Hóa 11 Xác định m và CT

Tạ Hữu Long

Học sinh
Thành viên
22 Tháng năm 2020
65
38
36
20
Hải Phòng
THPT chưa có tên
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

a) Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon A,B đồng đẳng liên tiếp 9 thuộc một trong các dãy đồng đẳng ankan , anken ,ankin ) rồi cho toàn bộ sản phẩm vào dung dịch nước vôi trong , thấy xuất hiện 20 gam kết tủa và khối lượng dung dịch trong bình tăng thêm 7,4 gam .Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào dung dịch nước lọc sau phản ứng , thấy lượng kết tủa tăng dần , khi kết tủa cực đại thì lượng NaOH cần dung ít nhát là 150ml .Cho hỗn hợp X phản ứng với Br2 tỉ lệ 1:1 thì thu đc hỗn hợp Y , Xác định công thức các chất trong hỗn hợp X,Y
b) X là hợp chất hữu cơ có CTPT C2H9N3O6 có khả năng tác dụng với HCl và NaOH ,cho 17,2 gam X tác dụng với dung dịch chứa 16 gam NaOH .Sau khi phản ứng hoàn toàn ,cô cạn dung dịch thu đc m gam rắn , tìm m ,
Cảm ơn :)
 

006x

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng tám 2020
74
916
81
Vĩnh Long
Ẩn danh
a) Số mol [tex]CaCO_3[/tex]: [tex]n_CaCO3 = \frac{20}{100} = 0,2 (mol )[/tex]
Số mol NaOH: [tex]n_NaOH = 0,15 (mol)[/tex]
Gọi công thức chung của hai hidrocacbon là [tex]C_xH_y[/tex] (vì hai chất cùng thuộc một dãy đồng đẳng)
Đốt cháy hỗn hợp
[tex]C_xH_y + (x + 0,25y)O_2 \overset{t^{o}}{\rightarrow} xCO_2 + 0,5yH_2O[/tex]
Dẫn sản phầm cháy qua [tex]Ca(OH)_2[/tex]
[tex]CO_2 + Ca(OH)_2 \rightarrow CaCO_3 + H_2O[/tex]
0,35<--------------0,35
Vì cho NaOH vào nước lọc thấy xuất hiện kết tủa =>[tex]CaCO_3[/tex] bị hòa tan một phần tạo thành [tex]Ca(HCO_3)_2[/tex]
[tex]CaCO_3 + CO_2 + H_2O \rightarrow Ca(HCO_3)_2[/tex]
0,15<-------0,15<-------0,15
Vì để đạt kết tủa tối đa mà dùng tối thiểu NaOH thì sản phầm tạo thành là [tex]NaHCO_3[/tex]
[tex]Ca(HCO_3)_2 + NaOH \rightarrow NaHCO_3 + CaCO_3 + H_2O[/tex]
0,15<----0,15
Tổng số mol [tex]CO_2[/tex]: [tex]n_CO2 = 0,35 + 0,15 =0,5 (mol)[/tex]
Khối lượng dd tăng
[tex]\Delta m_dd = m_CO2 + m_H2O - m_CaCO_3[/tex]
<=>7,4 = 0,5.44 + 18.[tex]n_H2O[/tex] -20
=>[tex]n_H2O[/tex]= 0,3 (mol)
Vì [tex]n_CO2 > n_H2O[/tex]=>hai chất thuộc dãy đồng đẳng ankin
Số mol hai ankin: [tex]n_ankin = 0,5-0,3 = 0,2 (mol)[/tex]
Số C trung bình
[tex]C = \frac{0,5}{0,2}=2,5[/tex]
=>Hai chất lần lượt là [tex]C_2H_2, C_3H_4[/tex]
X tác dụng [tex]Br_2[/tex] tỉ lệ 1:1
=>Hỗn hợp Y gồm [tex]C_2H_2Br_2, C_3H_4Br_2[/tex]
b)Mình không biết làm!Thông cảm cho mình nha.:p:p:p:p
Chúc bạn học tốt!
 

ngoctran99

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng ba 2015
957
1,319
289
TP Hồ Chí Minh
KHTN HCM
b) X là hợp chất hữu cơ có CTPT C2H9N3O6 có khả năng tác dụng với HCl và NaOH ,cho 17,2 gam X tác dụng với dung dịch chứa 16 gam NaOH .Sau khi phản ứng hoàn toàn ,cô cạn dung dịch thu đc m gam rắn , tìm m ,
X có thể pu với HCl và NaOH => X là amino acid hoặc ester của amino acid hoặc muối amoni
Nếu X là amino acid: X có 6 O => có 3 nhóm COOH, nhưng X chỉ có 2 C => loại
Tương tự X ko phải là ester của amino acid
=> X là muối amoni của acid vô cơ: gốc acid có thể là NO3-, HCO3-, (CO3)2-
X có 6 O => có 2 gốc acid => trường hợp thích hợp nhất là gồm 1 NO3- và 1 HCO3-
=> X là O3N-NH3CH2NH3-HCO3

nNaOH = 0,4 mol
nX ~ 0,1 mol (bạn kiểm tra lại khối lượng X có phải 17,2 g ko, tính số mol ra lẻ)
nNaOH : nX = 4 => tạo muối Na2CO3
O3N-NH3CH2NH3-HCO3 + 3NaOH => NaNO3 + Na2CO3 + NH2CH2NH2 + 3H2O

=> m(rắn) = m(NaNO3) + m(Na2CO3) + m(NaOH dư)
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006
Top Bottom