Hóa 9 Xác định kim loại

giah1664

Học sinh
Thành viên
12 Tháng một 2021
195
141
46
18
Đồng Nai
THCS Bình Đa
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Để khử 6,4 g một oxit kim loại cần 2,688 lít khí H2( ở đktc). Nếu lấy lượng kim loại đó cho tác dụng với dung dịch HCl dư thì giải phóng 1,792 lít khí H2 (ở đktc). Tìm tên kim loại
Gọi công thức oxit kim loại là R2On
R2On + n H2 -- to --> 2R + nH2O

nH2 = 2,688 / 22,4 = 0,12 (mol)
=> nH2O = nH2 = 0,12 (mol)
=> mH2O = 0,12 . 18 = 2,16 (g)
BTKL : m oxit + mH2 = mR + mH2O
=> mR = 6,4 + 0,12 . 2 - 2,16 = 4,48 (g)

nH2 = 1,792 / 22,4 = 0,08 (mol)

2R + 2aHCl -> 2RCla + aH2
[tex]\frac{0,16}{a}[/tex] ----------------------- 0,08 (mol)

=> R = 4,48 / (0,16/a) = 28a
a là hóa trị kim loại R trong muối RCla
=> [tex]1\leq a \leq 3[/tex]
=> a = 2 ; R = 56
=> R là sắt
 

phamthimai146

Học sinh xuất sắc
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
18 Tháng năm 2012
6,471
5,266
1,049
30
Gọi công thức oxit kim loại là R2On
R2On + n H2 -- to --> 2R + nH2O

nH2 = 2,688 / 22,4 = 0,12 (mol)
=> nH2O = nH2 = 0,12 (mol)
=> mH2O = 0,12 . 18 = 2,16 (g)
BTKL : m oxit + mH2 = mR + mH2O
=> mR = 6,4 + 0,12 . 2 - 2,16 = 4,48 (g)

Dài quá, hai dòng được không. ??
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Chỗ này là sao ạ? Vì sao a lại lớn hơn hoặc bằng 1 và nhỏ hơn hoặc bằng 3 vậy ạ? Trong khi hóa trị của kim loại có thể là 5 mà ạ?
Ừ, hóa trị của kim loại không chỉ lên đến 5 mà còn lên đến 7 nữa cơ
Nhưng mà mình ghi rõ "hóa trị của kim loại TRONG MUỐI RCla" mà nhỉ?
 

giah1664

Học sinh
Thành viên
12 Tháng một 2021
195
141
46
18
Đồng Nai
THCS Bình Đa
Ừ, hóa trị của kim loại không chỉ lên đến 5 mà còn lên đến 7 nữa cơ
Nhưng mà mình ghi rõ "hóa trị của kim loại TRONG MUỐI RCla" mà nhỉ?
Hóa trị trong muối RCla thì chỉ có thể là hóa trị từ 1->3 thôi ạ? Mình tưởng là RCla này có thể có hóa trị 5 hoặc cao nhất là 7 như bạn nói luôn ạ
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Hóa trị trong muối RCla thì chỉ có thể là hóa trị từ 1->3 thôi ạ? Mình tưởng là RCla này có thể có hóa trị 5 hoặc cao nhất là 7 như bạn nói luôn ạ
Hóa trị R có thể lên đến 7 trong oxit, còn trong muối lên đến 3 thôi
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Vì sao ạ? Nếu gặp những bài xác định kim loại này nữa thì làm sao mình xác định được số hóa trị giới hạn của nó ạ?
Vì sao á? Các nhà khoa học chứng minh rồi nên mình chỉ công nhận thôi ~ :p
Số hóa trị giới hạn kim loại thì :
1. Trong muối : [tex] 1 \leq n \leq 3[/tex] . Nếu cả 3 TH không thỏa mãn hãy thêm [tex]n=\frac{8}{3}[/tex]

2. Trong oxit : [tex] 1 \leq n \leq 7[/tex] . Nếu cả 7 TH trên không thỏa mãn hãy thêm [tex] n = \frac{8}{3}[/tex]
 
Last edited:

giah1664

Học sinh
Thành viên
12 Tháng một 2021
195
141
46
18
Đồng Nai
THCS Bình Đa
Mình gõ lỗi đó :D Mình sửa lại rồi :p Bạn xem lại đi !
Cảm ơn ạ, mà bạn ơi, nếu như mình gặp mấy dạng bài mà kim loại hoặc phi kim có hóa trị II thì khi mình đặt công thức oxit như vậy sẽ có thể sai ấy ạ? Vậy mình nên đặt như vậy khi nào ạ?
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Cảm ơn ạ, mà bạn ơi, nếu như mình gặp mấy dạng bài mà kim loại hoặc phi kim có hóa trị II thì khi mình đặt công thức oxit như vậy sẽ có thể sai ấy ạ? Vậy mình nên đặt như vậy khi nào ạ?
MxOy nhé!
 

Duy Khương 2k6

Học sinh mới
Thành viên
28 Tháng một 2021
29
32
6
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ
PTHH
RxOy + yH2 --> xR + yH2O (1)
0,12
Có n H2 = 0,12 ( mol )
Theo (1) n O(oxit) = nH2 = 0,12 ( mol )
=> m O(oxit) = 0,12 x 16 = 1,92 ( g )
=> m R = 4,48 ( g )
PTHH
2R + 2n HCl --->2 RCln + nH2 (2)
0,16/n 0,08
Theo (2) nR = 0,16/n
=> R = 28n
Chọn n = 2 => R = 56 ( Fe )
CÓ x : y = nFe : nO = 0,08 : 0,12 = 2 : 3
Vậy CT là Fe2O3
 
Top Bottom