- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
bài này được tác giả soạn từ các tài liệu có chọn lọc (xem ở cuối bài) kèm tranh minh họa (xem phía dưới), phục vụ cho học bài 1 của lịch sử 7, bài 10 của lịch sử 10
Tranh: lãnh chúa và nông nô thời phong kiến Tây Âu. Nguồn tranh: mtholyoke.edu
Trong tranh có ba người. Đứng trên bậc cao là hai đại diện của lãnh chúa, to béo và ăn mặc rất sang trọng kiêu kì. Đứng dưới là nông nô làm việc rất vất vả cực nhọc. Bức tranh cho thấy khung cảnh xã hội Tây Âu thời trung đại:
- Lãnh chúa: được vua ban cấp một lãnh địa riêng và được miễn trừ, nhà vua không can thiệp vào lãnh địa của các lãnh chúa. Họ sống xa hoa, nhàn rỗi, sung sướng bằng cách bóc lột tô thuế của nông nô. Nghệ nghiệp chính của lãnh chúa là chiến đấu. Vì vậy từ nhỏ, con em của quý tộc chỉ học tập về phi ngựa, đâm lao, đấu kiếm... Thời bình, quanh năm họ chỉ bày ra yến tiệc linh đình, tổ chức vũ hội, săn bắn, đấu võ... Lãnh cháu bóc lột nặng nề và đối xử rất tàn nhẫn với nông nô.
- Nông nô: là người sản xuất chính của xã hội. Khác với nô lệ phương Tây cổ đại, nông nô có kinh tế, nhà cửa và tài sản riêng; nhưng họ bị lãnh chúa đối xử rất tàn nhẫn. Nông nô bị gắng chặt với ruộng đất, họ sẽ bị phạt nặng nề nếu dám tự ý bỏ trốn khỏi ruộng đất. Khi lãnh chúa bán đất thì kèm luôn cả nông nô. Lãnh chúa có toàn quyền với nông nô: chúng tự đặt ra nhiều thứ thuế (thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản...), xây dựng các cối xay bột, lò nướng bánh để buộc nông nô phải đến đó sử dụng và nộp thuế cho chúng; lãnh chúa cũng đươc lập tòa án của mình để xét xử nông nô, đàn áp và can thiệp rất thô bạo vào cuộc sống của nông nô. Nông nô làm việc quần quật suốt năm mà không đủ ăn; sống trong các túp lều tối tăm và ẩm ướt; đói rét, bệnh tật và đòn roi của lãnh chúa luôn đè nặng lên cuộc đời họ. Bị áp bức tàn nhẫn, nông nô nhiều lần đấu tranh chống lại lãnh chúa bằng: đốt cháy kho tàng của lãnh chúa, bỏ trốn vào rừng, khởi nghĩa (khởi nghĩa Jacqueries ở Pháp năm 1358, khởi nghĩa Wat Tyler ở Anh năm 1381) song bị đàn áp rất tàn bạo.
Nguồn tham khảo:
- Nguyễn Gia Phu, Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo dục, 2005
- Nguyễn Văn Ninh, Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb DHGQ Hà Nội, 2019
Tranh: lãnh chúa và nông nô thời phong kiến Tây Âu. Nguồn tranh: mtholyoke.edu
Trong tranh có ba người. Đứng trên bậc cao là hai đại diện của lãnh chúa, to béo và ăn mặc rất sang trọng kiêu kì. Đứng dưới là nông nô làm việc rất vất vả cực nhọc. Bức tranh cho thấy khung cảnh xã hội Tây Âu thời trung đại:
- Lãnh chúa: được vua ban cấp một lãnh địa riêng và được miễn trừ, nhà vua không can thiệp vào lãnh địa của các lãnh chúa. Họ sống xa hoa, nhàn rỗi, sung sướng bằng cách bóc lột tô thuế của nông nô. Nghệ nghiệp chính của lãnh chúa là chiến đấu. Vì vậy từ nhỏ, con em của quý tộc chỉ học tập về phi ngựa, đâm lao, đấu kiếm... Thời bình, quanh năm họ chỉ bày ra yến tiệc linh đình, tổ chức vũ hội, săn bắn, đấu võ... Lãnh cháu bóc lột nặng nề và đối xử rất tàn nhẫn với nông nô.
- Nông nô: là người sản xuất chính của xã hội. Khác với nô lệ phương Tây cổ đại, nông nô có kinh tế, nhà cửa và tài sản riêng; nhưng họ bị lãnh chúa đối xử rất tàn nhẫn. Nông nô bị gắng chặt với ruộng đất, họ sẽ bị phạt nặng nề nếu dám tự ý bỏ trốn khỏi ruộng đất. Khi lãnh chúa bán đất thì kèm luôn cả nông nô. Lãnh chúa có toàn quyền với nông nô: chúng tự đặt ra nhiều thứ thuế (thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản...), xây dựng các cối xay bột, lò nướng bánh để buộc nông nô phải đến đó sử dụng và nộp thuế cho chúng; lãnh chúa cũng đươc lập tòa án của mình để xét xử nông nô, đàn áp và can thiệp rất thô bạo vào cuộc sống của nông nô. Nông nô làm việc quần quật suốt năm mà không đủ ăn; sống trong các túp lều tối tăm và ẩm ướt; đói rét, bệnh tật và đòn roi của lãnh chúa luôn đè nặng lên cuộc đời họ. Bị áp bức tàn nhẫn, nông nô nhiều lần đấu tranh chống lại lãnh chúa bằng: đốt cháy kho tàng của lãnh chúa, bỏ trốn vào rừng, khởi nghĩa (khởi nghĩa Jacqueries ở Pháp năm 1358, khởi nghĩa Wat Tyler ở Anh năm 1381) song bị đàn áp rất tàn bạo.
Nguồn tham khảo:
- Nguyễn Gia Phu, Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo dục, 2005
- Nguyễn Văn Ninh, Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb DHGQ Hà Nội, 2019