Văn 6 Vượt thác

Minh Chiến ^_^

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng hai 2019
229
325
66
15
Hải Dương
Trường Tiểu học Thanh Xuân
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Hãy tìm bố cục của văn “ Vượt thác ” của Võ Quảng theo trình tự miêu tả.
2. Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã có đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài văn này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
3. Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?
Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “ một hiệp sĩ" của Trường Sơn oai linh
4. Ở đoạn văn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.
5. Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả?
6.Hãy tóm tắt tác phẩm "Vượt thác"
 

ღ๖ۣۜPɦυσηɠℓĭηɦღ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
14 Tháng mười một 2019
1,241
1,487
211
16
Thanh Hóa
THCS thiệu chính
Hãy tìm bố cục của văn “ Vượt thác ” của Võ Quảng theo trình tự miêu tả.
- Phần 1 (từ đầu ... thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác
- Phần 2 (tiếp ... thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua khỏi đoạn sông có nhiều thác dữ
- Phần 3 (còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ
Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã có đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài văn này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
- Cảnh dòng sông và hai bên bờ đã thay đổi theo từng chặng của con thuyền:
  • Đoạn sông khi chưa đến thác: Những bãi dâu bạt ngàn; những con thuyền chở hàng…; vườn tược um tùm; những chùm cổ thụ trầm ngâm… núi cao như chắn ngang trước mặt…
  • Đoạn có nhiều thác đổ: Dòng sông như dựng đứng lên…; nước từ trên cao phóng xuống nhanh, mạnh, chảy đứt đuôi rắn.
  • Đoạn qua khỏi thác: Sông quanh co nhưng bớt hiểm trở; Qua nhiều lớp núi => đồng ruộng bằng phẳng.
- Trong tác phẩm này, tác giả đã ngồi trên thuyền khi đi dọc theo dòng sông.
- Đây là vị trí rất thích hợp vì: Người quan sát có thể thấy được những cảnh tượng đang thay đổi trên hai bên bờ sông. Vừa quan sát được viễn cảnh – lại vừa nhìn được cận cảnh như những thước phim quay chậm. Cận cảnh được tái hiện qua tâm trạng của người trong cuộc từ sự náo nức, nôn nao lúc bắt đầu cuộc hành trình: “Thuyền rẽ sóng bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp” để thả hồn đắm say vào những cảnh vật thiên nhiên thơ mộng kì thú. Với những ngàn dâu bạt ngàn đến tận những làng xa tít “ những chân cây cổ thụ” hùng vĩ uy nghi “ những thác nước dựng đứng phòng lên từ trên cao xuống” đến sự cảm phục ngưỡng mộ về sự “ oai linh và hùng vĩ” của con người khi vượt qua thác dữ.
Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?
- Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả như sau:
Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc” ! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại…
Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
- Những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác:
  • Ngoại hình:
    • Đánh trần
    • Như pho tượng đồng đúc
    • Các bắp chuột cuồn cuộn
    • Hai hàm răng cắm chặt
    • Quai hàm bạnh ra
    • Cặp mắt nảy lửa…
  • Hành động:
    • Co người phóng sào
    • Ghì chặt đầu sào
    • Thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt
- Miêu tả dượng Hương Thư đối đầu với thác dữ, tác giả đã dùng các cách so sánh:
  • Dùng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: động tác thả sào và rút sào nhanh như cắt; hình ảnh con người như một pho tượng đồng đúc ...
  • Dùng hình ảnh cường điệu: dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" gợi sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên.
  • Ngoài ra, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ" – qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn, thử thách.
  • Hãy tóm tắt tác phẩm "Vượt thác"
  • Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
 
Last edited by a moderator:

Anh Tuấn Bùi

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng mười hai 2019
595
441
101
Hà Nội
THCS Quang Minh
1. Hãy tìm bố cục của văn “ Vượt thác ” của Võ Quảng theo trình tự miêu tả.
2. Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã có đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài văn này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
3. Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?
Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “ một hiệp sĩ" của Trường Sơn oai linh
4. Ở đoạn văn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.
5. Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả?
6.Hãy tóm tắt tác phẩm "Vượt thác"
Bài văn gồm có 3 đoạn
Đoạn 1 : Từ đầu đến "vượt nhiều thác nước"
Đoạn 2 : Tiếp theo đến " khỏi thác Cổ Cò "
Đoạn 3 : Còn lại
Câu 2 :
a, Cảnh dòng sông và hai bờ
Trước khi vượt thác :
Dòng sông chảy hiền hòa
+ Cánh buồm rẽ sóng nước bon bon
+ Những bãi dâu trải bạt ngàn
+ Thuyền ào cũng xuôi chầm chập
Dòng sông khi sắp đến chân thác:
+ Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngầm , lặng nhì xuống nước
+ Núi cao như đột ngột , hiện ra trước mắt
Khi vượt thác
+ Cảnh thiên nhiên dữ dội
+ Nước từ trên cao phóng xuống
+ Thuyền cứ vùng vằng trực trụt xuống
Sau khi vượt thác
+ Cảnh vật lại yên tĩnh
b, Nhận xét vị trí người quan sát:
+ Vị trí này rất thích hợp vì
- Người quan sát có thể nhìn được cảnh đang thay đổi ở hai bờ sông
- Cảnh vật được tái hiện qua tâm trạng của người
Câu 3
- Con thuyền là sự sống của dòng sông , được tác giả miêu tả rất chi tiết
- Các chi tiết nói về ngoại hình và hành động của Dượng Hương Thư là:
+ Ngoại hình to khỏe rắn chắc : " như pho tượng ........... như hiệp sĩ"
+ Hành động mạnh mẽ
- Các cách so sánh đã sử dụng:
+ Sử dụng thành ngữ : " nhanh như cắt"
+ Dùng hình ảnh cường điệu
Ý nghĩa : Ca ngợi hình ảnh đẹp của con người trong lao động
Câu 5
Qua bài văn em thấy :
+ Thiên nhiên thật hùng vĩ
+ Con người trong lao động chất phác mà rất anh hùng
 
Top Bottom