- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


Xin lỗi các bạn, tôi không có ý viết bài này hay có ý tranh luận. Nhưng gần đây rất nhiều bài viết "ca ngợi" người Hà Nội gốc.
Trước hết chúng ta bàn về "thế nào là gốc". Theo lịch sử vùng đất Hà Nội cách đây 2 vạn năm đã có người ở và theo dòng thời gian vùng đất này dần dần hình thành như ngày hôm nay.
Năm 1009 Sau khi lên ngôi tại Hoa Lư, năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô về Đại La. Tức HN ngày nay Gọi là Thăng Long
Ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội. Thành phố Hà Nội lúc này có diện tích nhỏ bao gồm 2 huyện Thọ Xương và huyện Vĩnh Thuận thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội, Phạm vi thành phố bó hẹp nằm trong khu vực thành Đại La
Năm 1921, toàn thành phố có khoảng 100.000 dân bản
Năm 1954 thành phố gồm 4 quận nội thành với 34 khu phố, 37.000 dân, không kể ngoại thành.
Có nghĩa là HN xưa rất nhỏ khu vực Ga Hàng Cỏ (Gà Hà Nội) còn là ngoại thành với nhiều bãi đất bỏ hoang. Nơi mua bán cỏ cho ngựa ăn. Hay tên phố Cầu Đất. Cầu gỗ ... Có gì đó nói lên lịch sử địa danh như các vùng thôn quê. Cho đến ngày nay HN lên đến tận gốc quê hẻo lánh Ba Vì ...
Vậy thì các bạn gọi là người Hà Nội Gốc, các bạn lấy thời điểm nào được gọi là gốc, chắc gì các bạn tự hào là gốc đã là gốc, hay chỉ ở lâu thành gốc? Chắc chắn rất nhiều người mới nhập cư về HN chỉ mấy chục năm nữa con cháu họ cũng vỗ ngực ta là HN gốc..!!!
NGƯỜI HÀ NỘI GỐC LỊCH SỰ Ư?
Các bạn cho là người HN xưa lịch sự ư? Đấy là cách nhìn của các bạn hạn hẹp. Tôi là người gốc quê, những năm 60 thế kỷ trước, khi tôi còn nhỏ được bố mẹ thầy cô dạy kỹ lắm, đến trường "Tiên học lễ, hậu học văn". nói với người lớn phải thưa bẩm, ra đường gặp người hơn tuổi phải đứng lại chào, đặc biệt những người có địa vị xh, thầy cô giáo, người cao tuổi phải bỏ mũ nón cúi đầu nhẹ để chào. Rồi dạy ăn dạy nói, dạy tư cách đạo đức... Đấy là ví dụ như vậy nhiều lắm, mà thường quy lại trong quan hệ người với người là "trên kính dưới nhường".
Về quan hệ xã hội: Thôn xón thuận hòa, đoàn kết không to tiếng bao giờ. Ở thành phố hồi ấy đã có chuyện ly dị chứ ở quê tuyệt đôi không, hay chuyện "chửa hoang" hay "bồ bịch' cũng rất ít khi xẩy ra, cái này tp thua là chắc.
Đấy là tôi muốn nói lên rằng trước kia không chỉ người HN "gốc" lịch sự đâu mà cả xh thời đó đều tử tế lịch sự. Là do còn bị ảnh hưởng văn hóa giáo dục Phong kiến nó là như vậy. Ngày nay kể cả tuổi trẻ gốc HN, ngay con cái các bạn nó cũng sống theo xu hướng "hiện đại"
Để đánh giá chính xác chúng ta hãy nhìn ra Thế giới rất nhiều các nước phương Tây hay ngay khu vực quanh ta , hoặc nhìn ngược dòng lich sử ở chính chúng ta , tại sao họ sống rất lịch sự và đạo đức tốt. Nó là do nền tảng giáo dục mà có chứ đừng đổ lỗi cho người nông thôn.
Ảnh một góc phố Gạo nằm cạnh sông Tô Lịch. Hà Nội xưa.
Nguồn: Hà Nội trong tim, bài viết của Joseph Công Trứ
Trước hết chúng ta bàn về "thế nào là gốc". Theo lịch sử vùng đất Hà Nội cách đây 2 vạn năm đã có người ở và theo dòng thời gian vùng đất này dần dần hình thành như ngày hôm nay.
Năm 1009 Sau khi lên ngôi tại Hoa Lư, năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô về Đại La. Tức HN ngày nay Gọi là Thăng Long
Ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội. Thành phố Hà Nội lúc này có diện tích nhỏ bao gồm 2 huyện Thọ Xương và huyện Vĩnh Thuận thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội, Phạm vi thành phố bó hẹp nằm trong khu vực thành Đại La
Năm 1921, toàn thành phố có khoảng 100.000 dân bản
Năm 1954 thành phố gồm 4 quận nội thành với 34 khu phố, 37.000 dân, không kể ngoại thành.
Có nghĩa là HN xưa rất nhỏ khu vực Ga Hàng Cỏ (Gà Hà Nội) còn là ngoại thành với nhiều bãi đất bỏ hoang. Nơi mua bán cỏ cho ngựa ăn. Hay tên phố Cầu Đất. Cầu gỗ ... Có gì đó nói lên lịch sử địa danh như các vùng thôn quê. Cho đến ngày nay HN lên đến tận gốc quê hẻo lánh Ba Vì ...
Vậy thì các bạn gọi là người Hà Nội Gốc, các bạn lấy thời điểm nào được gọi là gốc, chắc gì các bạn tự hào là gốc đã là gốc, hay chỉ ở lâu thành gốc? Chắc chắn rất nhiều người mới nhập cư về HN chỉ mấy chục năm nữa con cháu họ cũng vỗ ngực ta là HN gốc..!!!
NGƯỜI HÀ NỘI GỐC LỊCH SỰ Ư?
Các bạn cho là người HN xưa lịch sự ư? Đấy là cách nhìn của các bạn hạn hẹp. Tôi là người gốc quê, những năm 60 thế kỷ trước, khi tôi còn nhỏ được bố mẹ thầy cô dạy kỹ lắm, đến trường "Tiên học lễ, hậu học văn". nói với người lớn phải thưa bẩm, ra đường gặp người hơn tuổi phải đứng lại chào, đặc biệt những người có địa vị xh, thầy cô giáo, người cao tuổi phải bỏ mũ nón cúi đầu nhẹ để chào. Rồi dạy ăn dạy nói, dạy tư cách đạo đức... Đấy là ví dụ như vậy nhiều lắm, mà thường quy lại trong quan hệ người với người là "trên kính dưới nhường".
Về quan hệ xã hội: Thôn xón thuận hòa, đoàn kết không to tiếng bao giờ. Ở thành phố hồi ấy đã có chuyện ly dị chứ ở quê tuyệt đôi không, hay chuyện "chửa hoang" hay "bồ bịch' cũng rất ít khi xẩy ra, cái này tp thua là chắc.
Đấy là tôi muốn nói lên rằng trước kia không chỉ người HN "gốc" lịch sự đâu mà cả xh thời đó đều tử tế lịch sự. Là do còn bị ảnh hưởng văn hóa giáo dục Phong kiến nó là như vậy. Ngày nay kể cả tuổi trẻ gốc HN, ngay con cái các bạn nó cũng sống theo xu hướng "hiện đại"
Để đánh giá chính xác chúng ta hãy nhìn ra Thế giới rất nhiều các nước phương Tây hay ngay khu vực quanh ta , hoặc nhìn ngược dòng lich sử ở chính chúng ta , tại sao họ sống rất lịch sự và đạo đức tốt. Nó là do nền tảng giáo dục mà có chứ đừng đổ lỗi cho người nông thôn.

Ảnh một góc phố Gạo nằm cạnh sông Tô Lịch. Hà Nội xưa.
Nguồn: Hà Nội trong tim, bài viết của Joseph Công Trứ