- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Nhân lúc vua Đinh và thế tử bị ám sát, nhà Tống liền cử binh sang xâm chiếm nước ta. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn đem quân chống giữ, rồi thay nhà Đinh làm vua. Vua đánh tan quân Tống, tỏ rõ oai phong nước nhà, giúp cho bờ cõi được định yên, có thể được coi là bậc anh hùng nhất đời vậy
______________________________
Lời chiếu chinh phạt Giao-Chỉ trong tháng 8 năm 980 của Thái-Tông nhà Tống trong An Nam chí lược:
Thanh-giáo và oai linh của nước nhà vang khắp cả mọi nơi, gần đây đất Diên-Chỉ, chưa sáp nhập vào địa-đồ Trung-Quốc, chúng ở một phương, gần nơi Ngũ-Lĩnh. Từ cuối đời Đường rối loạn, chia xẻ đất đại, rồi chúng làm ra một nước tiếm ngụy, ở xa thanh-giáo thành ra phong-tục như đứa mù đứa điếc. Kịp khi Phiên-Ngung đã bình-định, mới ban cho Chính-Sóc mà tuân hành, tuy đã phục tùng chịu làm phiên thuộc, nhưng cứ tu luyện binh lính, có ý quật cường. Lễ thờ phụng nước trên, lẽ nào như thế? Vậy ta bất đắc dĩ phải trị tội gian nguỵ để cứu dân, phải cử binh qua đánh để khai hoá xứ mọi rợ; nay cho bọn TônToàn-Hưng xuất quân qua đánh.
Tống sử chép mùa Xuân năm 981 phá được quân ta ở cửa sông Bach Đằng, Hầu Nhân Bảo làm tiên phong, Tôn Toàn Hưng đóng quân theo sau.Nhân Bảo nhiều lần giục giã nhưng Toàn Hưng không tiến quân, sau trúng kế trá hàng bị giết. Quân Tống liền rút quân về, sau đó vua Tống liền sai hặc tội. Toàn Hưng bị giết. Nhân Bảo được truy phong Công Bộ thị Lang. Toàn thư ghi khi quân Tống rút về bị quân ta truy kích, quân Tống chết quá nửa, tướng giặc là Quách Quân Biện, Triệu Phụng bị bắt.
Năm 986 thì có chế phong. An Nam Chí lược chép:
Đấng vương-giả dựng nên pháp độ đoan chính, để bảo vệ các phiên-bang. Xây dinh quán tại Kinh Sư, để cho lễ-nghi hội đồng được long-trọng, còn phong tước lộc cho chư hầu, để tỏ oai hùng của sự thống chế. Phương chi nước Diên-Chỉ (tức Giao-Chỉ) thường năm lo đường chức cống (dâng lễ vật, như lông chim thú, v.v...), tuy đã là một xứ hùng cường, nhưng không quên phục tùng mệnh lệnh (của Trung-Quốc) một cách cung thuận, lại xét có công lao. Nay quyền trí Giao-Châu Tam-Sứ Lưu-Hậu LêHoàn tư-chất nghĩa dõng, bẩm tính trung thuần, được lòng quốc dân, kính cẩn giữ lễ phiên thần. Trước đây, Đinh-Triền (con Đinh-Bộ-Lĩnh) đương còn thơ-ấu và khờ dại, không biết trị dân, nên Lê-Hoàn lấy tưcách thân tín cật ruột, giữ các đạo quân, hiệu lệnh từ trong tay, có ân có oai; họ Đinh tự giải quyền Tam-Sứ để tuân theo ý nguyện của mọi người. Nay Lê-Hoàn mặc dầu xa cách, vẫn tỏ lòng thành kính, xin lãnh tiết-mao. Như vậy không khác gì Sĩ-Nhiếp anh-minh, hóa dân Việt đều theo lễ-nghĩa; Triệu-Đà cung thuận, tuân mệnh Hán không dám đơn sai. Vậy nên cho Lê-Hoàn giữ chức Nguyên-Nhung, ngang hàng với các bậc Hầu-Tước, cai quản các nước rợ và tôn trọng sứ mệnh của trời. Nay gia thêm hàm Kim-Tử Quang-Lộc đại-phu Kiểm-hiệu Thái-Uý-Sứ, trì tiết đô đốc chư quân sự.
Năm 991 thì có sứ nhà Tống sang. Tống sử chép rằng Lê Hoàn tự nói gần đây giao chiến với giặc man, bị ngã ngựa gãy chân nên nhận chiếu không bái lạy. Sang năm 993 thì chính thức phong Lê Hoàn làm Giao Chỉ quận vương.
______________________________
Tài liệu tham khảo:
Đại Việt sử ký toàn thư
An Nam Chí lược
Tống Sử( An Nam truyện)
Nguồn: fanpage Linhs.vn