Võ học và người học võ

J

jeetkunedo_9x

Lão võ sư Trần Tiến
Chưởng môn Thiếu Lâm nội gia quyền.


Người đời, kể cả nhiều người tập võ thường hiểu một cách khá đơn giản, phiến diện về võ học. Họ thường cho rằng học võ đơn thuần là giúp người ta tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai và nhất là giúp người ta khắc địch thủ, thắng bằng những kỹ thuật chiến đấu. Hiểu như vậy chưa đúng lắm. Thực vậy, ngoài những điểm nêu trên, võ học còn mang lại cho ta những đức tính vô cùng đáng quý trong cuộc sống, đó là lòng dũng cảm, sự trầm tĩnh, khiêm nhường, vị tha, nghị lực và sức chịu đựng. Người học võ am hiểu được võ học chỉ dùng vũ lực để giáo hóa cảnh tỉnh đối phương chứ tuyệt nhiên không phải để thỏa mãn sự hiếu thắng của mình. Tuy nhiên, việc dùng vũ lực là hết sức hạn chế. Người học võ phải luôn tự kiềm chế mình, nhường nhịn để tránh dùng vũ lực, đó chính là sự rèn luyện võ đạo. Người võ sĩ thấm nhuần tinh thần võ học phải là người hiếu hòa, khiêm nhượng, có thể đánh thắng đối thủ, nhưng không đánh mà dùng cách ôn hòa để giải quyết, đó là tinh thần thượng võ. Tuy nhiên, muốn thắng người trước hết phải thắng mình, phải thắng được sự khiếp nhược hay tức giận ở mình.
Tập võ để khỏe mạnh, chiến đấu tốt đã khó, nhưng để thấm nhuần tinh thần thượng võ của võ học càng khó vô cùng. Do đó, người luyện võ phải luôn tự trau dồi cho bản thân mình những điều cần thiết đã thấm nhuần tinh thần võ học.

Kiến thức võ học.
Kiến thức võ học mênh mông như biển. Ngoài việc phát huy những kiến thức cổ truyền, ta còn phải luôn luôn học hỏi kiến thức nước bạn, rút ra những cái tinh hoa, cải tiến cho hợp với thể trạng và tinh thần dân tộc ta.

Sức mạnh tiếm ẩn.
Sức mạnh trong võ thuật có hai dạng chính: Sức mạnh có thể thấy được và sức mạnh tiềm ẩn.
Sức mạnh có thể thấy được là do rèn luyện ngoại công: Chạy nhảy, múa quyền, luyện cước, vận khí, điều tiết kết hợp với suy tưởng. Sự gạt bỏ tạp niệm, tập trung suy tưởng và vận khí đúng cách sẽ giúp ta phát huy hết được những năng lực to lớn tiềm tàng trong người cũng như hấp thụ những năng lượng không nhỏ trong thiên nhiên (Khí trời, ánh dương, …).

Chịu đựng.
Trong luyện tập có nhiều gian khổ, nếu không có sức chịu đựng thì khó lòng tới được thành công.
Rèn luyện sức chịu đựng cũng là rèn luyện tính kiên nhẫn và nghị lực.
Có được ba điều này, ta có thể dũng cảm vượt qua được mọi gian nan, trắc trở trong cuộc đời.

Điềm tĩnh.
Điềm tĩnh chính là yếu tố không thể thiếu trong đức tính một người luyện võ. Vì chỉ khi thật điềm tĩnh, ta mới có thể lý luận một cách logic, tìm xem cách thức giải quyết tối ưu trong hoàn cảnh khó khăn, nhất là trong hoàn cảnh phải dùng lực để giải quyết.

Tự tin.
Người học võ không thể thiếu đức tự tin. Phải tự tin mới có thể thắng người hay tự thắng mình, nếu không tự tin, ắt thất bại sẽ tới. Tuy nhiên tự tin, biết mình, nhưng cũng phải biết người, như thế ta mới tránh được những thất bại đáng tiếc.

Kết luận.
Khi đã có được một kiến thức võ học rộng rãi, một sức mạnh tiềm ẩn, một sức chịu đựng, có sự điềm tĩnh, tự tin … và một ý chí không ngừng học hỏi trau dồi sáng tạo, chắc chắn bạn sẽ đạt tới được những đỉnh cao mà bạn không ngờ. Tuy nhiên trong võ học thì không biết đâu là đỉnh cao nhất, vì như tôi đã nói:
Võ học là mênh mông vô cùng cũng như tâm hồn con người vậy.
Và chính trên con đường đi tới cái vô tận ấy, ta sẽ có được một món quà vô giá:ĐẠO ĐỨC VÕ HỌC.

Form: vothuat.net
 
Last edited by a moderator:
J

jeetkunedo_9x

Tuyệt kỹ Thập bát La hán của Thiếu lâm quyền

Tuyệt kỹ Thập bát La hán của Thiếu lâm quyền

Những năm 1960, ở Sài Gòn lưu truyền một bài quyền mang tên Thập bát La Hán, giữa lúc bên Trung Quốc còn đang tìm nguồn gốc Thập bát La Hán quyền...

Không dễ dàng gì mà trong thế “muôn nhà đua tiếng” của các võ phái Trung Nguyên thời xưa, Thiếu Lâm lại giữ được vị thế Thái Sơn Bắc đẩu. Đó là một hệ thống phong phú, hợp nhất tinh túy của võ học Trung Quốc trong lịch sử.
Theo các bộ quyền phả còn lưu giữ được, Thiếu Lâm kungfu gồm tất cả 708 bộ, trong đó những kungfu liên quan đến chưởng thuật và vũ khí chiếm 552 bộ, còn lại là các công pháp: 72 tuyệt kỹ, cầm nã pháp, cách đấu pháp, tá cốt, điểm huyệt, khí công… hiện tồn hơn 200 bộ.
Yếu chỉ công phu Thiếu Lâm là thiền - võ hợp nhất. Hòa thượng Thích Diên Võ, truyền nhân chính tông của Thiếu Lâm võ phái hiện nay chia sẻ: “Qua quá trình tích lũy hơn ngàn năm, yếu tố “võ” và “thiền” trong công phu Thiếu Lâm đã kết hợp nhuần nhuyễn, phần võ được dung hòa vào tham thiền. Đây là điểm khác biệt giữa công phu Thiếu Lâm và võ thuật của các phái hệ khác".
Điều đó hẳn nhiên lí giải vì sao những công phu thượng thừa của Thiếu Lâm gắn với các truyền thuyết Phật giáo, đặc biệt là những tuyệt kĩ gắn với tên tuổi đã trở nên lừng danh: Thập bát La Hán.

Thập bát La Hán: Từ truyền thuyết nhà Phật đến Đạt Ma viện

Thập bát La Hán là 18 vị A La Hán trong truyền thuyết nhà Phật, không về Tây Thiên mà ở lại thế gian để hộ trì chính pháp. Các La Hán này vốn dĩ chỉ có 16 người, là những nhân vật có thật trong lịch sử, đệ tử của Phật Thích Ca. Đến cuối đời Đường, người ta thêm vào 2 vị Tôn giả, từ đó mà thành 18 vị.
Sự ra đời danh xưng Thập bát La Hán gắn với nhiều huyền thoại và tranh luận, nhưng một cách đơn giản nhất, nó trùng hợp với văn hóa tâm linh Trung Hoa nói riêng và phương Đông nói chung, coi 18 - bội số của 9, là con số đẹp và linh thiêng.

18_La_Han.jpg
Đó là trong truyền thuyết nhà Phật. Còn ở Thiếu Lâm tự, Thập bát La Hán là 18 đệ nhất cao thủ của Đạt Ma viện, được đứng vào hàng ngũ này là sự thừa nhận cao nhất đối với công phu môn phái. Phan Quốc Tĩnh, tức Thích Diên Võ đại sư nhắc đến ở trên, chính là một trong Thập bát La Hán của Thiếu Lâm Đạt Ma viện, và là nhân vật đại biểu cho Thiếu Lâm kungfu ở Trung Quốc cũng như truyền bá ra thế giới hiện nay.
Xét trên phương diện võ học, Thập bát La Hán ghi dấu ấn ở 2 cấp độ: kungfu cá nhân (Thập bát La Hán thủ, La Hán quyền và La Hán công) và trận pháp (Thập bát La Hán trận).
Thập bát La Hán thủ và La Hán quyền

đời Lương, Đạt Ma sư tổ hành cước phương Nam, trú lại Thiếu Lâm tự, thấy tăng chúng yếu mệt rệu rã, Ngài phán: “Phật pháp tuy ở ngoài thân xác, nhưng muốn đạt được chân tu, trước hết thân xác phải khỏe mạnh, sau đó linh hồn mới dễ ngộ đạo". Ngài bèn dạy cho chúng đệ tử các thuật luyện công, trong đó có 18 phép luyện tập cường gân tráng cốt, gọi là Thập bát La Hán thủ - thủ pháp khai tông mà Đạt Ma truyền lại.

Đến khi Đạt Ma viên tịch, tăng đồ xiêu tán, sự truyền thừa cũng chẳng còn trọn vẹn, những bí kíp Dịch cân kinh, Tẩy tủy kinh đều nhuốm màu truyền thuyết, nhưng Thập bát La Hán thủ thì vẫn còn là bài tập nội môn của đệ tử Thiếu Lâm.

Nói một cách đơn giản, Thập bát La Hán thủ là 18 thế tập, đúng hơn là 18 bước luyện tập, mô phỏng tư thế của 18 La Hán. Đáp lại những lời chê công pháp này quá giản đơn, ai cũng có thể học, người luyện võ thượng thừa đều hiểu rằng, tinh hoa nhiều khi không nằm trong câu chữ cầu kỳ phức tạp, mà ở khả năng của người học lĩnh hội thâm ý bên trong.

Tuy nhiên, Thập bát La Hán thủ có phải là nguồn gốc Thập bát La Hán quyền, và có phải là bài La Hán quyền mà chúng ta từng nghe biết đến hiện nay hay không?
Qua những tài liệu hiện có, chắc chắn tồn tại ít nhất một bài quyền Thập bát La Hán trong lịch sử. Tuy vậy, nguồn gốc của nó thì còn nhiều tranh cãi.

Truyền thuyết có nhắc về một nhân vật là Giác Viễn thượng nhân, một thiền sư của Thiếu Lâm Tung Sơn, người đã dựa trên nền tảng Thập bát La Hán thủ để tạo ra Thất thập nhị huyền môn (72 kungfu bí truyền) làm nền tảng cho Thiếu Lâm quyền sau này, sau đó truyền lại cho Bạch Ngọc Phong. Bạch Ngọc Phong đã kết hợp với Ngũ cầm hí và Bát đoạn cẩm khai triển thành Ngũ hình quyền. Tuy nhiên, lai lịch của 2 nhân vật này còn nhiều bí ẩn.
Có tài liệu chép rằng Giác Viễn sống vào đầu đời Minh, tức là thời kỳ huy hoàng của Thiếu Lâm kungfu, nhưng cũng có tài liệu cho rằng ông là người đời Tống – thời kỳ phát triển rực rỡ của quyền thuật Thiếu Lâm, với sự ra đời của Thiếu Lâm Thái Tổ Trường quyền.

Hiện nay, trong hệ thống quyền pháp Thiếu Lâm Tung Sơn có tồn tại một hệ thống La Hán quyền, nhưng không có bài quyền mang tên Thập bát La Hán. Trong khi đó, những năm 60 của thế kỷ trước, ở Sài Gòn, Việt Nam lại lưu truyền một bài quyền mang tên Thập bát La Hán. Đó là bài quyền do Thiện Tâm thiền sư Đoàn Tâm Ảnh nước ta sáng tạo ra, và chưa nạp vào danh sách của Thiếu Lâm Trung Quốc.

Thập bát La Hán công

Thập bát La Hán công là một trong những tuyệt kỹ của Thiếu Lâm, nâng được ngàn cân, phá tan gạch đá. Bí quyết của tuyệt kỹ này nằm ở “khí”, tức nội công, nhân tố hết sức cơ bản và có vẻ đơn giản, nhưng lại là nền tảng của võ công, và là niềm kiêu hãnh của các danh môn chính phái.
Cho đến nay, các bài luyện nội công vẫn là phần cơ bản được chú trọng nhất ở Thiếu Lâm. Khi luyện tập phải chuẩn bị một dây lưng, thắt vừa luồn được 3 ngón tay, không chặt hơn, cũng không được lỏng hơn.
Luyện công về lý thuyết chỉ gồm 3 kỹ năng cơ bản: đỉnh khí, phôn khí và thôn khí. Kỹ năng thứ nhất, đỉnh khí, hít sâu, rồi dùng lực toàn thân đẩy khí lên huyệt bách hội trên đỉnh đầu. Kỹ năng thứ 2, phôn khí, hít sâu, rồi đẩy khí từ bụng thoát ra ngoài qua đường mũi. Thực hiện bước này, cơ bắp toàn thân đều vận động, khí huyết ngập tràn cơ thể, thần lực ngưng kết. Kỹ năng thứ 3, thôn khí, nuốt khí từng ngụm như cách nuốt thức ăn, khí hạ đan điền, nén chùng khí huyết, vận khí bằng ý niệm, chứ không dùng lực. Trong 3 chiêu, chiêu thứ 3 không những ngược với 2 chiêu trước, mà còn đòi hỏi sự tập trung tinh lực cao độ nhất.

Ba kỹ năng nghe tưởng rất đơn giản, nhưng để hoàn thành những bài tập này, đệ tử Thiếu Lâm thường mất không dưới vài năm! Cũng không đơn giản là đứng một chỗ tập hít thở, các kỹ năng này đều được vận dụng trong những bài tập thực tế rất nặng, thậm chí nguy hiểm, đặc biệt trong Thất thập nhị huyền công. Những kungfu thiết đầu công, thiết tí công, thiên cân trụy… với mãnh lực và sức bền đáng kinh ngạc mà chúng ta còn được thấy qua các màn biểu diễn tại Thiếu Lâm Tung Sơn đều là kết quả của một nền tảng nội công thâm hậu.


Form: vothuat.net
 
Last edited by a moderator:
J

jeetkunedo_9x

Con đường hóa rồng của Lý Tiểu Long


Ra đi ở tuổi 33 nhưng Lý Tiểu Long vẫn mãi được coi là một tượng đài võ thuật của điện ảnh.

Mặc dù trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Lý Tiểu Long chỉ tham gia một số ít phim nhưng hình ảnh của anh trên thế giới vẫn luôn vững vàng và mạnh mẽ như nắm đấm huyền thoại của chính anh. Mất ngày 20/7/1973, nhưng cho đến lúc này và chắc chắn sẽ còn rất lâu nữa, Lý Tiểu Long sẽ mãi được nhắc tới như một biểu tượng kungfu.
t383176.jpg
t383177.jpg
Năm 1966, Lee đóng cặp cùng Van Williams trong serie phim truyền hình Mỹ có tênGreen Hornet. Đây là bộ phim đưa anh đến với công chúng Mỹ. Việc chọn Bruce Lee tham gia Green Hornet cũng là một quyết định táo bạo, bởi lẽ vào thời điểm đó, hầu như chẳng có hãng phim nào cho rằng một người châu Á có thể đảm nhận vai chính thành công. Trên thực tế, Lý Tiểu Long sinh ra ở Mỹ - anh sinh ngày 27/11/1940 tại San Francisco - nhưng lại lớn lên ở Hong Kong.
t383178.jpg
Cậu thanh niên Lý Tiểu Long thường xuyên đánh nhau trên đường phố, điều này đã khiến tháng 4/1959, bố mẹ quyết định đưa anh trở lại San Francisco để sống với chị gái. Tại đây, Lý Tiểu Long làm công việc hầu bàn, học xong trung học, và bắt đầu tự học kung fu. Trong ảnh là Lý Tiểu Long của năm 1959.
t383179.jpg
Sau khi tốt nghiệp trung học, Lý Tiểu Long theo học khoa kịch nghệ tại đại học Washington. Tuy nhiên, năm 1964, anh bỏ ngang để xây dựng một võ đường ở Oakland, California. Trong ảnh là một cảnh của Lý Tiểu Long trong Green Hornet.
t383180.jpg
Năm 1965, thất vọng với màn trình diễn của mình tại một giải thi đấu võ thuật, Lý Tiểu Long đã tự tạo ra một loại võ riêng. Anh gọi nó là Tiệt quyền đạo (nhưng ở Việt Nam, nó có cái tên phổ biến hơn là Triệt quyền đạo). Môn võ này có tính linh hoạt hơn rất nhiều so với các môn võ khác.
t383181.jpg
Lòng quả cảm của Lý Tiểu Long được thể hiện trong các trận đấu ở cả trên sàn đấu lẫn ngoài đường phố. Năm 1964, Lý Tiểu Long nổi tiếng sau khi hạ gục một đối thủ - kẻ yêu cầu anh phải ngừng nhận học trò không phải là người Trung Quốc. Trong suốt cuộc đời của mình, Lý Tiểu Long luôn phải không ngừng chiến đấu.
t383182.jpg
Năm 1966, Lý Tiểu Long bắt đầu để ý đến Hollywood. Sau đó, anh có cơ hội tham gia Green Hornet. Anh đóng trọn vẹn một mùa. Trong 2 mùa sau đó, Lý Tiểu Long xuất hiện nhiều lần với vai trò là khách mời.
t383183.jpg
Năm 1969, Lý Tiểu Long có một vai diễn nhỏ trong bộ phim Marlowe. Nhận thấy người Mỹ chưa sẵn sàng với một nam diễn viên người châu Á đảm nhận vai chính nên anh quyết định trở lại Hong Kong và tham gia một loạt bộ phim hành động từ năm 1971. Trong ảnh là Lý Tiểu Long trong phim Game of Death năm 1978.
t383184.jpg
Năm 1972, Lý Tiểu Long tham gia Way of the Dragon. Bộ phim có một cảnh đánh nhau khó quên giữa anh và Chuck Norris. Thời điểm đó, Chuck Norris vẫn là một cái tên mới mẻ.
t383185.jpg
Năm 1973, Lý Tiểu Long có cơ hội tái xuất với Hollywood khi tham gia Enter the Dragon. Đây là bộ phim do hãng Warner Brothers hợp tác sản xuất cùng Golden Harvest của Hong Kong. Kinh phí làm phim là 850.000 USD và doanh thu là khoảng 90 triệu USD.
t383186.jpg
Những bước chân di chuyển như một vũ công ballet của Lý Tiểu Long trong bộ phimEnter the Dragon.
t383187.jpg
6 ngày trước khi Enter the Dragon ra rạp, Lý Tiểu Long qua đời vì chứng phù não. Ngày 20/7/1973, khi đang ở nhà một nữ diễn viên người Đài Loan, Lý Tiểu Long kêu đau đầu, anh uống thuốc giảm đau, chợp mắt và rồi không bao giờ tỉnh dậy. Cái chết của Lý Tiểu Long được cho là do dị ứng với thuốc giảm đau kết hợp với chấn thương não trước đó của anh.
t383188.jpg
Tin đồn xung quanh cái chết của Lý Tiểu Long vẫn không ngừng xuất hiện. Một số người cho rằng anh bị hội Tam hoàng của Trung Quốc ám sát, bị bỏ bùa mê và chết vì một kiểu sex "bí truyền" của người châu Á. 20 năm sau cái chết của Lý Tiểu Long, con trai anh là Brandon cũng qua đời do một tai nạn khi đang đóng phim The Crow. Trong lúc thực hiện cảnh bắn súng, một viên đạn trong khẩu 44 đã bắn trúng người Brandon (đáng lẽ khẩu súng không có đạn). Khi đó, Brandon mới tròn 30 tuổi. Điều này càng làm xuất hiện thêm nhiều tin đồn về gia đình Lý Tiểu Long.
t383189.jpg
Sau khi Lý Tiểu Long qua đời, hãng Golden Harvest quyết định hoàn thành bộ phim dang dở mà Lý Tiểu Long phải tạm ngưng để tham gia Enter the Dragon. Bộ phim đó có tên Game of Death và ra mắt vào năm 1978. Để lấp khoảng trống mà Lý Tiểu Long để lại, trong một cảnh phim, đoàn làm phim đã sử dụng "tiểu xảo" như dùng ảnh khuôn mặt có kích thước như thật của Lý Tiểu Long để phản chiếu trong gương. Tuy nhiên, không xử lý cẩn thận, khi chiếu phim, lỗi này đã bị phát hiện.
t383190.jpg
Nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 65 của Lý Tiểu Long, ngày 27/11/2005, người ta đã dựng một bức tượng Lý Tiểu Long bằng đồng trên đại lộ Ngôi sao ở Hong Kong.
Sưu tầm
 
Last edited by a moderator:
J

jeetkunedo_9x

Những hình ảnh chưa từng thấy của Lý Tiểu Long


Phút giây hai vợ chồng ngôi sao kung-fu âu yếm cậu con trai nhỏ hay một Lý Tiểu Long râu ria xồm xoàm là những hình ảnh mà người hâm mộ hiếm gặp trước đây.


t372158.jpg
t372159.jpg
Lý Tiểu Long từng có một thời râu ria xồm xoàm
t372160.jpg
Anh hùng cưỡi trên lưng hổ
t372161.jpg
t372162.jpg
t372163.jpg
Hai vợ chồng Lý Tiểu Long hạnh phúc bên đứa con nhỏ
t372165.jpg
Ảnh cưới của huyền thoại kung-fu
t372168.jpg
t372172.jpg
Lý Tiểu Long vốn là người rất yêu trẻ con. Thật đáng tiếc vì con anh không theo nghiệp diễn xuất hay võ thuật của cha.
t372174.jpg
Phút trầm tư của người anh hùng
t372176.jpg
t372177.jpg
Lý Tiểu Long thuở còn thơ ấu...
t372179.jpg
... và lúc niên thiếu - anh nhanh chóng trở thành một võ sư tên tuổi từ khi còn rất trẻ.
Sưu tầm
 
Last edited by a moderator:
J

jeetkunedo_9x

Ý nghĩa về cách chào nhau trong võ thuật

Ý nghĩa về cách chào nhau trong võ thuật

Trong võ thuật, chào là thao tác đầu phải học khi nhập môn. Võ sinh nghiêng mình trước võ sư, hay lịch sự chắp tay trước đấu thủ, là một biểu tượng văn hoá không thể thiếu. Động tác cúi mình thể hiện sự kính trọng, thao tác tay chứa đựng những ý nghĩa vừa rất võ đạo, lại rất đời. Nhưng ý nghĩa thực tế của các thao tác chào khác nhau là gì? Chúng xuất phát từ đâu? Và những thông điệp bí ẩn nào ẩn chứa phía sau các cách chào tưởng chừng đơn giản?

Những lý do để chào thật đa dạng: võ sinh chào khi đặt chân vào hay rời khỏi sàn tập, đầu hoặc cuối giờ học, lúc bắt đầu hoặc kết thúc giờ thi đấu... Ngoài việc bày tỏ sự kính trọng với võ sư và các đồng đạo, chào còn có nhiều mục đích sâu xa khác. Có thể, đó là phương cách để rũ bỏ mọi ưu tư bên ngoài phòng tập. Đôi khi, qua kiểu chào, chúng ta có thể nhận biết đặc trưng của môn võ hay tầm cỡ cuộc đấu. Hệt như cầu thủ bóng rổ luôn đập banh theo một nhịp độ nhất định trước khi ném phạt, chào có thể là cách thức chuẩn bị tư tưởng cho một bài diễn khó.

Quan trọng nhất, chào hé mở các bí mật của võ thuật. Chưa có thao tác đơn giản nào lại chứa lượng thông tin nhiều như thế về nguyên lý của võ thuật. Đầy tính hình tượng, tư thế cánh tay của võ sĩ khi chào giống như bề ngoài của những vật thể mang tính ẩn dụ sâu sắc. Vài lúc khác, chào lại "nhắc khéo" về các nguyên lý của trường phái võ riêng. Tóm lại, chào luôn chứa một thông điệp quan trọng cho môn võ được đại diện.

Một trong những cách chào phổ biến nhất trong võ thuật là lối chào truyền thống của Trung Hoa:"QUẢ ĐẤM THIẾU LÂM" hay còn được gọi là "THIẾU LÂM QUYỀN", được áp dụng nhiều trong Kung Fu, Wushu, Karaté Kenpo, Tang soo do, và nhiều môn võ Tàu khác. Thao tác khá đơn giản: bạn nắm tay phải thành quả đấm, rồi đặt tựa vào lòng bàn tay trái đang mở ra và hơi cong.

Lối chào này bắt nguồn từ thời Trung Hoa phong kiến. Năm 1644, quân Mãn Châu lật đổ triều Minh. Nhiều người đã phải đến chùa Thiếu Lâm tại tỉnh Hà Nam để ẩn náu. Thiếu Lâm Tự lúc ấy đã trở thành trung tâm của phong trào kháng Mãn Châu. Để dễ dàng nhận biết những người cùng chí hướng, một động tác bí mật đã được sáng tạo ra: quả đấm tay phải tượng trưng cho mặt trời, bàn tay trái mở ra hơi cong chính là mặt trăng. Trong chiết tự Trung Quốc chữ NHẬT cạnh chữ NGUYỆT chính là chữ MINH ! Lối ra dấu bí mật này dần trở thành kiểu chào trong các môn võ khi tập luyện, rồi lan truyền khắp thế giới với tên gọi:"QUẢ ĐẤM THIẾU LÂM", hay "THIẾU LÂM QUYỀN".

Nhiều môn phái khác khi áp dụng kiểu chào này đã giải nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Wushu cho rằng tay phải tượng trưng cho 5 người, mà ngón tay cái là tôi và 4 ngón còn lại là bạn. Biến thành quả đấm, họ đoàn kết lại chống kẻ địch. Bàn tay trái mở ra cho thấy võ sĩ không có vũ khí để chiến đấu, ngoại trừ những bộ phận của chính anh ta.

Còn Karaté Kenpo lại cho rằng:"QUẢ ĐẤM THIẾU LÂM" hay "THIẾU LÂM QUYỀN" chính là "Hãy che đậy võ công của bạn kín như kho tàng trong túi". Cánh tay phải tượng trưng khả năng Karaté, còn tay trái là phương cách võ sĩ nên sử dụng khả năng này. Lời chào nhắc nhở võ sĩ phải khiêm tốn và không được lạm dụng kỹ năng.

Riêng trường phái Shorin-ryu Karaté lại gọi là "Tử quyền và Sinh quyền". "Tử quyền" là quả đấm tay phải, có thể giết người. "Sinh quyền" là bàn tay trái, biểu hiện lòng nhân từ. Sinh quyền phủ lên tử quyền, mang ý nghĩa võ sĩ phải tìm cách giải quyết vấn đề trước khi dùng sức mạnh.

Nhiều môn phái khác cũng giải thích "QUẢ ĐẤM THIẾU LÂM" hay "THIẾU LÂM QUYỀN" theo phong cách tương tự: "Hoà giải phải vượt trên sức mạnh" hay "Tôi giữ vũ khí trong bao che".

Một biến dạng khác của "QUẢ ĐẤM THIẾU LÂM" hay "THIẾU LÂM QUYỀN". Qủa đấm phải và bàn tay trái giữ nguyên, nhưng chỉ chạm nhau rất nhẹ. Lối chào này gặp nhiều trong các môn võ xuất phát từ Trung Hoa: Wushu, Kenpo, và một số hệ thống Kung Fu. Biến dạng này có tên: "Văn võ song toàn": tay phải tượng trưng cho người chiến sĩ, tay trái là nhà nho, và một võ sĩ phải tập trung cả sức mạnh thể xác và trí tuệ để đạt được thắng lợi.

"QUẢ ĐẤM THIẾU LÂM" hay "THIẾU LÂM QUYỀN" qua các biến dạng cho thấy những tôn chỉ riêng và khác nhau của các trường phái võ thuật. Một kiểu chào có thể nhấn mạnh mối quan hệ và sự tự tin, trong khi kiểu khác lại biểu thị sự nhún nhường, cương định hoặc mối cân bằng giữa nội công và ngoại lực.

Ngoài dạng chào "QUẢ ĐẤM THIẾU LÂM" hay "THIẾU LÂM QUYỀN" còn dạng chào: chắp hai tay trong tư thế cầu nguyện trước ngực. Kiểu chào này xuất hiện trong nhiều trường phái võ Tàu và võ Nhật với nhiều tên gọi khác nhau nhưng nguyên quán thực sự là Thiếu Lâm Tự Trung Hoa với tên "BÀN TAY PHẬT TỔ".

Theo truyền thuyết, nhiều nhà sư Thiếu Lâm khó giữ được tỉnh táo khi ngồi thiền hoặc bế quan. Họ đã phải nghĩ ra một loạt bài tập để có thể tập trung tư tưởng và luyện công tốt hơn, sau này biến thành kỹ năng của võ thuật. PHẬT THỦ hay PHẬT CHƯỞNG chính là một trong các tư thế trầm tư dựa theo hình ảnh của Phật Tổ.

Ngày nay "PHẬT THỦ" xuất hiện với nhiều biến dạng và nhiều cách giảng giải khác nhau. Hệ thống này cho rằng: đó là ước vọng không phải áp dụng võ lực, mà chỉ cần lòng khoan dung. Hệ thống khác lại "phiên dịch" PHẬT THỦ thành lời nguyện cầu cho những gì tốt nhất sẽ đến trong luyện tập.

Tổng quát, mỗi kiểu chào truyền đi các thông điệp về phương pháp tập luyện, mục đích, triết lý và sự thật của môn võ được nhắc đến. Có đến 3 khía cạnh để xem xét những biểu tượng của kiểu chào.

Đầu tiên, chào biểu hiện những vật cụ thể như kiếm hay các khái niệm chung như cuộc sống và quyền lực? Trong trường hợp đầu phương hướng giảng dạy nhắm đến sự áp dụng đặc thù, còn ngược lại là giảng dạy theo các khái niệm chung.
Sau đó, lời chào được thực hiện cung kính hay thân mật? Thái độ chào có thể gợi đến tính hình thức, kỷ luật và độ nghiêm khắc của môn phái.

Cuối cùng, lời chào như một lời nhắc nhở bản thân hay cảnh cáo đối phương? Vài trường hợp, lời chào nhắc lại cho võ sĩ các nguyên lý của môn phái (như nhún nhường), và mục đích chính là tự hoàn thiện. Các hệ thống khác lại xem chào như giao tiếp với đấu thủ tưởng tượng như lời giới thiệu: "Gặp anh, tôi rất hoà nhã, nhưng cũng biết tự bảo vệ khi cần thiết".

Như vậy, lời chào là cánh cửa đầu của toà nhà nguyên tắc và triết lý võ thuật. Chúng khác các đòn thế ở chỗ truyền đạt thông điệp hoàn toàn hình thức. Nghiên cứu hình thức này, người ta có thể gặt hái những kiến thức sâu hơn về võ mà không phải thực hiện bất kỳ cú đấm đá nào !

Sưu tầm

 
J

jeetkunedo_9x

Phương pháp luyện quyền

Phương pháp luyện quyền

http://www.vothuat.net.vn/Web/?jumpto=article&articleid=1480

Khái niệm chung về Quyền

Quyền là một chuỗi các động tác phối hợp giữa những đòn thế căn bản gạt, chém, chỏ, đấm, đá mà tạo thành, nhằm giúp người tập có bản lĩnh ứng xử, phản xạ tay chân linh hoạt nhanh nhẹn, có sức chịu đựng dẻo dai, tăng cường thể lực, tạo tốc độ với ý hướng bảo vệ mình và tấn công, chế ngự đối phương.. Kỹ thuật của quyền rất đa dạng, khi chậm, khi nhanh, khi mạnh, khi nhẹ, khi đánh xa, khi đánh gần, khi đánh thấp, khi đánh cao, khi đánh đòn đơn, khi đánh đòn kép, có khi đánh trực diện, có khi tung ra 2 phía, khi chập chờn đơn độc, khi tung ra liên hoàn, người đi quyền thường xuyên di chuyển, đi, nhảy, né tránh, lăn lộn.. để phù hợp với tình huống tấn công hoặc phòng thủ…

Quyền là tập hợp của những cái nhanh nhẹn, sắc bén, khéo léo, dai dẳng, hùng dũng, uyển chuyển mềm mại, quyền là một chuỗi thể thức liên hoàn giúp cho người võ sĩ có một phương pháp luyện công nhất định.

00006.jpg


Ngày nay người ta đã chế ra những thế vồ, vã của hổ, những thế trườn, uốn éo của loài rắn, những thế nhảy nhót, múa chao đảo của loài vượn … xem thì đơn giản, nhưng thật ra là cả một kỹ thuật phức tạp mà cả đời người nối tiếp qua bao thế hệ, quan sát, nghiên cứu và sáng chế ra để tạo thành, và người tập phải dày công luyện tập trải qua nhiều ngày tháng gian khổ mới hoàn thiện và thực hành có hiệu quả…
Phương pháp luyện Quyền
Muốn luyện thành, người võ sĩ phải để hết tâm trí vào kỹ thuật, hòa mình - đồng nhất với thiên nhiên, tâm phải cảm ứng với vũ trụ thì mới đạt thành. Vì: Quyền là một nghệ thuật vận động hài hoà giữa sức mạnh, sức bật, sức bền, độ dẻo, tính nhịp nhàng hoà hợp giữa thiên nhiên và con người, với tính năng thu âm, thu dương, khắc cương, khắc nhu tạo nên nếp nghĩ giúp tư tưởng người võ sĩ hướng thiện hành hiệp trượng nghĩa.
Luyện quyền là phải thấu triệt quyền, quyền chứa cái tự nhiên tự tại, vừa là tâm huyết tinh thần, vừa là hồn của hành động, vừa là khí, vừa là ứng dụng phẩm cách… cho nên người đi quyền không phải tự dưng mà đánh đẹp, đánh hay và xuất sắc được mà phải để hết tâm hồn vào từng động tác khi tung ra. Luyện quyền phải trở thành thói quen thường nhật, và không phải giữ trong đầu óc những động tác gì???? Mà phải là những động tác tự nhiên xuất phát ra từ phản xạ của thói quen…ý lực hài hoà, chân tay linh động, vung ra như đến cõi xa, thu vào như gom muôn cõi, tinh thần bay thoát, tâm hồn sảng khoái, chứa đựng những điều thiện, điều lành trong ý hướng hiến ích, phục vụ thế gian..
Tại sao cùng một bài quyền mà có người đánh xuất sắc trông thấy hay và hấp dẫn, có người đánh bình thường không thấy hấp dẫn chút nào?
Một bài quyền muốn đánh cho hay và xuất sắc cần đòi hỏi ở người luyện có một phẩm chất riêng, một niềm đam mê mãnh liệt, một tinh thần ý chí cao độ mới để hết tâm trí vào từng thế đánh, trải tâm hồn của mình mở rộng như cánh cửa bốn mùa đón gió, như vậy người tập mới có khả năng lĩnh hội được tính cương nhu phối triển, âm dương hoà hợp của bài quyền, khi đi quyền phải diễn tả được sự linh động, tâm thân hợp nhất, nhập mình vào từng động tác, tung đòn chính xác, nhắm thẳng mục tiêu cần đạt đến..
Cổ nhân chúng ta đã có nói:
“Dùi đánh mãi cũng không thủng được mặt trống, nhưng mũi lao nhỏ có thể đâm xuyên nó dễ dàng”

Sưu tầm

 
J

jeetkunedo_9x

Bí quyết luyện khí công của người Nhật

Bí quyết luyện khí công của người Nhật

Người Nhật có phương pháp luyện công gọi là “Kiai”, họ luôn ý thức được sự lợi hại của bí thuật này. Bài viết này cống hiến cho bạn đọc những điều cần biết về bí thuật này.

“Kiai” là nghĩa gì? “Ki” có nghĩa là ý thức hoặc tinh thần. “Ai”, là đọc ngắn động từ “Awasu” nghĩa là “tổ hợp”.

“Kiai” nghĩa là tổ hợp tinh thần, hoặc là tập trung tinh thần.

Trước kia, bí thuật này được áp dụng trong ngành võ bị. Các quân nhân đã dùng nó để chống cự với địch thủ có khí giới dù mình tay không, hoặc đơn độc chống một số đông.

CÁCH TẬP

Trước khi nói đến cách tập luyện để được thành công, ta nên hiểu “Kiai” là cái gì?

“Kiai” được tượng trưng bằng tiếng thét quái gở mà người ta cho là tự trong bụng vang ra.

Người ta nói rằng nguồn sinh lực đã được luyện thành và chất chứa trong bụng, nơi mà người Nhật gọi là “Saika Tanden”, ở dưới rốn vài phân mà người Trung Hoa gọi đó là Đan điền.

Các quyền sư chính tông Nhật Bản đều đồng ý cho rằng muốn đạt được đến quyền năng kỳ bí này, phải là người thật bền chí, có công tập luyện theo phương pháp hết sức khó khăn và lâu dài. Theo họ, thân hình lực sĩ đầy gân cốt, ngực nở nang, mà thường thường được người Tây Âu mê thích là một điều kiện phụ thuộc. Họ chỉ cần một cái dạ dưới rắn chắc với nhiều bắp thịt dẻo dai.

Nguyên tắc này đã được mọi nhà quyền thuật cao siêu đồng ý, nên mới có câu truyền tụng như sau: “Tanden ni Chikara wor tenu” nghĩa là “tập trung toàn lực vào bụng”.

Người ta cũng không phủ nhận công việc của trí óc, tập trung ý chí để chỉ huy hoạt động vật chất, cơ thể của con người, để cho các bắp thịt bên ngoài được nở nang. Vì nhờ được nở nang, nên bắp thịt mới mạnh mẽ và dẻo dai có thể tăng thêm sinh lực cho người. Nhưng nếu người ta khôn khéo hơn, biết tập trung ý chí, tinh thần một cách quả quyết, thì nó sẽ ảnh hưởng đến cái “thần” của ta và tăng gia cường lực mà người ta chắc rằng nhờ sự gia tăng này, những hoạt động cao cả nào cũng có kết quả tốt đẹp.

Nhờ cái “Thần” được huấn luyện chín chắn, nhờ một ý chí cứng cỏi điều khiển ta có thể làm khiếp một địch thủ, dù to lớn, khỏe mạnh hơn ta, mà tinh thần yếu kém hơn.

Một phát ngôn viên của phái quân nhân Nhật không ngại lời khi tuyên bố với tôi như sau:

“Trong trận giặc Nga-Nhật 1904-1905, mặc dù quân Nga vóc có lớn và nặng cân và quân khí có ngang ngửa nhau, cũng phải lui binh trước quân đội Nhật, nhỏ thó, yếu sức hơn, từ trận đánh trường giang đến lúc đánh giáp lá cà, vì quân dân Nhật được một cái “Thần” điêu luyện nhất là các sĩ quan dòng Samurai hiện giờ cũng gọi là Shizoku”.

Và nhiều yếu nhân Nhật cũng bày tỏ ý kiến rằng những người nào tự tử bằng cách rạch bụng mà ta thường được nghe nói “Harakiri” hay gọi khiêm nhường hơn là “Seppuku” luôn luôn là người có luyện “Thần” rất chắc chắn.

Luôn luôn trong lúc luyện cách “tập trung ý chí” đều có một tiếng thét từ trong bụng vang ra. Tiếng thét này, đã làm kinh khủng địch thủ và ta muốn thao túng cách nào tùy ý. Chúng ta phải nhớ để ý rằng không phải tiếng thét đó là nguy hiểm mà chính là cái “khí lực” từ trong bụng tung ra đó mới là lợi hại.

Ta có thể nói khi lấy hơi vào bụng là vận khí, và khi thét và tung hơi ra để lung lạc địch thủ là đề khí.

Những chuyện kể trên không phải là không khoa học. Vì như các bạn đã được biết là khi nào một tiếng chát chúa vang lên trên không, phát ra nhiều sóng âm dao động không khí có thể làm cho ta mất thần, hốt hoảng. Thí dụ: tiếng còi hú hoặc tiếng súng nổ.

Trong các trường Nhu đạo ở Nhật, “Kiai” là một trong những phương pháp hồi dương chính thức được dùng để cứu chữa cho những người bị nghẹt thở vì siết cổ, bị ngợp nước, hoặc các tai nạn khác. Nhiều khi những nạn nhân đã nín thở mà vẫn có thể cứu tỉnh được.

Người Nhật từ ngàn xưa, đã nhìn nhận rằng “Kiai”, là tiềm lực đã ngự trị đời sống con người và nó cũng là những nguồn sinh lực cần thiết cho nhân loại hay nói rộng hơn chút nữa là: đó là nguồn sinh lực của tất cả nguồn sinh lực của người.

Trên thế giới, từ Âu sang Á, quan niệm “tập trung tinh thần” đã được áp dụng trên các phương diện: từ chính trị đến tiêu khiển như đánh cờ.

Nhưng làm sao để luyện được nó?

Như trên đã giải nghĩa, “Kiai” có nghĩa là tập trung ý thức hay tinh thần. Đây có nghĩa rộng thêm hơn là: trong cuộc tập trung tinh thần thì tự nhiên, tinh thần mạnh lấn áp, điều khiển tinh thần yếu hơn.

Luận xa thêm một chút nó là một nghệ thuật tập trung tất cả sinh lực, tinh thần vào một vật nhất định với ý chí kiên quyết tiêu trừ hoặc cưỡng chế vật đó: đây là phần nói về tâm lý.

Về phần thực tế, nó vốn là phương pháp hô hấp thật sâu và dài hơi.

Tập bí thuật “Kiai” gần giống như tập “Thiền định” theo Phật pháp. Luôn luôn khổ luyện, cách nào cho tâm trí không sao lãng. Khẩu hiệu của “Kiai” là tập cho ý chí luôn luôn là “một” và “không phân tán”. Một người nào đạt được kết quả này, thì trước hoàn cảnh nào họ cũng bình thản, không vội vàng cũng không chậm trễ nhất là không bối rối. Lúc nào họ cũng tự tin và đủ sáng suốt để ứng phó với thời cơ.

Tóm lại sự “duy nhất” ý chí và giữ nó “không phân tán” có nghĩa là tổ hợp năng lực tinh thần vào một mục tiêu nhất định.

Ta phải tập luyện ý thức, lúc nào cũng kiên quyết ứng phó với mọi hoàn cảnh, mọi thời cơ và nhất là lúc nào cũng tập cho nó luôn luôn ứng đối thắng lợi trước khả năng tinh thần của địch thủ. Muốn thắng lợi hoặc nắm luôn luôn phần chủ động, ta phải làm cho địch thủ mất tự chủ, nghĩa là làm cho lòng họ xao xuyến bị động mà ta nắm phần chủ động.

Sư cụ Takuan đã dạy: “Lý trí dùng ý thức là một chiếc xe có thể mang nó đi bao la rộng rãi vừa với tầm hoạt động của nó”. Lý trí kiểm soát ý thức, nhưng lắm khi ý thức cũng chi phối được lý trí vậy. Khi nào ý thức yên ổn, lý trí cũng được yên ổn theo. Lý trí nằm kín trong tâm hồn con người, ý chí tích cực hoạt động đúng theo chỉ thị của lý trí.

Trong sự tập luyện bí thuật “Kiai”, ý thức cần phải được huấn luyện hết sức cần mẫn.

Trong kiếm thuật và giới quân sự, thường thường người ta thích luyện cho ý thức và sức mạnh cùng đi chung. Thí dụ, như ta muốn lấy vật gì ta đẹp ý. Ta cho rằng đây là do trong tâm hoặc lý trí ta mà có. Muốn lấy được vật kia, ta đưa tay ra và ta vớ được nó, theo mệnh lệnh của lý trí. Hành động này người Nhật kêu là “Ki”. Khi tay ta với được món nọ và nắm lại đem về cho ta, thế là ta đã dùng đến sức mạnh, Nhật kêu là Chikara. Nếu không có hai khả năng này, ta không làm gì được cả.

Như thế Tâm hoặc lý trí ra mệnh lệnh cho ý thức và sức lực lại do ý thức sai khiến.

Sở dĩ nói dài dòng về lý trí, tâm, ý thức là để cho bạn đọc ý thức được rõ sự liên lạc giữa các yếu tố ấy, vì nó liên hệ đến bí thuật “Kiai”.

Bí thuật “Kiai” nằm trong sự huấn luyện ý thức. Nếu một khi ý thức yếu kém, nó không đủ khả năng để nhận được mạng lịnh của lý trí. Người Tây Âu thường nói: Một tinh thần mạnh, trong một thể xác mạnh. “Kiai” cương quyết cho rằng, muốn được một tinh thần mạnh, phải do nơi một tinh thần cứng cỏi. “Kiai” là sự sinh tồn của con người, theo lý thuyết, thì “Kiai” có thể làm cho con người ta đạt tới chỗ “không giống gì làm hại được”.

Ông Senno Rikiu, là nhà chuyên môn về khoa “Trà đạo”, trong đời Hideyoshi, là một bậc kỳ tài về bí thuật “Kiai”. Lãnh chúa Hideyoshi, có thói quen dạy bầy tôi: “Bá quan hãy xem Rikiu pha trà, và nhìn xem khắp thân mình ông ta toàn là “Kiai”, không có chỗ nào công kích được”.

Đại tướng Kato Kiyomasa, một thượng tướng của lãnh chúa Hideyoshi, người đã có công to nhất trong cuộc thôn tính Cao Ly (Triều Tiên), lại được hân hạnh nghe câu khen tặng của lãnh chúa về Rikiu và định bụng bẽ mặt ông này cho đã. Một bữa kia, ông ta được “phụng giá” sang viếng nhà Rikiu, và nhất định, đây là dịp mà ông ta có thể thi hành ý xấu của mình. Khi vào nhà, ông ta lại nhận thấy nơi ông Rikiu một chỗ yếu, mà nhờ đó, ông ta có thể hạ thủ: ông ta nắm lấy cây quạt, định bụng dùng nó để đánh địch thủ. Nhưng ông ta chưa kịp giơ quạt lên thì Rikiu qua ngó lãnh chúa và tâu một cách thản nhiên rằng: “Tướng quân có một bầy tôi rất đáng quý là Kiyomasa vậy”, và lại nhìn Kiyomasa làm cho ông này tắt thở.

Bàn về chuyện này, giới thẩm quyền về bí thuật này quả quyết rằng Kiyomasa nhận thấy ra chỗ trống trong người của địch thủ, nhưng khi ông ta nghĩ đến phần thắng nắm chắc trong tay mình, thì lúc ấy, tinh thần ông lại không tập trung làm một, lúc ấy Rikiu đã lấp chỗ hỡ của mình kín đáo và dùng “Kiai” để thắng địch thủ.

Ghi chú: (1) Toyotomi Hideyoshi (1536-1598) thay Nobunaga làm Tướng quân (1585-1598) có công bình định và thống nhất Nhật Bản, nhưng thất bại trong các cuộc viễn chinh tại Cao Ly (1592, 1597).
Sưu tầm


Form: vothuat.net
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom