- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Hôm trước có thành viên đăng bài hỏi tại sao phương Bắc biết Việt Nam xưng đế mà không làm gì thì qua bài có thể hiểu rỏ thêm.
Khái quát
Trong huyền sử, khái niệm vua Việt Nam đã thấy ghi chép từ thời Hồng Bàng (các Hùng Vương với nước Văn Lang), nhưng còn nhiều điểm nghi vấn mơ hồ chưa thể khẳng định rõ rệt. Sau đó, An Dương vương cướp ngôi họ Hùng lập ra nhà Thục với nước Âu Lạc rồi họ Triệu (Triệu Đà) lấy nước của nhà Thục. Thế nhưng, Hồng Bàng thị là dòng dõi Thần Nông thị, Thục Phán An Dương vương là hậu duệ Khai Minh thị còn Triệu Đà cũng là người Hán...Như vậy, những triều đại sơ khai đều có sự nghi vấn gây tranh cãi. Trong ngàn năm Bắc thuộc từng trỗi dậy những chính quyền nhưng thời gian tồn tại chưa được bao lâu đã bị dẹp yên, sự nghiệp chưa ổn định lâu dài nên chưa thể cấu thành triều đại. Từ khi họ Khúc giành lấy quyền tự chủ cho đến hết loạn 12 sứ quân, danh nghĩa Việt Nam vẫn chỉ là một phiên trấn của Trung Quốc với cái tên Tĩnh Hải quân, các nhà lãnh đạo Việt Nam thời tự chủ chỉ ở mức Tiết độ sứ cả trong nước và ngoại giao, đến lúc Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán mới tự xưng Vương. Bắt đầu từ đấy, vua Việt Nam mới chính thức được xác định, tuy nhiên, nhà Ngô vẫn chưa đặt quốc hiệu. Bấy giờ bên Trung Quốc cũng đang loạn to, chính quyền trung ương còn mải lo đánh dẹp nên chưa thể nhòm ngó xuống mạn cực nam, chỉ có nước Nam Hán kế cận thỉnh thoảng xung đột mà thôi. Đến thời nhà Đinh, đối với thần dân trong nước, các vua người Việt đã xưng hoàng đế và đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, gặp lúc nhà Tống cũng mới chấm dứt cục diện Ngũ đại Thập quốc nên sai sứ sang sắc phong vua Đinh làm Giao Chỉ quận vương, từ đó nền quân chủ Việt Nam mới được xác lập.
Sau các cuộc tấn công thất bại của nhà Tống, Trung Quốc đã phải công nhận quyền lực của người Việt ở Thăng Long. Nước Việt được xem như một dạng chư hầu đặc biệt mà Trung Quốc không thể sáp nhập bằng vũ lực; nhưng ngược lại, người Việt cũng phải công nhận Trung Quốc là một nước lớn, về phương diện ngoại giao phải chịu lép nhường thần quyền con trời, mạng trời cao hơn cho vua Trung Quốc, tuy vua Việt vẫn có quyền xưng là con trời và vâng mệnh trời cai trị dân đối với dân nước Việt. Vua Việt Nam tự ví mình với Mặt Trời như vua Trung Quốc. Từ đây, mô hình chính trị Trung Hoa đã được Việt hóa và phát triển để khẳng định ngai vua ở Thăng Long là ngai vàng của Hoàng đế nước Nam trị vì "Đế quốc phương Nam" theo mệnh trời. Hệ thống triều đình của các vua nước Việt cũng tương tự các triều đình của vua chúa Trung Quốc, các nghi thức và danh phận của các vị quan cũng tương tự như quan lại Trung Quốc.
Các vị vua nước Việt đã sử dụng rất nhiều nghi thức, biểu tượng chỉ dành riêng cho vua Trung Quốc như áo long bào màu vàng có rồng năm móng, giường long sàng, ngôi cửu ngũ, khi chết thì dùng từ "băng hà" và xây lăng có đường hầm dẫn xuống huyệt. Các vua nước Việt được chính thức dùng các nghi thức đặc biệt nhạy cảm với vua Trung Quốc như thờ trời, tế trời ở đàn Nam Giao, được quyền cai quản các thần linh ở nước Việt, được quyền phong chức tước cho các thánh, thần, sông núi ở nước Việt, có lẽ chỉ ngoại trừ vua Đồng Khánh là vị vua Việt Nam duy nhất chịu làm em của một nữ thần mà thôi...; có vua Việt Nam còn mượn cớ đau chân để khỏi quỳ gối trước chiếu chỉ của vua Trung Quốc để chứng tỏ mình không phải là cấp dưới của vua Trung Quốc. Tóm lại, các vị vua của Việt Nam là các vị vua thực sự như các vua Trung Quốc.
Các vua Việt Nam đã dùng gần như đầy đủ các nghi thức thần quyền quân chủ dành riêng cho vua chúa Trung Quốc, chỉ có cái khác duy nhất là quyền lực thần quyền này không được phép áp đặt lên dân Trung Quốc, ngược lại, quyền lực thần quyền của vua chúa Trung Quốc cũng không áp đặt được lên vua quan và dân nước Việt, các quan của triều đình Việt Nam thì chỉ tuân lệnh và trung thành với vua Việt Nam mà thôi.
Thiên mệnh của vua Trung Quốc chỉ kéo dài đến biên giới Việt – Trung. Theo ý thức thần quyền của hai chế độ quân chủ thì biên giới này do Trời vạch sẵn và được Trời cũng như các thần bảo vệ. Cả hai nước đều ý thức được tầm quan trọng của đường biên giới này trong việc duy trì quyền lực giữa hai nước và đã giữ được sự cố định truyền thống của nó trong một thời gian rất dài trong lịch sử. Quan hệ triều cống với Trung Quốc được coi là lựa chọn thay thế duy nhất cho đối đầu, chiến tranh hoặc cấm vận kinh tế với giá rẻ nhất.
Vì vậy các triều đại phong kiến Việt Nam trên danh nghĩa vẫn là một phiên thuộc của các triều đại phong kiến Trung Quốc, hầu hết các vị vua Việt Nam lên ngôi đều phải chịu sắc phong của Trung Quốc; hoặc phải để vua Trung Quốc hợp thức hóa vương vị và thần quyền của mình như vua Quang Trung. Vào lúc loạn lạc thay đổi triều đại ở Việt Nam là cơ hội tốt để các triều đại quân chủ và phong kiến phương Bắc mượn cớ giúp vua triều trước, không chịu sắc phong cho vua mới hoặc đem quân qua can thiệp nhằm chiếm đóng và đô hộ lâu dài nước Việt như thời nhà Minh, nhà Thanh. Một số vua khác chỉ trị vì trên danh nghĩa, quyền lực thực sự lại nằm trong tay các vị chúa hoặc các đại thần và phe cánh. Hầu hết các vị vua đều được biết bằng miếu hiệu hoặc thụy hiệu và tôn hiệu vắn tắt, những trường hợp vị quân chủ chỉ đặt một niên hiệu trong thời gian tại vị thì sẽ được biết đến bằng niên hiệu.
Đối với Trung Quốc thì vua Việt Nam có tước hiệu là:
- Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ: thời họ Khúc, họ Dương, họ Kiều và nhà Ngô.
- Giao Chỉ quận vương: thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và giai đoạn đầu nhà Lý.
- An Nam quốc vương: giai đoạn cuối nhà Lý, nhà Trần, nhà Hồ, nhà Lê sơ, giai đoạn sau nhà Lê trung hưng và nhà Nguyễn Tây Sơn.
Quyền thự An Nam quốc sự: giai đoạn đầu thời Hậu Lê.
- An Nam Đô thống sứ: thời nhà Mạc và giai đoạn đầu nhà Lê trung hưng (khi triều đại này đã khôi phục Thăng Long).
- Việt Nam quốc vương: giai đoạn đầu nhà Nguyễn.
Nguồn: wikipedia
Hình ảnh: trích Khâm định Việt sử thông giám cương mục (《欽定越史通鑑綱目》): Doãn Tư Tư (尹子思) đi sứ sang Nam Tống, vua Tống (Hiếu Tông) phong cho vua Lý (Anh Tông) là An Nam quốc vương (安南國王), (ngày 30 tháng 9 năm 1164).
Khái quát
Trong huyền sử, khái niệm vua Việt Nam đã thấy ghi chép từ thời Hồng Bàng (các Hùng Vương với nước Văn Lang), nhưng còn nhiều điểm nghi vấn mơ hồ chưa thể khẳng định rõ rệt. Sau đó, An Dương vương cướp ngôi họ Hùng lập ra nhà Thục với nước Âu Lạc rồi họ Triệu (Triệu Đà) lấy nước của nhà Thục. Thế nhưng, Hồng Bàng thị là dòng dõi Thần Nông thị, Thục Phán An Dương vương là hậu duệ Khai Minh thị còn Triệu Đà cũng là người Hán...Như vậy, những triều đại sơ khai đều có sự nghi vấn gây tranh cãi. Trong ngàn năm Bắc thuộc từng trỗi dậy những chính quyền nhưng thời gian tồn tại chưa được bao lâu đã bị dẹp yên, sự nghiệp chưa ổn định lâu dài nên chưa thể cấu thành triều đại. Từ khi họ Khúc giành lấy quyền tự chủ cho đến hết loạn 12 sứ quân, danh nghĩa Việt Nam vẫn chỉ là một phiên trấn của Trung Quốc với cái tên Tĩnh Hải quân, các nhà lãnh đạo Việt Nam thời tự chủ chỉ ở mức Tiết độ sứ cả trong nước và ngoại giao, đến lúc Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán mới tự xưng Vương. Bắt đầu từ đấy, vua Việt Nam mới chính thức được xác định, tuy nhiên, nhà Ngô vẫn chưa đặt quốc hiệu. Bấy giờ bên Trung Quốc cũng đang loạn to, chính quyền trung ương còn mải lo đánh dẹp nên chưa thể nhòm ngó xuống mạn cực nam, chỉ có nước Nam Hán kế cận thỉnh thoảng xung đột mà thôi. Đến thời nhà Đinh, đối với thần dân trong nước, các vua người Việt đã xưng hoàng đế và đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, gặp lúc nhà Tống cũng mới chấm dứt cục diện Ngũ đại Thập quốc nên sai sứ sang sắc phong vua Đinh làm Giao Chỉ quận vương, từ đó nền quân chủ Việt Nam mới được xác lập.
Sau các cuộc tấn công thất bại của nhà Tống, Trung Quốc đã phải công nhận quyền lực của người Việt ở Thăng Long. Nước Việt được xem như một dạng chư hầu đặc biệt mà Trung Quốc không thể sáp nhập bằng vũ lực; nhưng ngược lại, người Việt cũng phải công nhận Trung Quốc là một nước lớn, về phương diện ngoại giao phải chịu lép nhường thần quyền con trời, mạng trời cao hơn cho vua Trung Quốc, tuy vua Việt vẫn có quyền xưng là con trời và vâng mệnh trời cai trị dân đối với dân nước Việt. Vua Việt Nam tự ví mình với Mặt Trời như vua Trung Quốc. Từ đây, mô hình chính trị Trung Hoa đã được Việt hóa và phát triển để khẳng định ngai vua ở Thăng Long là ngai vàng của Hoàng đế nước Nam trị vì "Đế quốc phương Nam" theo mệnh trời. Hệ thống triều đình của các vua nước Việt cũng tương tự các triều đình của vua chúa Trung Quốc, các nghi thức và danh phận của các vị quan cũng tương tự như quan lại Trung Quốc.
Các vị vua nước Việt đã sử dụng rất nhiều nghi thức, biểu tượng chỉ dành riêng cho vua Trung Quốc như áo long bào màu vàng có rồng năm móng, giường long sàng, ngôi cửu ngũ, khi chết thì dùng từ "băng hà" và xây lăng có đường hầm dẫn xuống huyệt. Các vua nước Việt được chính thức dùng các nghi thức đặc biệt nhạy cảm với vua Trung Quốc như thờ trời, tế trời ở đàn Nam Giao, được quyền cai quản các thần linh ở nước Việt, được quyền phong chức tước cho các thánh, thần, sông núi ở nước Việt, có lẽ chỉ ngoại trừ vua Đồng Khánh là vị vua Việt Nam duy nhất chịu làm em của một nữ thần mà thôi...; có vua Việt Nam còn mượn cớ đau chân để khỏi quỳ gối trước chiếu chỉ của vua Trung Quốc để chứng tỏ mình không phải là cấp dưới của vua Trung Quốc. Tóm lại, các vị vua của Việt Nam là các vị vua thực sự như các vua Trung Quốc.
Các vua Việt Nam đã dùng gần như đầy đủ các nghi thức thần quyền quân chủ dành riêng cho vua chúa Trung Quốc, chỉ có cái khác duy nhất là quyền lực thần quyền này không được phép áp đặt lên dân Trung Quốc, ngược lại, quyền lực thần quyền của vua chúa Trung Quốc cũng không áp đặt được lên vua quan và dân nước Việt, các quan của triều đình Việt Nam thì chỉ tuân lệnh và trung thành với vua Việt Nam mà thôi.
Thiên mệnh của vua Trung Quốc chỉ kéo dài đến biên giới Việt – Trung. Theo ý thức thần quyền của hai chế độ quân chủ thì biên giới này do Trời vạch sẵn và được Trời cũng như các thần bảo vệ. Cả hai nước đều ý thức được tầm quan trọng của đường biên giới này trong việc duy trì quyền lực giữa hai nước và đã giữ được sự cố định truyền thống của nó trong một thời gian rất dài trong lịch sử. Quan hệ triều cống với Trung Quốc được coi là lựa chọn thay thế duy nhất cho đối đầu, chiến tranh hoặc cấm vận kinh tế với giá rẻ nhất.
Vì vậy các triều đại phong kiến Việt Nam trên danh nghĩa vẫn là một phiên thuộc của các triều đại phong kiến Trung Quốc, hầu hết các vị vua Việt Nam lên ngôi đều phải chịu sắc phong của Trung Quốc; hoặc phải để vua Trung Quốc hợp thức hóa vương vị và thần quyền của mình như vua Quang Trung. Vào lúc loạn lạc thay đổi triều đại ở Việt Nam là cơ hội tốt để các triều đại quân chủ và phong kiến phương Bắc mượn cớ giúp vua triều trước, không chịu sắc phong cho vua mới hoặc đem quân qua can thiệp nhằm chiếm đóng và đô hộ lâu dài nước Việt như thời nhà Minh, nhà Thanh. Một số vua khác chỉ trị vì trên danh nghĩa, quyền lực thực sự lại nằm trong tay các vị chúa hoặc các đại thần và phe cánh. Hầu hết các vị vua đều được biết bằng miếu hiệu hoặc thụy hiệu và tôn hiệu vắn tắt, những trường hợp vị quân chủ chỉ đặt một niên hiệu trong thời gian tại vị thì sẽ được biết đến bằng niên hiệu.
Đối với Trung Quốc thì vua Việt Nam có tước hiệu là:
- Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ: thời họ Khúc, họ Dương, họ Kiều và nhà Ngô.
- Giao Chỉ quận vương: thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và giai đoạn đầu nhà Lý.
- An Nam quốc vương: giai đoạn cuối nhà Lý, nhà Trần, nhà Hồ, nhà Lê sơ, giai đoạn sau nhà Lê trung hưng và nhà Nguyễn Tây Sơn.
Quyền thự An Nam quốc sự: giai đoạn đầu thời Hậu Lê.
- An Nam Đô thống sứ: thời nhà Mạc và giai đoạn đầu nhà Lê trung hưng (khi triều đại này đã khôi phục Thăng Long).
- Việt Nam quốc vương: giai đoạn đầu nhà Nguyễn.
Nguồn: wikipedia
Hình ảnh: trích Khâm định Việt sử thông giám cương mục (《欽定越史通鑑綱目》): Doãn Tư Tư (尹子思) đi sứ sang Nam Tống, vua Tống (Hiếu Tông) phong cho vua Lý (Anh Tông) là An Nam quốc vương (安南國王), (ngày 30 tháng 9 năm 1164).