CLB lịch sử Vùng Tây Sơn thượng đạo ở Gia Lai

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

69162673_2182421742048159_8742167276855230464_n.jpg

Phía sau lưng là Tây Sơn thượng đạo. Theo sử liệu, năm 1771, Nguyễn Nhạc thiết lập đồn binh ở đất Tây Sơn thượng đạo và đi vào lịch sử như năm mở đầu cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Tây Sơn thượng đạo là vùng cao nguyên An Khê. Đây là một cao nguyên bằng phẳng với độ cao trung bình 400 mét, có sông Ba chảy qua. Cao nguyên An Khê phía tây giáp với cao nguyên Kontum - Playcu qua đèo Mang Giang và phía đông thông với vùng đồng bằng qua đèo Mang (đèo An Khê). Có thể coi vùng đất này như một bậc thang quan trọng giữa đồng bằng và Tây Nguyên. Vị trí và địa hình ấy tạo cho An Khê có một địa bàn chiến lược lợi hại trong tấn công cũng như phòng thủ  Trở thành nơi tiến lên có thể đánh kẻ thù và lui về có thể giữ (căn cứ địa). Năm 1773, từ đất “đứng chân” vững chắc ở miền núi rừng hiểm yếu, nghĩa quân bắt đầu đánh xuống vùng hạ đạo, phát triển xuống đồng bằng, mở ra một bước phát triển vượt bậc của cuộc khởi nghĩa. Bằng lực lượng hùng hậu của mình, và sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân, nghĩa quân nhanh chóng giải phóng cả vùng Tây Sơn hạ đạo, mở rộng căn cứ xuống vùng đồng bằng. Từ căn cứ Tây Sơn, nghĩa quân tỏa xuống hoạt động khắp vùng đồng bằng Quy Nhơn. Dưới lá cờ đỏ tượng trưng cho ý chí chiến đấu và khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”, nghĩa quân đi đến đâu đều được nông dân và các tầng lớp bị áp bức ở đó nổi dậy hưởng ứng.
Chỉ trong vòng mấy tháng, nghĩa quân đã giải phóng toàn phủ Quy Nhơn, chiếm được phủ thành (lúc bấy giờ ở Châu Thành, xã Đập Đá, huyện An Nhơn). Thừa thắng, ngay trong năm 1773, nghĩa quân tiến ra giải phóng phủ Quảng Ngãi. Đó là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của cuộc khởi nghĩa. Từ đây, lực lượng chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị cắt làm đôi và hai phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi được giải phóng trở thành một căn cứ rộng lớn, một bàn đạp chiến lược trọng yếu đưa cuộc khởi nghĩa tiến lên những tầm cao mới, giành những thắng lợi mới thống nhất đất nước, bước vào cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở miền Tây Nam Bộ và ngoài Bắc.

Nguồn bài và ảnh: Quang Cần Lê, Đồng Nai
 
Top Bottom