Vũ trụ nội mạc phi phận sự???

1

123konica

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hi! Lớp 11( chương trình SGK cũ ấy), tớ được học bài thơ "Bài ca ngất ngưởng" của cụ Nguyễn Công Trứ. Câu đầu tiên( hình như là câu đề từ gì đấy, ko nhớ lắm) là:
Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Phần ghi chú của SGK giải thích câu này là: Trong trời đất, không việc gì không phải của ta. Trong khi nếu phân tích xác chữ thì :Vũ trụ nội mạc : trong trời đất/ phi: không/phận sự : trách nhiệm, việc( của ta)
Thế thì tóm lại là thế nào? WHY? :-o
 
A

amaranth

Câu ấy phải ngắt nhịp 3 / 4, ai ngắt 4/3 là đọc như két chứ chẳng hiểu gì.
Đây nhé
Vũ trụ nội = trong trời đất
mạc = không có, không phải, không đúng
phi phận sự = không phải chuyện của mình
mạc phi phận sự = không có gì là không phải chuyện của mình
Đây là cách nói 2 lần phủ định :)

Cũng tương tự như "Vô phi nhất chẩm mộng trung xuân", vô là không, phi cũng là không… cả câu dịch là không có gì ngoài một giấc mộng xuân trên gối.
:)
 
A

amaranth

123konica said:
Hơ, thế "mạc" nghĩa là "không" à? Ai biết!:D
Am pờ rồ nhể!
Đâu có pro gì đâu, cũng là trong SGK mà ra
Hồi cấp II có học một bài kệ của Mãn Giác thiền sư đọc trước khi viên tịch, trong đó có 2 câu cuối:
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

Không phải hễ xuân tàn thì hoa rụng hết
Trước sân đêm qua vẫn có một cành mai
:)
 
C

conu

Trong trời đất ko có việc gì ko phải là việc của ta.
-> Đề cao ý thức trách nhiệm của bản thân nhà thơ với cuộc đời.
 
T

thefool

Hay thật,thế mới là cụ Nguyễn Công Trứ chứ.
Nhưng tớ hiểu nó cũng gần giống câu này:
"Tất cả thiên hạ đều là của thiên tử".
Nói chung là mấy trăm năm rồi,nhiều cái chỉ còn để tham khảo.
 
T

trinhluan

amaranth said:
123konica said:
Hơ, thế "mạc" nghĩa là "không" à? Ai biết!:D
Am pờ rồ nhể!
Đâu có pro gì đâu, cũng là trong SGK mà ra
Hồi cấp II có học một bài kệ của Mãn Giác thiền sư đọc trước khi viên tịch, trong đó có 2 câu cuối:
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

Không phải hễ xuân tàn thì hoa rụng hết
Trước sân đêm qua vẫn có một cành mai
:)

Mình lại được học bài của Mãn Giác Thiền Sư nhưng câu dịch thơ của nó hay hơn của cậu:
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước một nhành mai.
Bạn thấy thế nào nhịp thơ khác chứ?
 
1

123konica

Không phải, câu của Am là câu dịch nghĩa thôi. Câu ấy có phải thơ đâu mà có nhịp. Còn bản dịch thơ ấy là của SGK thì phải.
À mà, "Đêm qua sân trước một nhành mai"( not "xuân trước"). hehe
 
Top Bottom