

Moi người giúp mình với
Điều gì làm giáo dục Phần Lan đứng đầu thế giới ? Hãy nghe GS Pasi Sahlberg , nhà giáo dục , Tổng Giám đốc Trung tâm Luân chuyển và Hợp tác quốc tế Phần Lan giải th: “ Chúng tôi chuẩn bị cho trẻ em học cách để học chứ không phải học cách để làm một bài kiểm tra ” . Vị GS này nhấn mạnh : “ Người Phần Lan không hề coi trọng mọi kỳ sát hạch học sinh . Họ không bao giờ mở các lớp chuyên để đào tạo “ gà nòi ” đi thi như ở một số nước khác ” . Qua những điều vị GS nói , có thể thấy giáo dục Phần Lan không quá chú trọng vào việc đánh giá học sinh qua điểm số , qua các đợt kiểm tra nặng nề của mỗi học kỳ , năm học hoặc bậc học . Cũng do không quá coi trọng phần đánh giá , xếp loại nên không có lý do gì để bắt ép các em phải nhồi nhét nhiều kiến thức , phải đi học thêm . Và như vậy , hệ thống trường chuyên , lớp chọn cũng không còn lý do tồn tại . Vì sao không xếp loại học sinh ? Vì họ quan niệm mọi học sinh đều có năng lực , không em nào giống em nào , do đó đưa ra một chuẩn giống nhau để đo năng lực các em là khập khiễng . Cũng như khi cho khỉ , voi , chim cánh cụt và thỏ chạy đua xem ai nhanh nhất thì không thấy . được ưu thế của từng loài vật này . Công việc của giáo viên là làm sao thấy được năng lực của riêng từng học sinh và tìm cách phát huy hết năng lực đó của các em . Nghiên cứu công việc chính yếu của giáo viên Phần Lan , người ta phát hiện ra điều thú vị này - cũng là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công của giáo dục nước này : dạy học là quá trình khơi gợi lòng đam mê tự học nơi học sinh . Khi học sinh yêu thích , công việc học hành của chúng thì rõ ràng giáo viên không cần phải ra sức nhồi nhét kiến thức vào đầu chúng . Sự nhồi nhét ấy nếu có , chẳng khác nào như khi ta tiếp tục đổ nước vào cốc nước đã đầy , công đô càng tràn ra ngoài mà thôi . Mọi trường chuyên , lớp chọn , mọi hình thức kiểm tra , đánh giá hóa ra không còn quan trọng là vì vậy . Việc học tập của học sinh bây giờ ra hành quá trình tự giác , thành niềm vui thích . . .
Vấn đề của giáo viên là tìm ra phương pháp giảng dạy để kích thích học sinh ham học . Nhưng trước khi để giáo viên làm được điều này , giáo dục Phần Lan đã tạo điều kiện để giáo viên đủ sự hào hứng cần thiết để tập trung vào chuyên môn . Các nhà - giáo dục đã khéo léo không để giáo viên vướng bận quá nhiều vào gánh nặng sổ sách, hội họp . Và cũng như học sinh , giáo viên không bị đánh giá , xếp loại thi đua so với giao khác . Môi trường ấy đã tạo ra tính tự giác cao trong giáo viên . Môi trường ấy dựa trên sự tôn trọng người thầy ; đề cao vai trò người thầy trong xã hội . Những điều kiện trên sẽ khuyến khích người thấy có nhiều ý tưởng , sáng tạo trong cách truyền thụ kiến thức cho trò . Tất nhiên , để đội ngũ giáo viên có đủ năng lực và phẩm chất hoạt động trong môi trường giáo dục năng động và dựa trên tinh thần trách nhiệm như vậy , trước hết giáo dục Phần Lan làm cuộc sàng lọc khá gắt gao đầu vào . Người giỏi mới được làm giáo viên . Các trường sư phạm tuyển sinh rất khắt khe , tỷ lệ thi đỗ chỉ đạt 10 % . . . .
( Theo Từ Nguyên Thạch , báo Giáo dục và Thời đại , số 269 , 2014 , tr . 5 )
Câu 1 . Xác định những thao tác lập luận được vận dụng trong đoạn trích ?
Câu 2 . Nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích ?
Câu 3 . Trình bày suy nghĩ của anh / chị về chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa thành công của giáo dục của Phần Lan ?
Điều gì làm giáo dục Phần Lan đứng đầu thế giới ? Hãy nghe GS Pasi Sahlberg , nhà giáo dục , Tổng Giám đốc Trung tâm Luân chuyển và Hợp tác quốc tế Phần Lan giải th: “ Chúng tôi chuẩn bị cho trẻ em học cách để học chứ không phải học cách để làm một bài kiểm tra ” . Vị GS này nhấn mạnh : “ Người Phần Lan không hề coi trọng mọi kỳ sát hạch học sinh . Họ không bao giờ mở các lớp chuyên để đào tạo “ gà nòi ” đi thi như ở một số nước khác ” . Qua những điều vị GS nói , có thể thấy giáo dục Phần Lan không quá chú trọng vào việc đánh giá học sinh qua điểm số , qua các đợt kiểm tra nặng nề của mỗi học kỳ , năm học hoặc bậc học . Cũng do không quá coi trọng phần đánh giá , xếp loại nên không có lý do gì để bắt ép các em phải nhồi nhét nhiều kiến thức , phải đi học thêm . Và như vậy , hệ thống trường chuyên , lớp chọn cũng không còn lý do tồn tại . Vì sao không xếp loại học sinh ? Vì họ quan niệm mọi học sinh đều có năng lực , không em nào giống em nào , do đó đưa ra một chuẩn giống nhau để đo năng lực các em là khập khiễng . Cũng như khi cho khỉ , voi , chim cánh cụt và thỏ chạy đua xem ai nhanh nhất thì không thấy . được ưu thế của từng loài vật này . Công việc của giáo viên là làm sao thấy được năng lực của riêng từng học sinh và tìm cách phát huy hết năng lực đó của các em . Nghiên cứu công việc chính yếu của giáo viên Phần Lan , người ta phát hiện ra điều thú vị này - cũng là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công của giáo dục nước này : dạy học là quá trình khơi gợi lòng đam mê tự học nơi học sinh . Khi học sinh yêu thích , công việc học hành của chúng thì rõ ràng giáo viên không cần phải ra sức nhồi nhét kiến thức vào đầu chúng . Sự nhồi nhét ấy nếu có , chẳng khác nào như khi ta tiếp tục đổ nước vào cốc nước đã đầy , công đô càng tràn ra ngoài mà thôi . Mọi trường chuyên , lớp chọn , mọi hình thức kiểm tra , đánh giá hóa ra không còn quan trọng là vì vậy . Việc học tập của học sinh bây giờ ra hành quá trình tự giác , thành niềm vui thích . . .
Vấn đề của giáo viên là tìm ra phương pháp giảng dạy để kích thích học sinh ham học . Nhưng trước khi để giáo viên làm được điều này , giáo dục Phần Lan đã tạo điều kiện để giáo viên đủ sự hào hứng cần thiết để tập trung vào chuyên môn . Các nhà - giáo dục đã khéo léo không để giáo viên vướng bận quá nhiều vào gánh nặng sổ sách, hội họp . Và cũng như học sinh , giáo viên không bị đánh giá , xếp loại thi đua so với giao khác . Môi trường ấy đã tạo ra tính tự giác cao trong giáo viên . Môi trường ấy dựa trên sự tôn trọng người thầy ; đề cao vai trò người thầy trong xã hội . Những điều kiện trên sẽ khuyến khích người thấy có nhiều ý tưởng , sáng tạo trong cách truyền thụ kiến thức cho trò . Tất nhiên , để đội ngũ giáo viên có đủ năng lực và phẩm chất hoạt động trong môi trường giáo dục năng động và dựa trên tinh thần trách nhiệm như vậy , trước hết giáo dục Phần Lan làm cuộc sàng lọc khá gắt gao đầu vào . Người giỏi mới được làm giáo viên . Các trường sư phạm tuyển sinh rất khắt khe , tỷ lệ thi đỗ chỉ đạt 10 % . . . .
( Theo Từ Nguyên Thạch , báo Giáo dục và Thời đại , số 269 , 2014 , tr . 5 )
Câu 1 . Xác định những thao tác lập luận được vận dụng trong đoạn trích ?
Câu 2 . Nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích ?
Câu 3 . Trình bày suy nghĩ của anh / chị về chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa thành công của giáo dục của Phần Lan ?