Sử 12 Xã hội Việt Nam

NhiYen12

Học sinh mới
Thành viên
25 Tháng tám 2022
17
17
6
19
Yên Bái

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất phân hóa thành những tầng lớp và giai cấp nào ? Hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của giai cấp , tầng lớp đó .
NhiYen12Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
  • Giai cấp địa chủ phong kiến: sau chiến tranh thế giới thứ nhất phân hóa thành hai bộ phận:
    • Đại địa chủ: quyền lợi ngày càng gắn liền với đế quốc, là đối tượng của Cách mạng, làm tay sai đắc lực cho đế quốc.
    • Địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, cách mạng. Họ tích cực tham gia phong trào cách mạng khi có điều kiện.
  • Giai cấp vô sản ra đời sau thế chiến thứ nhất, phần đông là những nhà thầu khoáng sản hoặc các chủ đại lý. Khi có một số vốn khá, họ đứng ra kinh doanh độc lập thành những nhà tư sản. Tuy nhiên, do vốn kinh doanh nhỏ, vì vậy họ luôn bị tư bản nước ngoài chèn ép. Sau chiến tranh giai cấp tư sản phân hóa thành hai bộ phận:
    • Tư sản mại bản: quyền lợi gắn liền với đế quốc, cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng.
    • Tư sản dân tộc: có tinh thần yêu nước, sẵn sàng tham gia vào các cuộc cách mạng nhưng lập trường không kiên định, dễ thỏa hiệp khi Pháp dành cho một số quyền lợi.
  • Tầng lớp tiểu tư sản: gồm học sinh, sinh viên, nhà giáo, nhà báo... họ bị áp bức nặng nề sau chiến tranh phát triển nhanh về số lượng. Nhạy bén về tình hình chính trị, có tinh thần yêu nước cách mạng và là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta.
  • Giai cấp nông dân chiếm 90% dân số, ngày càng bị bần cùng hóa, chịu hai tầng áp bức bóc lột (đế quốc và phong kiến). Mâu thuẫn giữa nông dân và đế quốc phát hiện ra hết sức gay gắt. Họ có tinh thần yêu nước và là lực lượng tham gia đông đảo hăng hái nhất của cách mạng.
  • Giai cấp công nhân:
    • Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, có hệ tư tưởng riêng, có ý thức tổ chức kỷ luật. Họ phải chịu 3 tầng áp bức bóc lột của đế quốc thực dân, phong kiến và tư bản bản xứ.
    • Họ có quan hệ gắn bó mật thiết với nông dân, có có truyền thống yêu nước bất khuất, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng trên thế giới nên đã nhanh chóng vươn lên trở thành một lực lượng mạnh mẽ của phong trào cách mạng. Sau này giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hỗ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại : TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
 
Top Bottom