Hóa Xác định công thức hợp chất

Conan Nguyễn

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
131
52
126
22
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hợp chất X được tạo thành từ 10 nguyên tử của 4 nguyên tố hóa học ( ba nguyên tố thuộc cùng một chu kì). Biết trong X:
- Tổng số hạt mang điện bằng 84
- Tổng số hạt proton của nguyên tử nguyên tố có số hiệu lớn nhất nhiều hơn tổng số hạt proton của các nguyên tử nguyên tố còn lại là 6 hạt.
- Số hạt của nguyên tử nguyên tố có số hiệu nhỏ nhất bằng tổng số nguyên tử của các nguyên tố còn lại.
Xác định công thức hợp chất X
 

ngoctran99

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng ba 2015
957
1,319
289
TP Hồ Chí Minh
KHTN HCM
Hợp chất X được tạo thành từ 10 nguyên tử của 4 nguyên tố hóa học ( ba nguyên tố thuộc cùng một chu kì). Biết trong X:
- Tổng số hạt mang điện bằng 84
- Tổng số hạt proton của nguyên tử nguyên tố có số hiệu lớn nhất nhiều hơn tổng số hạt proton của các nguyên tử nguyên tố còn lại là 6 hạt.
- Số hạt của nguyên tử nguyên tố có số hiệu nhỏ nhất bằng tổng số nguyên tử của các nguyên tố còn lại.
Xác định công thức hợp chất X
Chỗ màu đỏ chưa chính xác thì phải. Phải là số nguyên tử của nguyên tố có số hiệu nhỏ nhất bằng tổng số nguyên tử của các nguyên tố còn lại thì mới giải được chứ. Mình làm theo ý này nha.
Đặt công thức tổng quát là $A_mB_nC_pD_q $
m,n,p,q nguyên dương
m+n+p+q = 10
m,n,p,q < 10
2*(m*Z(A) + n*Z(B) + p*Z(C) + q*Z(D)) =84
=> m*Z(A) + n*Z(B) + p*Z(C + q*Z(D) = 42 (1)
Giả sử D là nguyên tố có Z lớn nhất:
q*Z(D) - [m*Z(A) + n*Z(B) + p*Z(C)] = 6 (2)
Xem (1) và (2) là hệ 2 phương trình 2 ẩn: q*Z(D) và m*Z(A) + n*Z(B) + p*Z(C)
=> q*Z(D) = 24; m*Z(A) + n*Z(B) + p*Z(C) = 18
Thay lần lượt các giá trị của q vào thì chỉ thấy q=3 là thỏa mãn => Z(D) = 8 => D là Oxi và m+n+p = 7 (3)
mà D lại có Z lớn nhất nên 3 nguyên tố cùng chu kì theo giả thiết của đề bài sẽ ở chu kì 2
Mặt khác X lại tạo từ 4 nguyên tố, nên có thể thấy các nguyên tố hợp thành nên nó là các nguyên tố phi kim(Do gốc axit chủ yếu cấu tạo bởi các phi kim). Mà có 3 nguyên tố cùng chu kì , nên 3 nguyên tố này là O,C,N.
Xem A là nguyên tố có Z nhỏ nhất, B là cacbon, C là nito
m = n + p + q => m - (n + p) = 3 (4)
từ (3) và (4) => m = 5 ; n+p = 2
(1) => 5*Z(A) + 6n + 7p = 18
5*Z(A) + 6(n + p) < 5*Z(A) + 6n + 7p < 5*Z(A) + 7(n + p)
=> 5*Z(A) + 6(n + p) <18<5*Z(A) + 7(n + p)
=> 0,8 < Z(A) < 1,2 => Z(A) = 1 => A là hydro
(n+p = 2) và (6n + 7p = 13) => n = p = 1
=> hợp chất cần tìm NH4HCO3

nguồn: tham khảo internet
 

Conan Nguyễn

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
131
52
126
22
Chỗ màu đỏ chưa chính xác thì phải. Phải là số nguyên tử của nguyên tố có số hiệu nhỏ nhất bằng tổng số nguyên tử của các nguyên tố còn lại thì mới giải được chứ. Mình làm theo ý này nha.
Đặt công thức tổng quát là $A_mB_nC_pD_q $
m,n,p,q nguyên dương
m+n+p+q = 10
m,n,p,q < 10
2*(m*Z(A) + n*Z(B) + p*Z(C) + q*Z(D)) =84
=> m*Z(A) + n*Z(B) + p*Z(C + q*Z(D) = 42 (1)
Giả sử D là nguyên tố có Z lớn nhất:
q*Z(D) - [m*Z(A) + n*Z(B) + p*Z(C)] = 6 (2)
Xem (1) và (2) là hệ 2 phương trình 2 ẩn: q*Z(D) và m*Z(A) + n*Z(B) + p*Z(C)
=> q*Z(D) = 24; m*Z(A) + n*Z(B) + p*Z(C) = 18
Thay lần lượt các giá trị của q vào thì chỉ thấy q=3 là thỏa mãn => Z(D) = 8 => D là Oxi và m+n+p = 7 (3)
mà D lại có Z lớn nhất nên 3 nguyên tố cùng chu kì theo giả thiết của đề bài sẽ ở chu kì 2
Mặt khác X lại tạo từ 4 nguyên tố, nên có thể thấy các nguyên tố hợp thành nên nó là các nguyên tố phi kim(Do gốc axit chủ yếu cấu tạo bởi các phi kim). Mà có 3 nguyên tố cùng chu kì , nên 3 nguyên tố này là O,C,N.
Xem A là nguyên tố có Z nhỏ nhất, B là cacbon, C là nito
m = n + p + q => m - (n + p) = 3 (4)
từ (3) và (4) => m = 5 ; n+p = 2
(1) => 5*Z(A) + 6n + 7p = 18
5*Z(A) + 6(n + p) < 5*Z(A) + 6n + 7p < 5*Z(A) + 7(n + p)
=> 5*Z(A) + 6(n + p) <18<5*Z(A) + 7(n + p)
=> 0,8 < Z(A) < 1,2 => Z(A) = 1 => A là hydro
(n+p = 2) và (6n + 7p = 13) => n = p = 1
=> hợp chất cần tìm NH4HCO3

nguồn: tham khảo internet
Sao lại là O
 

ngoctran99

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng ba 2015
957
1,319
289
TP Hồ Chí Minh
KHTN HCM
tính được q*Z(D) = 24
biện luận Z(D) theo q:
* q=1 => Z(D) = 24 => Cr => Crom là ion dương.
Giả sử 3 nguyên tố cùng chu kỳ có Cr. Xem bảng tuần hoàn, các nguyên tố phi kim chu kì 4 ko tạo đc góc axít => loại
Giả sử 3 nguyên tố cùng chu kỳ ko có Cr. Xem bảng tuần hoàn các nguyên tố phi kim cũng ko tạo góc axít => loại
* q=2 => Z(D) = 12 => Mg. Cũng giống trên nên loại
* q=3 => Z(D)=8 => O
chu kì 1 chỉ có 2 nguyên tố => ta đoán 3 nguyên tố cùng chu kỳ 2 => đoán nguyên tố còn lại là H => đoán 3 nguyên tố cùng chu kì là O, C, N
Cái này cũng chỉ ước lượng đoán theo kinh nghiệm thôi. Nếu đề cho 3 nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng 1 chu kì thì sẽ dễ suy ra hơn.
 
Top Bottom