"vợ nhặt"

T

teddy_dh1007

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

phân tích tâm trạng của bà cụ Tứ trong vợ nhặt của KL

Kim Lân là một trong những cây bút xuất sắc của nên văn học Việt Nam hiện đại. Thế giới nghệ thuật của ông gắn liền với khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân. Với sự thấu hiểu và cảm thông sâu sắc của mình, Kim Lân đã viết những tác fẩm ca ngợi vẻ đẹp của người nông dân, những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng. "Vợ nhặt' là một trong những tác fẩm của ông được rút ra từ tập "Con chó xấu xí".Trong "Vợ nhặt" ta không chỉ thấy một anh cu Tràng xấu xí,nghèo khổ mà nhân hậu ,một Thị với khát vọng sống mãnh liệt mà còn thấy hình ảnh của một người mẹ rất mực yêu thương con-bà cụ Tứ.
Để xây dựng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện,Kim Lân đã không đặc tả về ngoại hình , gia cảnh và chuỗi các hành động như Tràng và Thị. Bà cụ Tứ trong truyện hiện lên là một người mẹ với những nét tâm trạng rất fức tạp, rất có chiều sâu.KL đã miêu tả rất thành công diễn biến tâm lí của bà cụ T vào ngày con trai đưa vợ về nhà.KL đã xxây dựng cho "Vợ nhặt" một tình huống truyện rất bất ngờ và éo le.Bà cụ Tứ được đặt trong cái tình huống nhặt được vợ của người con trai, đã không tránh khỏi thoáng ngỡ ngàng, ngạc nhiên giây fút đầu. Khi về nhà, nhìn thấy có một người đàn bà lạ đứng đầu giường con trai mình, bà đã tự hỏi mình" Quái,sao lại có người đàn bà nào ở trong đấy nhỉ?".Bà cụ tự nhiên thấy mắt mình nhoèn ra, cố gắng nhìn kĩ, mà không thể nhận ra đó là ai.Tuy nhiên, chỉ với vài câu giới thiệu rất ngắn của Tràng, bà đã hiểu ra mọi sự.Sự ngạc nhiên ban đầu đã chuyển dần sang sự buồn tủi khi bà cụ chỉ cúi đầu đứng lặng.Lòng của người mẹ dường như cảm thấy xót xa cho số fận đứa con của mình, cảm thấy đáng thương cho đứa con dâu cưới về trong lúc khó khắn này.Bà buồn tủi vì không thể cưới nổi vợ cho con khi trong nhà "ăn nên làm nổi",thương con vì "không biết có nuôi nổi nhau qua cơn đói khát này không?".Nước mắt của người mẹ dường như đã cạn bà cụ Tứởi cái khắc nhiệt của cuộn sống nên chỉ còn có thể " trong kẽ mắt kèm nhèm ấy, rỉ xuống hai dòng nước mắt".Dĩ nhiên,bà cụ Tứ cảm thấy vui khi con mình lấy được vợ, là mẹ ai chẳng nmuốn con mình được yên bà cụ Tứề gia thất,con trai bà lại là người đàn ông không có ưu điểm gì nổi bà cụ Tứật vậy mà bây giờ lại có vợ theo về.Lòng của bà mẹ chắc hẳn đã ngập tràn niềm vui,Nhưng niềm vui vừa mới chớm hé đã phải ngăn lại vì nỗi lo gần như xâm chiếm, cái "mừng lòng" của của bà cụ Tứ đã nói lên tất cả, bà chỉ dám vui chứ không dám bộc lộ ra.Cái buồn tủi của bà mẹ không thể lo nổi cho con dần nguối ngoai khi bà ngẩng lên nhìn người đàn bà -nàg dâu của mình.Bà đã tự nhủ với lòng rằng:" Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có vợ được ".Suy nghĩ của bà cụ vừa thể hiện một sự thương cảm đối với người đàn bà xa lạ, theo về làm vợ con mình, vừa thể hiện một cái nhìn thấu hiểu lẽ đời của bà cụ. Không như những bà mẹ khác, bà cụ Tứ hiểu rất rõ rằng một người con trai như con mình không thể tìm được một người vợ,bà và con trai dường như đã chấp nhận sự thật đó để sống vậy mà giờ đây lại có người phụ nữ đồng ý theo về "mái nhà tranh rúm ró này" làm dâu, lòng bà cảm thấy một sự đồng cảm và thương xót cho số phận nàg dâu.Chỉ qua chi tiết này, KL đã chỉ ta thấy rõ một bà cụ Tứ tuy nghèo khổ nhưng mà giàu long nhân hậu, tuy ít được đi đây đi đó mà lại rất sâu sắc và thấu hiểu lẽ đời.Đó cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn của một người mẹ nông dân rất đỗi thương con .
Không chỉ là người giàu lòng nhân hậu, và thấu hiểu sự đời, bà cụ Tứ còn là một mẹ lạc quan và tinh tưởng tưởng vào cuộc sống.Sáng đầu tiên có nàng dâu mới mới bà đã dậy sớm cùng con dâu quét trước, dọn dẹp nhà cửa .Hơn thế nữa, bà còn tự tay chuẩn bị buổi sáng cho con mình.Điều này đã thể hiện rõ sự chăm sóc,yêu thương của tấm lòng một người mẹ đối với con mình,"bà cụ cảm thấy nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác thường, cái mặt bủng beo, u ám của bà rạng rỡ hẳn lên".Dường như trong bà đang có một luồng sinh khí mới. Trong khi con trai và con dâu còn vướng bận nỗi lo về mưu ssinh thì bà cụ Tứ lại có cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống.Trong cái tăm tối của nạn đói, trong tình cảnh cái chết cận kề từng ngày thì bà cụ vẫn nói về tương lai đầy tin tưởng.Những câu nói động viên của bà với con -bức tranh về tương lai đang được bà vẽ ra trong cảnh đời u tối càng làm sáng bừng lên niềm tin vào cuộc sống của bà."Tràng ạ, khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà,.Tao tình rằng cái chỗ đầu bếp kia làm chuồng gà thì tiện quá.Ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem".Đặc biệt là câu nói của bà nói với con khi ăn bát cháo cám ."Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy!".,không chỉ thể hiện sự chấp nhận thực tại của bà cụ Tứ để hướng đến một ngày mai tươi sáng hơn mà còn góp phần lên án gay gắt chế độ thực dân phong kiến đã đưa con người đến bước đường cùng.Đáng lẽ chính những người trẻ phải là người động viên, thối hi vọng vào cuốc sống, thì đây chính bà cụ Tứ ,người già nhất trong nhà lại có được cái nhìn lạc quan nhất về tương lai." Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ , ai khó ba đời."Phải chăng, trong con người của bà mẹ khốn khổ này đang cháy lên khát vọng sống mãnh liệt và niềm tin vào tương lai?
Chỉ với bút fáp đặc tả nội tâm, KL đã khắc họa lên một người mẹ nông dân vừa thường con, tuy nghèo khổ nhưng giàu lòng nhân hậu và nhất là có niềm tin vào cuộc sống và tương lai. Bà cụ Tứ chính là hiện thân của những người mẹ nông dân trước cách mạng,lam lũ nhưng vẫn sáng lên vể đạp tâm hồn.Đồng thời, từ cái tình huống éo le mà bà cụ đang gặp phải đã lên án ,tố cáo tội ác của chế đọ thực dân phong kiến đã đẩy đưa cuộc sống con người vào đường tối ngõ cụt, vào tận cùng của sự khổ đau.
.
 
Top Bottom