Văn 11 Vội vàng- Xuân Diệu

duongnguyenpro1990@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
21 Tháng hai 2016
7
0
16
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có ý kiến cho rằng: ''Vội vàng thể hiện niềm khát khao giao cảm với đời mãnh liệt của Xuân Diệu'', ý kiến khác khẳng định : ''Bài thơ cho thấy quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của thi nhân''. Bằng cảm nhận của anh chị về tác phẩm hãy trình bày suy nghĩ về các ý kiến trên.

Mình đang cần nộp gấp, mong mọi người giúp đỡ.
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Có ý kiến cho rằng: ''Vội vàng thể hiện niềm khát khao giao cảm với đời mãnh liệt của Xuân Diệu'', ý kiến khác khẳng định : ''Bài thơ cho thấy quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của thi nhân''. Bằng cảm nhận của anh chị về tác phẩm hãy trình bày suy nghĩ về các ý kiến trên.

Mình đang cần nộp gấp, mong mọi người giúp đỡ.
Bạn tham khảo dàn ý nhé
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhận định.
TB:
- Nhận định về 2 ý kiến
- Phân tích, chứng minh
+ "Vội vàng thể hiện niềm khát khao giao cảm với đời mãnh liệt của Xuân Diệu"
  • Niềm khát khao giao cảm với đời của Xuân Diệu thể hiện ngay trong những câu thơ đầu của bài thơ. Đó là khát khao níu giữ sự sống muôn màu sắc của nhân vật trữ tình.
  • Nhân vật trữ tình vì vậy mà có khát khao- ước muốn rất táo bạo: tắt nắng, buộc gió.
  • Khao khát ấy càng cháy bỏng khi tác giả sử dụng nghệ thuật điệp cấu trúc "tôi muốn". Nhân vật trữ tình muốn " tắt nắng" để giữ màu cho cuộc sống, muốn "buộc gió" lại để lưu hương cho đời -> khao khát muốn được lưu giữ khoảnh khắc hiện tại bằng cách chặn đứng bước đi của thời gian.
  • Điệp từ "đừng" vang lên như một lời cầu xin vẻ tươi thắm của cuộc đời còn mãi.
=> Bốn câu đầu, tác giả đã diễn tả khát vọng mãnh liệt lưu giữ vẻ đẹp cuộc sống xung quanh
  • Xuân Diệu còn muốn giao cảm với đời khi hoà mình với thiên nhiên.
  • Trong chín câu tiếp, bức tranh mùa xuân toát ra từ vừng mặt trời, từ ánh sáng lộng lẫy chói loà, mùa xuân của vạn vật bừng lên vẻ đẹp diệu kì với cây, lá, hoa, chim muông,....
  • Cây lá tràn ngập một màu xanh tươi trẻ, mát mẻ tràn đầy sức sống, mang lại hương thơm, âm thanh rì rào huyền diệu; mùa xuân còn đến với âm thanh rộn rã, trong trẻo, náo nức của chim yến chim oanh, của những cánh ong,...
  • Âm hưởng của đoạn thơ nhanh, báo nức giống như tiếng reo vui thích thú của con người khao khát giao hoà với đời.
  • Đến cuối bài thơ, tác giả kết thúc "Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!" chính là đỉnh cao của khát vọng mãnh liệt, hay đó cũng chính là tiếng gọi, là lời kết thúc.
+ ''Bài thơ cho thấy quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của thi nhân''
  • Mở đầu bài thơ, nhân vật trữ tình xưng "tôi" -> đây là cái tôi đầy bản lĩnh, cái tôi cá nhân đầy thi sĩ xuất hiện một cách trực tiếp, bộc lộ khát khao của lòng mình.
  • Trong mắt thi nhân, vẻ đẹp của con người được lấy làm tiêu chuẩn. "Mặt trời" được tác giả ví như cặp mắt người tiên nữ, vị thần Vui gõ cửa mỗi sớm mai, chớp mắt toả ra ánh hào quang làm lộng lẫy cả bức tranh.
  • Bức tranh xuân như một thiên đường trên mặt đất, nó không ở đâu xa mà ngay bên cạnh.
  • Hình ảnh "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần" là một hình ảnh thơ rất táo bạo, độc đáo, rất Xuân Diệu. Ông nói "tháng giêng" "ngon" chứ không phải "đẹp", một mùa xuân tươi ngon, quyến rũ gọi mời như một người thiếu nữ.
  • Mặc dù đang đắm chìm trong hạnh phúc, sung sướng khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cuộc đời nhưng Xuân Diệu chỉ sung sướng một nửa, một nửa phải vội vàng.
  • Thi sĩ cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian vì vậy ông luôn nhạy cảm với từng bước đi của thời gian. Ông cuống quýt, vội vàng, giục giã mọi người sống cao độ từng giây từng phút, sống hết mình.
  • Cho đến đoạn thơ cuối, cách xưng hô thay đổi, giờ đây tác giả xưng "ta". Dường như ông muốn truyền tình yêu cuộc sống cho tất cả mọi người.
  • Mùa xuân, cuộc đời trong mắt Xuân Diệu được hình dung như cơ thể thiếu nữ, nàng xuân kiều diễm, quả chín mọng, ửng hồng...
- Bình luận: hai ý kiến đều đúng cho dù là về phong cách riêng của Xuân Diệu hay tiêu biểu là trong bài thơ "Vội vàng"
+ Hai ý kiến không mâu thuẫn, đối lập nhau mà được đan xen thể hiện trong sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí của bài thơ; được thể hiện thành công qua cách nhìn, cách cảm mới
và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ và cách sử dụng ngôn từ, nhịp điệu.
+ Khát khao giao cảm với đời nên Xuân Diệu mới say đắm cuộc sống tươi đẹp nơi trần gian, mới nuối tiếc, âu lo trước sự chảy trôi không bao giờ quay lại của thời gian, mới muốn ôm trọn sự sống vào lòng.
KB: Khẳng định giá trị của hai ý kiến, nêu cảm xúc bản thân.
 
Top Bottom