Sử 10 vương triều hồi giáo Đê Li

T

thythy061041

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, so sánh sự giống và khác nhau của vương triều hồi giáo Đê Li và vương triều Mô gôn. Nêu vai trò của 2 vương triều đối với đất nước Ấn Độ.
2, so sánh sự giống và khác nhau của lãnh địa phong kiến và thành thị trung đạ
 
K

kute2linh

1

*Quá trình thành lập:
_ĐÊ-LI: Đầu thế kỉ XIII, người Hồi giáo gốc Trung Á đã tấn công chinh phục các tiểu quốc Ấn Độ, lập nên vương triều Đêli (1206 – 1525), đóng đô ở Đêli (Bắc Ấn).
_MÔ_GÔN: - Năm 1526, vua Ba-bua (Babur) ở Trung Á theo đạo Hồi song tự nhận là dòng dõi Mông Cổ hoàn thành xâm lượt vương triều Hồi giáo Đê-li

*Thời gian tồn tại:
_ĐÊ-LI: 1206 – 1526
_MÔ_GÔN: 1526 - 1707

* Chính sách cai trị:
_ĐÊ-LI:
- Phân biệt sắc tộc và tôn giáo, áp bức giai cấp.
- Áp đặt tôn giáo, bắt những người bắt nhân dân Ấn Độ phải bỏ tôn giáo cũ (Phật giáo, Hinđu giáo) theo đạo Hồi.
- Tự giành cho mình nhữung quyền lợi lớn về kinh tế và chính trị, (như ưu đãi về ruộng đất và nắm giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước).
_MÔ-GÔN:
- Ấn Độ phát triển mạnh dưới thời vua A-cơ-ba (1556 – 1605) với những chính sách tích cực :
+ Xây dựng một chính quyền mạnh dựa trên sự liên kết bình đẳng của các tầng lớp quý tộc Hồi giáo và Hin-đu giáo.
+ Hoà đồng giai cấp và tôn giáo, xây dựng khối hoà hợp dân tộc.
+ Đo lại ruộng đất, đánh thuế hợp lí, thống nhất hệ thống đo lường.
+ Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hoá, nghệ thuật.

*Kết quả:
_ĐÊ-LI:
- Du nhập yếu tố văn hoá mới – văn hoá Hồi giáo, tạo nên sự đa dạng, phong phú của văn hoá Ấn Độ,
- Xuất hiện nhiều công trình kiến trúc Hồi giáo được xây dựng ở Ấn Độ , góp phần làm cho kinh đô Đêli trở thành “Một trong những thành phố lớn nhất thế giới”.
- Bước đầu có sự giao lưu văn hoá Đông - Tây.
- Phổ biến đạo Hồi đến nhiều nước, đặc biệt là Đông Nam Á.
- Như vậy, mặc dù là một vương triều do bên ngoài lập nên, nhưng trong hơn 300 tồn tại vương triều Đêli góp phần vào sự phát triển chung của Ấn Độ.
_MÔ-GÔN:
- Xã hội ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.
- A-cơ-ba được coi là một vị anh hùng dân tộc.
- Nhiều công trình kiến trúc bất hủ được xây dựng, tiêu biểu là : lăng mộ Ta-giơ Ma-han và lâu đài Thành Đỏ (La Ka-la).
- Đây là thời kì phát triển thịnh vượng nhất trong lịch sử phong kiến Ấn Độ.
- Tuy nhiên sau khi A-cơ-ba mất, các vị vua kế tiếp thực hiện chính sách cai trị độc đoán, bóc lột nặng nề, đàn áp khốc liệt nhân dân làm cho đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
 
K

kute2linh

2

Khác:

a. Kinh tế
+ Kinh tế ở XHPK là nền kinh tế tự cấp, nông nô tự làm và tự sử dụng những gì mình làm ra
+ Thành thị trung đại là nền kinh tế có sự trao đổi, mua bán ở nơi đông người

b. Giai cấp
+ Ở XHPK chỉ có 2 giai cấp là lãnh chúa phong kiến và nông nô
+ Ở Thành thị trung đại có thêm thợ thủ công và thương nhân
 
Top Bottom