E
emgai_no1
Mộc lan (danh pháp khoa học: Magnolia) là một chi lớn gồm khoảng 210 loài[1] thực vật có hoa thuộc phân lớp Magnoliidae, họ Magnoliaceae.
Các loài mộc lan có phân bố rời rạc, với trung tâm chính là Đông Á và Đông Nam Á và các vùng tập trung nhỏ hơn là đông Bắc Mỹ, Trung Mỹ, vùng Caribe, và một số loài ở Nam Mỹ. Tên khoa học của chi Mộc lan được đặt theo tên của nhà thực vật học người Pháp Pierre Magnol. Mộc lan là một chi thực vật cổ đã tiến hóa trước khi ong xuất hiện, hoa mộc lan đã phát triển để khuyến khích sự thụ phấn bởi côn trùng cánhh cứng. Do đó, hoa mộc lan có lá noãn cứng để tránh bị hỏng do bọ cánh cứng ăn và bò quanh. Các mẫu hóa thạch của M. acuminata được xác định có niên đại khoảng 20 triệu năm, và một số hóa thạch của các loài thực vật thuộc họ Mộc lan được xác định niên đại 95 triệu năm. Một đặc điểm nguyên thủy khác của các loài mộc lan là chúng không có đài hoa và cánh hoa tách biệt.
Các loài mộc lan có phân bố rời rạc, với trung tâm chính là Đông Á và Đông Nam Á và các vùng tập trung nhỏ hơn là đông Bắc Mỹ, Trung Mỹ, vùng Caribe, và một số loài ở Nam Mỹ. Tên khoa học của chi Mộc lan được đặt theo tên của nhà thực vật học người Pháp Pierre Magnol. Mộc lan là một chi thực vật cổ đã tiến hóa trước khi ong xuất hiện, hoa mộc lan đã phát triển để khuyến khích sự thụ phấn bởi côn trùng cánhh cứng. Do đó, hoa mộc lan có lá noãn cứng để tránh bị hỏng do bọ cánh cứng ăn và bò quanh. Các mẫu hóa thạch của M. acuminata được xác định có niên đại khoảng 20 triệu năm, và một số hóa thạch của các loài thực vật thuộc họ Mộc lan được xác định niên đại 95 triệu năm. Một đặc điểm nguyên thủy khác của các loài mộc lan là chúng không có đài hoa và cánh hoa tách biệt.