Xin góp ý về việc tự học môn Hóa

B

bunny147

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tình hình là mình đang ôn lại môn hóa, có thể gọi là " bị hổng" kiến thức, vì mình cũng quên gần sạch sẽ những gì học rồi. :D
Bạn nào có nhiều kinh nghiệm, nhờ góp ý cho mình cách học khoa học với.
Bạn nào hay làm đề và biết nhiều dạng câu hỏi hay ( cả lý thuyết lẫn bài tập) thì cũng cho mình biết với. Khả năng mình không có nhiều nên việc sưu tầm làm đề rất khó. Mong các bạn giúp đỡ.
 
H

hocmai.hoahoc

Gợi ý :

Chào em!
Để học hóa tốt thì em cần phải xác định được em hổng kiến thức ở mức độ nào? Ví dụ những kiến thức căn bản từ lớp 8, hoặc lớp 9 em có nắm được không?....Sau đó cần bổ sung các kiến thức đó rồi mới bước vào ôn luyện được. Các kiến thức hóa căn bản bắt buộc phải học trong:
- Hóa lớp 8:
+ Phi kim, H2O, O2, Kim loại, oxit : cần học định nghĩa, tên, hóa trị thường gặp, quan trọng là tính chất hóa học của chúng.
+ Một số dạng bài tập như: Cách lập công thức khi biết hóa trị của nguyên tố và ngược lại, lập công thức khi biết % nguyên tố trong hợp chất, một số công thức tính số mol và nồng độ.
- Hóa lớp 9:
+ Axit, bazo, muối: cần học định nghĩa, tên, quan trọng là tính chất hóa học của chúng.
+ Một số dạng bài tập như: tính theo phương trình phản ứng, bài toán cho lượng dư và không dư, bài toán hiệu suất.
+ Xem lại một số tính chất hóa học của các chất hữu cơ và lập công thức phân tử hữu cơ trong chương trình hóa học 9.
- Hóa lớp 10, 11, 12: Cơ bản là cần xem lại toàn bộ tính chất hóa học của các chất trong chương trình.
- Sau khi đã có kiến thức cơ bản thì em chỉ cần theo học 1 khóa luyện thi đại học (phù hợp với yêu cầu vì hiện tại có nhiều khóa học) là em có thể tự tin tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH được rồi.
 
T

tranthuyuyen1999

Mình chỉ mới học đầu lớp 9 thôi nhưng cũng muốn đóng góp một số ý:
(I) Oxit là hợp chất của oxi và 1 nguyên tố hóa học khác.

(II) Phân loại :
+ Oxit axit
+ Oxit bazơ
+ Oxit lưỡng tính
+ Oxit trung tính
1) Oxit axit là những oxit có axit tương ứng.
Vd : CO2 ; SO2 ; P2O5...
2) Oxit bazơ là những oxit có bazơ tương ứng.
Vd : FeO ; MgO ; Fe2O3...
3) Oxit lưỡng tính gồm có 5 oxit:
BeO ; Al2O3 ; ZnO ; Cr2O ; PbO.
4) Oxit trung tính ( oxit không tạo muối )
Vd : CO ; N2O ; SO...

(III) Danh pháp

1) Gọi theo hóa trị:
Tên oxit = tên nguyên tố ( hóa trị * ) + oxit
* Hóa trị chỉ gọi cho nguyên tố có nhiều hóa trị.
Vd : SO2 : Lưu huỳnh (IV) oxit
SO3 : Lưu huỳnh (VI) oxit
Na2O : Natri oxit

2) Gọi theo tiền tố:
1: mono
2: đi
3: tri
4: tetra
5: penta
6: hexa
7: hepta
Tên oxit = tiền tố + tên nguyên tố + tiền tố + oxit
* Chú ý : mono có thể bỏ qua.
Vd : CO : cacbonoxit
CO2: cacbonđioxit
Cl2O7: Đicloheptaoxit

3) Gọi theo vần anhiđric ( chỉ áp dụng cho oxit có axit tương ứng )
Tên oxit = anhiđric + tên axit tương ứng
Vd: CO2: anhiđric cacbonic
N2O5: anhiđric nitric

4) Tên riêng:
H2O : nước
CO2 : cacbonic
Fe3O4: oxit sắt từ.

(IV) Tính chất hóa học
1) Tác dụng với H2O:
a) OA + H2O -> Axit
b) OB + H2O -> Bazơ
* Chú ý chỉ có 5 oxit bazơ tác dụng được với H2O:
Li2O ; K2O ; BaO ; CaO ; Na2O
2) Tác dụng với axit ( HCl ; H2SO4 loãng )
OB + Axit -> muối + H2O
* Lưu ý :
Fe3O4 + 8HCl -> FeCl2 + 2FeCl3 + 4H20
Fe3O4 + 4H2SO4 -> FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

3) Tác dụng với bazơ ( LiOH ; Ba(OH)2 ; Ca(OH)2 ; KOH ; NaOH )
OA + bazơ -> muối + H2O

4) Oxit axit tác dụng với oxit bazơ
OA : CO2 ; SO2 ; P2O5
OB : Li2O ; K2O ; BaO ; CaO ; Na2O

5) Phản ứng của oxit lưỡng tính: ( tác dụng axit, bazơ đều được )
Oxit lưỡng tính gồm có 5 oxit: BeO ; Al2O3 ; ZnO ; Cr2O3 ; PbO.

Vd : Al2O3 + 2NaOH -> 2NaAlO2 + H2O
Cr2O3 + 2NaOH -> 2NaCrO2 + H2O
ZnO + 2NaOH -> Na2ZnO2 + H2O
BeO + 2NaOH -> Na2BeO2 + H2O
PbO + 2NaOH -> Na2PbO2 + H2O
tương tự với bazơ:
ZnO + 2KOH -> K2ZnO2 + H2O
Al2O3 + 2KOH -> 2KAlO2 + H2O
6) Khử oxit kim loại:
Ta có dãy hoạt động hóa học của kim loại ( Bêkêtốp )
Li ; K ; Ba ; Ca ; Na ; Mg ; Al ; Zn ; Fe ; Ni (niken) ; Sn(thiếc) ; Pb ; H ; Cu ; Hg ; Ag ; Pt(bạch kim) ; Au(vàng).

Công thức :
Oxit kim loại ( sau Al ở trên) + { H2 ; CO ; C ; Al } ->( nhớ t' nha) KL + { H2O ; CO2 ; CO ; Al2O3 }
Nếu tác dụng H2 thì ra H2O, với CO thì ra CO2, với C thì ra CO, với Al thì ra Al2O3.
 
Top Bottom