấm dứt đòi hỏi Hoa Kỳ nghĩa vụ tái thiết sau chiến tranh mà như hiệp định đã quy định.
Tất cả các bên đồng ý thi hành hiệp định. Và hiệp định được sự bảo trợ của quốc tế thông qua việc các quốc gia ký nghị định thư quốc tế về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt nam.
Điều khoản cuối của hiệp định và cũng không có điều khoản cưỡng chế: hiệp định không đưa ra được biện pháp và lực lượng cưỡng chế nếu một bên vi phạm hiệp định.
 
R

rayno

(*) Vai trò và kết quả
Hiệp định Paris là hiệp định được Bắc Việt Nam và Hoa Kỳ soạn thảo để đảm bảo cho việc Hoa Kỳ ra khỏi chiến tranh. Đối với Hoa Kỳ đây là cách họ ra khỏi cuộc chiến mệt mỏi này một cách chính đáng. Đối với Bắc Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng thì hiệp định này là bước thứ nhất trong hai bước để đi đến thắng lợi cuối cùng. Đối với Việt Nam Cộng hoà thì hiệp định này là một tai ương lớn đối với chính thể của họ và đặt sự tồn tại của Việt Nam Cộng hoà trước một nguy hiểm trong một tương lai gần.

Để trấn an Việt Nam Cộng hoà, Tổng thống Nixon đã hứa riêng bằng lời với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là trong trường hợp Bắc Việt Nam phát động chiến tranh tiêu diệt Việt Nam Cộng Hòa thì Hoa Kỳ sẽ phản ứng bằng cách thích hợp để bảo đảm an ninh cho Việt Nam Cộng hòa. Tất nhiên lời hứa này sẽ không có giá trị thực tế vì sau đó Quốc hội Hoa Kỳ đã ra nghị quyết không cho phép đưa lực lượng vũ trang trở lại Đông Dương mà không được phép của Quốc hội và quy định khuôn khổ viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa. Với các áp đặt như vậy thì dù không có sự kiện Watergate, dù Tổng thống Nixon có tại vị thì cũng không thể giữ lời hứa một cách hữu hiệu được. Đối với người Mỹ họ thực sự muốn đóng lại cuộc chiến, quên nó đi và mở sang một trang sử mới.

Chính vì vậy trong hiệp định có những điều khoản có vẻ là nhượng bộ của Bắc Việt Nam nhưng chẳng có ai có thể kiểm chứng và cưỡng chế được; ví dụ điều khoản quy định quân đội Bắc Việt Nam được quyền thay quân và trang bị vũ khí theo nguyên tắc một-đổi-một. Số quân Bắc Việt trên chiến trường lúc đó, số quân của họ trên đường mòn Hồ Chí Minh, số vũ khí họ mang vào và mang ra là những dữ liệu không thể kiểm chứng được. Còn vũ khí Mỹ vào Việt Nam qua các cảng và cầu hàng không thì dễ dàng được quản lý. Tương tự, điều khoản về ngăn cấm các bên lập căn cứ quân sự trên đất Lào và Campuchia trung lập là nhượng bộ của Bắc Việt Nam nhưng phía đối phương không thể có biện pháp áp chế hữu hiệu gì. Điều khoản uỷ ban kiểm soát và giám sát quốc tế cũng chỉ là hình thức vì quyền lực của uỷ ban này không có đủ để can thiệp gì vào các tiến trình sự việc. Các điều khoản về quy chế chính trị như thành lập chính phủ hoà hợp dân tộc tiến tới thống nhất cũng không có cơ chế thi hành mà chỉ là ý tưởng đẹp...

Nói chung hiệp định này chỉ được thi hành nghiêm chỉnh ở những điều khoản rút quân Mỹ (cùng các đồng minh khác) và trao trả tù binh Mỹ mà thôi. Hoa Kỳ thực sự muốn rút khỏi cuộc chiến và miền Bắc sẵn sàng tạo điều kiện cho việc đó.

Sau khi quân đội Hoa Kỳ rút hết vào cuối tháng 3 năm 1973, Bắc Việt Nam và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chuẩn bị cho việc đánh dứt điểm chính quyền Việt Nam Cộng hoà, còn Việt Nam Cộng Hòa cố gắng xoay trở chống đỡ chẳng kể gì đến hiệp định. Vai trò của Hiệp định Paris, trên thực tế, đến đây là đã hết.
 
R

rayno

(*) Các nhân vật đại diện
Henry Cabot Lodge, Jr. dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ
William P. Rogers bộ trưởng bộ ngoại giao Hoa Kỳ
Trần Văn Lắm, phía Việt Nam Cộng hoà
Nguyễn Duy Trinh, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Nguyễn Thị Bình, phía Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam
(*) Các nhân vật khác
Lê Đức Thọ
Henry Kissinger
 
M

maiphutho

Lịch sử 12- Đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ

Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ và Hiệp định Pa-ri? Từ Hiệp định sơ bộ đến hiệp định Pa-ri ta đã từng bước đạt được những thắng lợi trên mặt trận ngoại giao như thế nào?
Các bạn cho ý kiến về vấn đề này nhé!
 
H

hamj

Hiệp định Giơ_ne_vơ:
Hiệp định Genève 1954 là hiệp định để khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Hiệp ước bãi bỏ quyền cai trị của người Pháp trên bán đảo Đông Dương, công nhận nền độc lập của các quốc gia bản xứ, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.

Nguyên ủy, Hội nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 để bàn về vấn đề khôi phục hoà bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Do vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả nên từ ngày 8 tháng 5 vấn đề Đông Dương được đưa ra thảo luận.
Thành phần tham dự

* Phái đoàn Anh, do Anthony Eden làm trưởng đoàn.
* Phái đoàn Mỹ, do Bedell Smith làm trưởng đoàn.
* Phái đoàn Liên Xô, do Viacheslav Molotov làm trưởng đoàn.
* Phái đoàn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, do Chu Ân Lai làm trưởng đoàn.
* Phái đoàn Pháp, do Georges Bidault làm trưởng đoàn.
* Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn.
* Phái đoàn Quốc gia Việt Nam, do Nguyễn Quốc Định làm trưởng đoàn sau Trần Văn Đỗ thay thế.
* Phái đoàn Lào, do Phumi Sananikone làm trưởng đoàn.
* Phái đoàn Campuchia, do Tep Than, làm trưởng đoàn.

Hai đồng chủ tịch Hội nghị là Liên Xô và Anh.
Lập trường 8 điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

1. Pháp công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.
2. Ký một hiệp định về việc rút quân đội nước ngoài ra khỏi 3 nước trong thời hạn do các bên tham chiến ấn định. Trước khi rút quân, đạt thỏa thuận về nơi đóng quân của lực lượng Pháp hay Việt Nam trong một số khu vực hạn chế.
3. Tổ chức tổng tuyển cử tự do trong 3 nước nhằm thành lập chính phủ duy nhất cho mỗi nước.
4. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố ý định xem xét việc tự nguyện gia nhập Liên hiệp Pháp và những điều kiện của việc gia nhập đó.
5. 3 nước thừa nhận các quyền lợi kinh tế, văn hóa của Pháp tại mỗi nước. Sau khi chính phủ duy nhất được thành lập, các quan hệ kinh tế và văn hóa được giải quyết theo đúng các nguyên tắc bình đẳng và củng cố.
6. Hai bên cam kết không truy tố những người hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh.
7. Trao đổi tù binh và dân thường bị bắt trong chiến tranh
8. Các biện pháp nói trên sẽ được thực hiện sau khi đình chỉ chiến sự.
Kết quả của Hiệp định

* Quân đội Nhân dân Việt Nam, lực lượng vừa giành được thắng lợi quan trọng trên chiến trường, tập kết về miền Bắc.

* Lực lượng Quốc gia Việt Nam, trong đó có những người mong muốn độc lập cho Việt Nam nhưng bác bỏ lý luận đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản của những người Cộng sản, theo quân đội Pháp tập kết về miền Nam. Trên 1 triệu người dân từ miền Bắc đã di cư vào Nam (trong đó có khoảng 800.000 người Công giáo, chiếm khoảng 2/3 số người Công giáo ở miền Bắc), và 140.000 người từ miền Nam tập kết ra Bắc[4].

Những người Công giáo Việt Nam năm 1954 ở miền Bắc

* Quân đội Pháp dần dần rút khỏi miền Nam và trao quyền lực cho chính quyền Quốc gia Việt Nam. Chính quyền này từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do với lý do mà Tổng thống Ngô Đình Diệm đưa ra là: không thể có bầu cử tự do với những người cộng sản[5]. Cuộc tổng tuyển cử tự do cho việc thống nhất Việt Nam đã không bao giờ được tổ chức.
Hiệp đinh Pari:
Hiệp Định Paris là hiệp định chấm dứt Chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hoà, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. Lê Đức Thọ và Henry Kissinger, hai nhân vật chủ yếu trong cuộc đàm phán, đã được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1973.
ội dung hiệp định được chia thành chín "chương", nói về các chủ đề về cơ bản giống như trong bản dự thảo 9 điểm mà Hoa Kỳ và Việt nam Dân chủ Cộng hoà đã thống nhất với nhau vào tháng 10 năm 1972. Đó là [3]:
Phía Hoa Kỳ ký kết Hiệp Định Paris

1. Hoa Kỳ tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như được công nhận bởi hiệp định Geneva
2.Ngừng bắn trên toàn Việt Nam sẽ bắt đầu từ 27 tháng 1 năm 1973: với tất cả các đơn vị quân sự ở nguyên vị trí. Mọi tranh chấp về quyền kiểm soát lãnh thổ sẽ được giải quyết bởi uỷ ban quân sự liên hợp giữa hai lực lượng của Việt Nam Cộng hòa và Việt Cộng. Trong vòng 60 ngày, sẽ có cuộc rút lui hoàn toàn của quân đội Mỹ và đồng minh cùng các nhân viên quân sự Mỹ ra khỏi Việt Nam Cộng hòa. Các bên không được tăng cường binh lính, nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược hoặc vật liệu chiến tranh vào Nam Việt Nam, trong trường hợp để thay thế thì phải theo nguyên tắc một-đổi-một. Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục can thiệp quân sự vào "các vấn đề nội bộ" của Nam Việt Nam.
Vai trò và kết quả

Hiệp định Paris là hiệp định được Bắc Việt Nam và Hoa Kỳ soạn thảo để đảm bảo cho việc Hoa Kỳ ra khỏi chiến tranh. Đối với Hoa Kỳ đây là cách họ ra khỏi cuộc chiến mệt mỏi này một cách chính đáng. Đối với Bắc Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng thì hiệp định này là bước thứ nhất trong hai bước để đi đến thắng lợi cuối cùng. Đối với Việt Nam Cộng hoà thì hiệp định này là một tai ương lớn đối với chính thể của họ và đặt sự tồn tại của Việt Nam Cộng hoà trước một nguy hiểm trong một tương lai gần.

Đây là tài kiệu tham khảo thôi mong bnaj chắt lọc được ý chính và làm bài mình cho tôt!!! Goodluck:D
 
M

maiphutho

Mình mong các bạn lập được bảng so sánh điểm khác nhau căn bản giữa hai hiệp định này.
Những kiến thức bạn đưa ra rất hay nhưng đúng như bạn nói đó là các kiến thức để tham khảo và chắt lọc.
Nếu như hiểu kĩ về hai văn bản này mới có thể so sánh được.
Để phân tích chúng ta nên dựa vào hoàn cảnh, tương quan so sánh giữa các bên tham dự hội nghị, xu thế quốc tế, kết quả văn bản, những thành công và hạn chế của các bản hiệp định.
Việc phân tích những điểm đó sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống PHáp và Mĩ và hiểu được lịch sử Việt Nam những năm sau đó.
Còn về nội dung thứ 2: Chúng ta nên dựa trên những nội dung của các bản Hiệp định, tạm ước từ năm 1946 đến năm 1973 để thấy được bước phát triển của cuộc đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Nếu như nhìn lại một cách tổng thể các thắng lợi mà ta đã đạt được trên bàn hội nghị có sự phát triển.
Mong các bạn cho ý kiến nhiều hơn về vấn đề này.
Chúc thành công!
 
T

thanhthuytu

Hiệp định Genève
Hiệp định này là một Hội nghị, được khai mạc ngày 26-04-1964 để bàn về vấn đề khôi phục hoà bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Do vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả nên từ ngày 8 tháng 5 vấn đề Đông Dương được đưa ra thảo luận. Đồng thời cũng để khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Hiệp ước bãi bỏ quyền cai trị của người Pháp trên bán đảo Đông Dương, công nhận nền độc lập của các quốc gia bản xứ, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.

Gồm các phái đoàn Anh, Mỹ, Liên Xô, CHND Trung Hoa, Việt Nam, Lào, Campuchia. Chủ tịch là nước Liên Xô và Anh.

Lập Trường 8 điểm của Việt Nam là được Pháp công nhận, độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ; đình chỉ chiến sự; trao đổi tù bi và dân thường bị bắt trong chiến tranh; không truy tố những ai hợp tác với đối phương; quan hệ kinh tế và văn hóa được giải quyết theo đúng các nguyên tắc bình đẳng và củng cố; tự nguyện gia nhập Liên Hiệp Pháp và tổng tuyển cử tự do.
 
N

ngocthinhdan

Điểm chung lớn nhất giữa hai hiệp định là: Mục tiêu phía Việt Nam đưa ra khá giống nhau, đó là mục tiêu về chính trị và mục tiêu về quân sự. Tuy nhiên, kết quả đạt được ở mỗi hiệp định lại khác nhau, khẳng định hiệp định Paris 1973 có bước tiến lớn so với hiệp định Geneve 1954, khẳng định sự trưởng thành qua từng giai đoạn của ngành ngoại giao Việt Nam.

Trước hết, cả hai hiệp định đều quy định về cả hai vấn đề lớn là quân sự và chính trị. Đây là thành công của ngoại giao Việt Nam khi buộc hai nước lớn không chỉ coi đây là những hiệp định về nhằm đình chiến, rút quân mà còn nhằm giải quyết những vấn đề sau khi chiến tranh kết thúc. Mặc dù những điều khoản về mặt chính trị có thể không được thực thi nghiêm túc như những điều khoản về quân sự nhưng đó là những cơ sở pháp lí quan trọng cho cuộc đấu tranh của Việt Nam, nhất là giúp Việt Nam nhận được sự ủng hộ của dư luận thế giới.

Về mặt quân sự, kết quả mà Việt Nam giành được đầu tiên ở hai hiệp định là lập lại hòa bình, ngừng bắn ngay lập tức trên toàn bộ lãnh thổ. Tuy nhiên, giá trị của hòa bình ở mỗi hiệp định lại khác nhau khá lớn. Với hiệp định Geneve 1954, hòa bình có giá trị cực kì to lớn và có thể nói là mục tiêu quan trọng nhất mà Việt Nam đạt được lúc đó. Có những ý kiến cho rằng: Tại sao sau chiến thắng Điện Biên Phủ khiến Pháp tiêu hao một lực lượng lớn quân tinh nhuệ, mất một vị trí chiến lược quan trọng và làm suy giảm nghiêm trọng tinh thần chiến đấu của quân đội Pháp, Việt Nam không tiếp tục tấn công để giành thằng lợi hoàn toàn mà không cần ngồi vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, luồng ý kiến này đã thể hiện thái độ chủ quan, “ngủ quên trong chiến thắng”. Với tình hình thực tế lúc đó, việc ngừng bắn và có hòa bình là vấn đề hết sức cần thiết. Nguyên nhân có cả ở yếu tổ khách quan lẫn chủ quan.

Về mặt chủ quan, nhìn lại hoàn cảnh nước ta ngay sau 9 năm kháng chiến chống Pháp, có thể nói Việt Nam đã hết sức mệt mỏi, mọi nguồn lực đều cạn kiệt. Lực lượng của quân Việt Nam và quân Pháp lại bố trí rải rác chứ không tập trung, nếu tiếp tục tấn công sẽ hết sức bất lợi vì phải dàn đều lực lượng ra các chiến trường. Nhất là khi Pháp vẫn còn chiếm những vị trí hết sức quan trọng như Hà Nội, Hải Phòng, đường số 5….

Về mặt khách quan, Việt Nam phải tính đến các khả năng về tình hình quốc tế có cho phép Việt Nam tiếp tục tấn công hay không. Mối lo ngại lớn nhất đến từ khả năng Mĩ sẽ trực tiếp nhảy vào cuộc chiến. Bên cạnh đó, Việt Nam phải tính đến khả năng nếu tiếp tục tấn công, Việt Nam sẽ không nhận được sự ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc như trước nữa vì lúc đó cả hai nước này đều muốn Việt Nam giải quyết chiến tranh trên bàn đám phán. Nếu điều đó xảy ra thì cuộc chiến chống Pháp của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có thể làm xoay chuyển cục diện cuộc chiến. Như vậy, với việc Việt Nam tấn công tiếp sẽ gặp rất nhiều bất lợi thì trong hoàn cảnh đó, hòa bình có được từ Hiệp định Geneve càng có giá trị lớn hơn. Hòa bình lúc này sẽ cho Việt Nam cơ hội nghỉ ngơi, tái thiết đất nước và chuẩn bị cho khả năng Mĩ tham chiến.

Ở hiệp định Paris 1973, hòa bình không phải là mục tiêu hàng đầu lúc đó với Việt Nam vì chắc chắn những nhà lãnh đạo Việt Nam đã tính toán được khả năng chiến tranh sẽ phải tiếp tục diễn ra để đạt được mục tiêu quan trọng cuối cùng là thống nhất đất nước. Nguyên nhân là thái độ hiếu chiến và chống cộng cản đến cùng của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và vì Mĩ, với “kiêu ngạo nước lớn” sẽ không nhanh chóng bỏ rơi đồng minh của họ, nhất là khi đồng minh đó lại do chính họ dựng nên. Tuy nhiên, giá trị của hòa bình lúc này là ở chỗ tránh Mĩ và Việt Nam Cộng Hòa leo thang chiến tranh, khiến cho nhiều người Việt Nam hơn nữa thiệt mạng trong cuộc chiến giống như cách Mĩ cho máy bay ném bom miền Bắc Việt Nam để gây áp lực lên Việt Nam trên bàn đàm phán vào tháng 12 năm 1972.

Thứ hai, cả hai hiệp định đều quy định về việc rút quân đội, định đường ranh giới tạm thời ở vĩ tuyến 17 nhưng giá trị mà hai hiệp định mang đến cho Việt Nam lại gần như đối lập nhau. Ở hiệp định Geneve 1954, đây là một thất bại của Việt Nam khi những điều khoản trong hiệp định không phản ánh đúng tương quan lực lượng trên chiến trường. Ban đầu, khi bước vào bàn đàm phán, quan điểm của Việt Nam là phân chia tạm thời đất nước ở vĩ tuyến 13 rồi chuyển dần đến vĩ tuyến 16 để giữ được những thành phố quan trọng là Huế và Đà Nẵng và đường 9, con đường duy nhất từ Lào ra biển. Khi phải phân chia đất nước ở vĩ tuyến 17, mặc dù nội dung hiệp định khẳng định vĩ tuyến này chỉ là đường ranh giới quân sự tạm thời chứ không phải đường biên giới chính trị hay đất đai nhưng chính đường ranh giới này đã khiến cho Việt Nam bị chia cắt một cách lâu dài và không thể thống nhất bằng con đường hòa bình. Còn quy định việc rút quân của quân đội Pháp đồng thời với việc quân đội Việt Nam phải rút quân, khiến cho Việt Nam mất đi những địa điểm chiến lược mà đã phải mất nhiều thời gian và xương máu mới có được. Điều này làm cho Việt Nam gặp rất nhiều bất lợi trong cuộc chiến tranh tiếp theo với Mĩ.

Hiệp định Paris 1973 tiếp tục sử dụng đường ranh giới đã có từ hiệp định Geneve 1954 nhưng đây lại không phải là một thất bại của Việt Nam. Bởi vì đó như là một mốc đỏ để không cho phép quân đội Việt Nam Cộng Hòa vượt qua. Ngoài ra, vĩ tuyến 17 còn để nhắc lại đó chỉ là đường ranh giới quân sự tạm thời chứ không phải là đường biên giới chính thức giữa hai quốc gia để làm cơ sở cho việc đấu tranh thống nhất đất nước.

Về mặt chính trị, những kết quả mà Việt Nam giành được ở hai hiệp định Geneve 1954 và Paris 1973 là.

Thứ nhất, ở hai hiệp định này, Mĩ và Pháp đều phải tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, thậm chí những điều này còn được ghi ở những chương đầu tiên của hai hiệp định để nhấn mạnh ý nghĩa của điều này. Mặc dù đây là những quyền cơ bản nhất của mọi quốc gia trên thế giới và đã được ghi vào Hiến chương Liên Hợp Quốc nhưng việc Việt Nam buộc hai nước lớn phải từ bỏ “ngạo mạn nước lớn” của họ, công nhận độc lập, chủ quyền một nước nhỏ như Việt Nam thì vị thế của Việt Nam trên thế giới đã được nâng cao hơn. Ngoài ra, khi các nước lớn này công nhận độc lập của Việt Nam thì cũng có nghĩa là các nước khác cũng sẽ phải công nhận độc lập của Việt Nam. Điều này có thể thấy rất rõ khi sau khi kí hiệp định Geneve 1954, rất nhiều nước đã phản đối Mĩ tấn công Việt Nam vì đã tấn công một nước độc lập, có chủ quyền.

Ở hiệp định Geneve 1954, việc Pháp chấp nhận công nhận độc lập chủ quyền của Việt Nam là một thắng lợi lớn của ngoại giao Việt Nam, nhất là khi so sánh với Hiệp định Sơ bộ 6/3/1954, khi Pháp không công nhận độc lập của Việt Nam mà chỉ coi Việt Nam là một nước tự do trong khối Liên Hiệp Pháp. Giá trị của độc lập ở hiệp định Geneve 1954 là kể từ năm 1858, khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, đây là lần đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam không có sự hiện diện của quân đội nước ngoài. Người Việt Nam có quyền tự quyết định đường lối, chính sách trên lãnh thổ của mình mà không phải tuân theo sự cai trị của một quốc gia khác. Còn hiệp định Paris 1973 ghi rõ: Hoa Kỳ tôn trọng độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như được công nhận bởi hiệp định Geneve . Tuy nhiên, vượt lên trên thắng lợi ở hiệp định Geneve, điều này không chỉ buộc Mĩ phải rút hết quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của người Việt Nam mà còn yếu tố quan trọng về mặt pháp lí để buộc Mĩ không được phép đưa quân quay trở lại Việt Nam, điều mà chắc chắn sẽ khiến cho cuộc chiến tranh kéo dài và phức tạp gấp nhiều lần. Thậm chí, trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Mĩ tháng 6 năm 2008, tổng thống Mĩ G.W. Bush đã phải nhắc lại quan điểm này của Mĩ . Việc đó đã đủ để nói lên ý nghĩa thắng lợi của điều Việt Nam giành được trong hoàn cảnh đó.

Thứ hai, cả hai hiệp định đều có những điều khoản quy định về việc thống nhất Việt Nam bằng con đường hòa bình thông qua tổng tuyển cử. Hiệp định Geneve 1954 ghi rõ sau 2 năm từ ngày kí hiệp định thì Việt Nam sẽ phải được thống nhất bằng con đường tổng tuyển cử. Mặc dù khi hiệp định mới được kí kết, đây có vẻ như là một thuận lợi với Việt Nam khi không cần đổ máu thì vẫn có thể thống nhất đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế, những kết quả hòa bình trên giấy tờ đã nhanh chóng bị bóp méo và trở nên vô hiệu lực và có thể nói đây là một thất bại với Việt Nam. Một mặt, khoảng thời gian 2 năm là đủ để một chính quyền được xây dựng hoàn chỉnh ở miền Nam, gây khó khăn cho việc thống nhất đất nước. Mặc khác, việc này đã tạo nên tâm lí chủ quan, không cần đấu tranh nhiều cũng thống nhất được đất nước. Còn ở hiệp định Paris 1973, Việt Nam đã rút kinh nghiệm từ hiệp định Geneve 1954 khi không định ra thời hạn cụ thể cho việc Tổng tuyển cử. Việc có ghi điều khoản tổng tuyển cử giúp Việt Nam có cơ sở đấu tranh cho việc thống nhất đất nước, thể hiện việc mong muốn hòa bình của nhân dân Việt Nam và qua đó tăng tính chính nghĩa cho cuộc đấu tranh của Việt Nam. Còn việc không ghi thời hạn cụ thể vừa giúp Việt Nam không bị ràng buộc vào một khoảng thời gian cố định, có thể gây tâm lí chủ quan rằng chắc chắn Hiệp định sẽ được thực hiện giống như sau hiệp định Geneve 1954.

Ngoài ra, về giải pháp chính trị, ở hiệp định Paris còn có một điểm về việc trung lập hóa miền Nam Việt Nam, điều chưa từng được nhắc đến trong hiệp định Geneve 1954. Đây là yếu tố cơ bản để Việt Nam tiếp tục đấu tranh về mặt chính trị, ngoại giao với Việt Nam Cộng Hòa. Hiệp định đã hợp thức hóa sự tồn tại của chính phủ Cách mạng miền Nam Việt Nam để thể hiện với thế giới rằng: vấn đề miền Nam Việt Nam là do người miền Nam Việt Nam tự giải quyết chứ không phải miền Bắc “đưa quân xâm lược miền Nam” như chính quyền Việt Nam Cộng Hòa từng tuyên bố. Điều này cũng đã khiến cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam Việt Nam được hợp pháp hóa chứ không phải dưới dạng “khủng bố” như cách nhìn của chính quyền Mĩ và đồng minh trước đây.
2. Chính sách đối ngoại giành thắng lợi từng bước thể hiện qua hiệp định Geneve 1954 và hiệp định Paris 1973.

Thứ nhất, hiệp định Paris được xây dựng giống như khuôn mẫu và cách thức tiếp cận giống như những kết quả mà Việt Nam đã giành được từ hiệp định Geneve 1954. Hầu hết những điều khoản chính của hiệp định Paris đều có nội dung gần giống hoặc dựa trên những điều khoản của hiệp định Geneve 1954
Thứ hai, khi xây dựng hiệp định Paris, Việt Nam đã rút kinh nghiệm từ những điểm còn hạn chế của hiệp định Geneve 1954. Đó là Việt Nam đã hạn chế được tư duy chủ quan về việc có thể thống nhất đất nước dễ dàng bằng con đường hòa bình. Nếu như ở hiệp định Geneve 1954, các điều khoản như điều khoản quy định về việc rút quân, định đường ranh giới quân sự tạm thời, tổ chức tổng tuyển cử sau 2 năm… cho thấy Việt Nam đã không chuẩn bị cho khả năng cuộc chiến tranh tiếp theo sẽ diễn ra. Còn ở hiệp định Paris, Việt Nam đã chuẩn bị cho khả năng sẽ phải tiếp tục chiến đấu khi giành được kết quả là buộc quân Mĩ phải rút nhưng quân đội miền Bắc không phải rút khỏi miền Nam.

Cuối cùng, quan trọng nhất, thành công của hiệp định Paris còn đến từ việc Việt Nam đã rút được bài học lớn từ hiệp định Geneve 1954 về việc xây dựng ngoại giao độc lập tự chủ. Những hạn chế lớn từ kết quả Việt Nam có được tại hiệp định Geneve 1954 phần lớn là do Việt Nam đã không thể đàm phán một cách chủ động với đối phương mà chịu áp lực lớn từ các nước Cộng Sản đồng minh. Hội nghị Geneve năm 1954 bàn về vấn đề Đông Dương diễn ra khi tình hình thế giới có nhiều vấn đề không thuận lợi với Việt Nam. Nổi bật nhất là việc Chiến tranh lạnh đã vào giai đoạn hòa dịu, các nước lớn muốn sử dụng việc giải quyết vấn đề kết thúc chiến tranh ở Đông Dương để dàn xếp với nhau.
 
Top Bottom