Võ học và người học võ

J

jeetkunedo_9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Luyện ý khi lực

Luyện ý sinh ra khí, dẫn khí tạo ra lực. Luyên ý khí lực sẽ cải thiện sức khở tăng cường thể lực. Luyện khí có thể chống lại bệnh tật kéo dài tuổi thọ " Luyện khí là một trong nhiều môn thuốc trường sinh ko mất tiền mua" như lão võ sư Trần Tiến đã nói
LUYỆN Ýtới đâu, cơ rắn cứng như sắt đến đó, đấy là hiệu quả của huấn luyện khí công, tức là chỉ cần người luyện công nghĩ tới chỗ nào là chỗ đó liền cứng như sắt.[/FONT]

[FONT='Times New Roman', Times, serif] Dẫn khí, bố khí, tự mình bài đả, đều là tiến hành rèn luyện đúng các bộ phận trong cơ thể, cũng gọi là thực luyện mà khí công thì tịnh không có động tác dẫn khí nào đặc biệt, cũng không có dụng cụ nào để tiens hành bài đả cơ thể. Những động tác dẫn khí, bài đả đều là trong ý niệm của người luyện công, thông qua huấn luyện cường hóa của ý niệm hình thành điều kiện phản xạ, cải thiện tốc độ truyền đệ của đây thần kinh nguyên, điều chỉnh kết cấu của tổ chức cơ bắp, đề cao đàn tính của cơ bắp, tăng cường tố chất kháng kích. loại tập này gọi là ý niệm " huấn luyện "cũng gọi là hư luyện.[/FONT]
[FONT='Times New Roman', Times, serif] Ý công huấn luyện là 1 bước tiến trên cơ sở các công pháp. Tầng thứ càng cao thì hình thức càng giảm hiệu quả càng cao. Luyện lâu công pháp này chẳng những thấy rõ tăng cưỡng sức kháng kichstrong cơ thể, chịu đựng đc sức kháng kích của thu công ( tức là đã luyện qua ngạch công như thiết sa chưởng) mà còn có thể phản ứng kháng kích đươi tình thế bất ngờ ko mảy may chuẩn bị, gặp đối phương đột kích, dánh lén, dánh úp, hóa nguy thành an đấy là ưu điểm của khí công[/FONT]

[/FONT][/LEFT][/COLOR]
1. LUYỆN Ý VỚI TƯ THẾ ĐỨNG. Luyện ý niệm trong tư thế đứng để đạt công hiệu, tức là luyện ý công đứng. Tư thế đứng có thể lấy tự nhiên làm chủ, bất luận đứng chụm chân, đứng dang chân,... đều đ cả.
Dưới đây phân tích thế đứng khai bộ.
1. đứng dang chân luyện ý công đầu bộ(chống rắn)
Người luyện công đứng dang chân, cơ thể buông lỏng, rồi ngưng thần tĩnh khí, tập trung ý niệm,đừng để phân tán hỗn loạn.
Khối đá ngàn cân tự trời giáng
Thần công đầu sắt vẫn an nhiên.
Người luyện côn gý niệm như có nhiều những khối đá nặng ngàn cân từ trời rơi xuống, kèm theo tiếng vu vu như xé ko khí, nhằm rơi giữa đỉnh đầu kêu ầm 1 tiếng, người luyện công trong nội thể phát sinh kháng kích, cơ bắp căng thẳng, kết quả tảnh đá vỡ tan mà người luyện công vẫn an nhiên vô sự, ko hề xây xước. Khối đá này vỡ đên khối khác rơi xuống, khí thế lớn mạnh chẳng khác nào núi thái sơn đè xuống đỉnh đầu mà người luyện đầu cứng hơn sắt, trước sau vẫn an nhiên vô sự
Lời thuật trên đây hoàn toàn là nội dung ý niệm, sự thực chẳng những ko có tảng dá nào mà người luyện công vận khí bố khí cũng là trong ý niệm. Nội khí vẫn tự nhiên, cơ bắp buông lỏng chỉ có thế mới đạt dc mục đích tập luyện
Tưởng tượng như thế có vẻ siêu thường, loại khí siêu thường đó đối với người luyện công rất có ích.Người xưa luyện kiếm trên núi , bên thác nước,...là đều có mục đích, tìm một nơi di sơn hải đảo, loại khí này luyện thành công khi lâm trận rất oai lực.

2. Đứng dang chân , luyện đầu bộ (chống bén) Nguồi luyện công đứng dang chân, cơ thể buông lỏng, ngưng thần tĩnh khí, khiến ý tập trung.
Người luyện công ý niệm như mình đang đứng ở đỉnh núi cao, khí phách hiên ngang, hùng vĩ, nhìn các ngọn núi xung quanh đều thấy nhỏ, người luyện công đứng trên đỉnh núi, thân thể dần to lớn ra, biến thành cự nhân khí thế oai hùng, chân đạp núi cao đầu đội trời xanh.
Trong ý niệm sau khi đã biến thành cự nhân, lúc ấy có cảm giác vạn vật ko thay đổi đc mình, sau đấy ý niệm một chiếc búa lớn ngàn cân từ trên trời theo 1 tiếng sét, chiếc búa lớn đó xa xuống bổ vào đỉnh đầu, người luyện công quát lớn 1 tiếng lớn, chiếc búa bật đi ko bổ đc vao đỉnh đầu chiếc búa lớn bật trở lại ko trung, lại giáng xuống nhằm bổ vào đầu nhưng gặp kình lực kháng trú búa bật lại tung ra mất dạng.
Những điều trình bày trên đây, toàn là nội dung ý niệm. Thực tế người luyện công hoàn toàn buông lỏng, ko mảy may khẩn trương, miễn cưỡng.
Người luyện công ý niệm phi thường trọng yếu, mục đích đều là tăng lòng tin, tăng cường khí thế ko j` lay chuyển lúc lâm trận. Thường thường luyện tập chẳng những tăng cường công lực kháng nhệu đầu bộ, mà lâu ngày sẽ dưỡng thành khí hạo nhiên, có tác dụng tích cực khi chiến đấu.

 
Last edited by a moderator:
J

jeetkunedo_9x

tuyệt kỹ thiếu lâm

Tui có cách luyện 10 tuyệt kĩ đầu tiên.tuy chỉ là luyện căn bản nhưng nó rất có ích để rèn luyện sức khỏe
Thiếu Lâm thất thập nhị huyền công :


--- 01. Thiết tý công pháp ---

Luyện pháp :
1) Khi mới tập dùng một cột gỗ tròn, trơn; hai tay đánh nhẹ cả phần trong lẫn phần ngoài cánh tay. Khi đánh 2 tay trái, phải thay đổi nhau. Mỗi một tay phải đánh đều cả bốn mặt. Hàng ngày tập nhiều lần, dần dần tăng lên 10 lần, trăm lần, nghìn lần; từ nhẹ đến nặng, sau đó dùng đến mãnh lực để đánh (h.1)

2) Dần dần thay đổi đánh cột gỗ bằng thân cây. Do thân cây thô ráp, gồ ghề không trơn như cọc gỗ nên phần da tay dễ bị trầy xướt. Cần tập đều hằng ngày. Sau 2 năm tay sẽ không còn cảm thấy đau, càng đánh càng có lực, 2 tay cũng càng ngày càng cứng chắc (h.2)
3) Sau 2 năm luyện đánh thân cây, chuyển sang đánh cọc đá tròn. Hàng ngày khắc khổ luyện tập, 2 tay thay nhau tập đều đặn (h.3)

4) Sau khi tập đánh cọc đá tròn lại tiếp tục thay bằng cọc đá vuông bốn cạnh, 2 tay thay đổi nhau đánh liên tục. Mỗi ngày tập đánh từ 10 đến 100 lần (h.4)
5) Khi một tay đã có thể đánh gãy cọc đá tròn (h.5) vẫn tiếp tục đánh cọc đá vuông theo phương pháp cũ không được nghỉ ngày nào

6) Khi một tay có thể đánh gãy cọc đá vuông (h.6) vẫn phải tiếp tục tập tiếp. Lúc này 2 cánh tay đã trở nên cứng như sắt, khi đánh người nếu mạnh sẽ làm gãy xương.
Công pháp lược giải :
1) Thiết tý công là công pháp ngoại công trong số 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm, hoàn toàn thuộc về Dương kình
2) Các bộ vị thường được tập luyện là : vai, cánh tay trên, cánh tay dưới, cổ tay, ...
3) Luyện tập Thiết tý công có thể làm cho cánh tay rắn chắc có lực, cơ nhục kiên ngạnh, gân cốt rắn như sắt
4) Thiếu Lâm quyền phổ nhận xét : luyện tập công phu này sẽ nhanh thấy hiệu quả, phương pháp luyện cũng rất dễ dàng, bảo đảm da thịt gân cốt ít bị tổn thương, rất dễ thành công, tăng tuần hoàn máu. Cần cố gắng luyện tập với tinh thần cao từ đầu chí cuối

--- 02. Bài đả công pháp ---

Luyện pháp :
1) Cầm 1 miếng gỗ chắc dài khoảng 25cm, rộng 10cm, dày 3cm trên tay để đánh phần cạnh của miếng gỗ lên các bộ phận của cơ thể. Thứ tự đánh như sau : đập vào cánh tay, hai tay đổi nhau, mỗi tay 100 lần từ nhẹ đến nặng. Sau đó đập vào hai chân, tay phải cầm gỗ đánh vào chân trái, tiếp theo đổi cho tay trái và chân phải. Kế đó đến phần bụng, eo sau và hai bên vai. Hàng ngày tập như thế vào buổi sáng và tối; mỗi lần đập vào các bộ vị khoảng 100 lần, kiên trì tập khoảng 1 năm rưỡi (h.7)

2) Bước thứ 2 là dùng gạch nung (gạch xây nhà), phương pháp tập như trên, liên tục tập trong 1 năm (h.8)
3) Bước thứ 3 là dùng miếng sắt hoặc đồng tập trong vòng 1 năm rưỡi, khi đó toàn bộ công phu đã hoàn tất nhưng vẫn tiếp tục luyện không nên gián đoạn (h.9)
Sau khi đã hoàn tất công phu, toàn thân trên dưới săn chắc vô địch, tuy đao thương vẫn có thể sát thương nhưng quyền cước khi chạm phải sẽ không gây thương tích
Công pháp lược giải :
1) Thiếu Lâm Bài đả công là công pháp ngạnh công trong 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm chính tông, đồng thời cũng là nội trạng nhuyễn kình công, là công pháp quan trọng tăng cường khả năng đối kháng
2) Trong Thiếu Lâm chiến đấu dùng quyền cước, các phần ngực, bụng, sườn, lưng, vai, cánh tay, ... lúc nào cũng là sự nguy hiểm dễ bị địch tấn công nhất. Nếu không luyện Bài đả công thì cơ nhục sẽ không rắn chắc, dễ bị đả thương. Nếu như toàn thân đã luyện qua Bài đả công thì có thể chế ngự được đòn đánh của đối phương, thậm chí đánh vào bộ vị nào cũng đều không có cảm giác đau đớn, lục phủ ngũ tạng không bị tổn thương mà còn làm tăng được uy phong cũng như trình độ chiến đấu của Thiếu Lâm võ học, qua đó mà giành chiến thắng
3) Yếu điểm luyện tập công pháp này là : ngoài tứ chi và lưng bụng ra, công pháp này cũng có thể luyện cho đầu, luyện thành Đầu trừu công, tổng cộng luyện trong 4 năm là có thể thành công

--- 03. Thiết tảo công pháp ---

Luyện pháp :
1) Luyện Thiết tảo công hàng ngày trước tiên đứng thành Mã bộ tấn, đứng cho đến khi 2 chân cảm thấy mỏi, không còn lực nữa thì bắt đầu đi tản bộ, sau khi hồi phục sức lực thì tập tiếp. Thời gian tập luyện ban đầu không nên quá dài, về sau sẽ dần dần lâu hơn. Khi đứng Mã bộ đến hơn 2 giờ mà vẫn không thấy mỏi thì công phu bước đầu đã luyện thành. Bởi đứng Mã bộ sẽ làm cho tam bàn(1) ổn định, ngũ thể kiên định, luyện tập lâu ngày sẽ làm cho 2 chân vững chắc có lực (h.10)

2) Dựng, chôn cọc gỗ bên lề đường, đi lại dùng chân đá quét cọc gỗ, trước tiên là Tiền tảo cước (2) (h.11)
3) Tập theo cách trên không được gián đoạn thời sau, sau đó đá cọc gỗ với Hậu tảo cước (3). Bốn mặt của chân đều phải được luyện thì mới rắn chắc có lực (h.12)

4) Luyện trong thời gian dài, công phu đã thâm hậu, dùng Tảo địa cước (4) đá cọc gỗ, lúc này cọc sẽ gãy (h.13)
5) Tiếp tục luyện để không ngừng tiến bộ, dùng Hậu Tảo địa cước phá gãy cọc gỗ. Lúc này công phu bước 2 đã thành tựu. Mỗi lần tập, ban đầu thấy cơ, gân trở nên phồng đỏ nhưng không được nản, lâu ngày có thể kiên cơ nhục, cường gân cốt, không còn thấy đau nữa. Lâu dần cọc gỗ sẽ lung lay, đá sẽ gãy. Sau đó chôn thêm thân gỗ thô ráp luyện theo cách cũ. Lúc này nếu như đá lại thân gỗ mỏng trơn sẽ dễ dàng đá gãy (h.14)

6) Sau khi đã luyện xong cọc gỗ thì dùng chân luyện đá thân cây, trước tiên là Tiền Tảo địa cước, luyện tập đều cả các mặt của chân (h.15)
7) Dùng Hậu Tảo địa cước, luyện đều cả các mặt của chân (h.16)

8) Qua thời gian dài khắc khổ luyện tập mới bắt đầu tập đá cây như "kiến bò lên núi" sẽ thấy công hậu rất chậm. Sau 4-5 năm, dùng Tiền Tảo địa cước đá cây, lá héo úa sẽ bị chấn động rơi xuống
Công pháp lược giải :
1) Thiếu Lâm Thiết tảo công là công pháp ngạnh công thủ hình dương cương, là công pháp trọng yếu luyện cước pháp
2) Trong Thiếu Lâm chiến đấu trước hết phải hiểu rõ "Ngũ yếu". Đó là 5 nhân tố : thủ, nhãn, thân, cước và bộ. Trong đó điểm quan trọng của cước pháp là : mũi bàn chân, gót chân, lòng bàn chân, cạnh trong bàn chân, cạnh ngoài bàn chân, phía trong và ngoài cẳng chân. Trong thực chiến công phòng, uy lực của đôi chân là rất lớn. Nó có lực lớn gấp 3-5 lần so với tay, dễ dàng tấn công vào các bộ vị cơ thể của đối thủ. Thượng bàn có thể tấn công vào đầu ngực, trung bàn đánh vào bụng sườn, hạ bàn đánh vào đầu gối, ống quyển. Cước pháp một khi linh hoạt đa biến, khi đá trúng sẽ đả bại được đối thủ. Vì vậy, Thiếu Lâm quyền thuật hết sức nhấn mạnh tới việc luyện cước
3) Khi luyện cước pháp phải chú ý : không được quá vội vã; nếu như nóng vội, cầu thành thì dễ bị tổn thương về dây chằng, sai khớp, khó thể hồi phục được, ảnh hưởng đến tiến triển của việc luyện công, không những không tiến bộ được mà còn xấu đi. Ngoài ra sau khi luyện phải năng đi lại, không được ngồi ngay xuống, nếu không sẽ bị cứng dây chằng, mất tính linh hoạt
4) Thiếu Lâm quyền phổ nhận xét : "luyện võ trước tiên phải luyện tâm, luyện tâm mới luyện thân, tâm động toàn thân động, thân động khí huyết làm". Luyện Thiết tảo công phải dụng tâm mới thành tựu được

#(1)Tam bàn :thượng bàn : đầu, trung bàn : bụng, hạ bàn : chân
(2) Tiền tảo cước :đá quét phía trước
(3) Hậu tảo cước :đá quét ra sau
(4) Tảo địa cước :đá quét đất

 
J

jeetkunedo_9x

--- 04. Túc xạ công pháp ---

Luyện pháp :
1) Công pháp luyện công hết sức đơn giản. Đặt 1 viên gạch trên đất, dùng chân đá ra phía trước. Trước tiên đá viên nhỏ, khi mới tập mũi chân hay bị đau nên phải tập từ nhẹ đến nặng, tuần tự dần dần, không nên đá ngay gạch nặng để tránh bị thương. Thời gian luyện tập lâu mới làm cho gân nhục rắn chắc và tăng sức đàn hồi (h.17)



2) Nếu tập công pháp trên 2 năm, kích cỡ gạch nâng dần lên và giả định đá mục tiêu cho đến khi vật rất nặng vẫn tùy ý đá được thì thể hiện công phu đã hoàn thành (h.18)



Khi đối địch, bị trúng đòn địch sẽ gục ngã, đồng thời do trải qua quá trình luyện tập lâu dài cũng có thể tăng được tính ổn định của hạ bàn
Công pháp lược giải :
1) Thiếu Lâm Túc xạ công là công pháp ngạnh công, trọng tâm là luyện mũi bàn chân
2) Chân chính là gốc rễ của toàn thân, chân mà không vững thì thân trên sẽ không ổn định và ngược lại. Ngoài ra người luyện võ phải chú ý tới phương vị của chân, sau đó mới quyết định là công hay thủ. Bộ pháp nhanh, thân pháp linh hoạt, tiến thoái vững vàng, tùy cơ ứng biến cũng chỉ xuất phát từ chân mà thôi
3) Thiếu Lâm quyền phổ nhận xét : cước là căn cơ của bộ pháp võ thuật, căn cơ mà không vững thì bộ pháp sẽ loạn. Chỉ khi căn cơ ổn định thì mới có lực để tiến thoái

--- 05. Cước thích công pháp ---

Luyện pháp :
1) Trước tiên dùng vải thô may thành túi, trong túi đựng cát mịn, 5kg một bao, 2 chân thay nhau đá (h.19)




2) Thêm 5kg cát nữa vào mỗi túi tổng cộng là 10kg, vẫn tập theo cách trên (h.20)
3) Qua quá trình tinh tâm khổ luyện, càng ngày khí lực càng tăng, tiếp đó tăng thêm lượng cát. Mỗi bao có thể lên tới 20kg, 2 chân luyện đến mức có thể dễ dàng thực hiện (h.21)




4) Qua thời gian khổ luyện, trọng lượng bao cát có thể tăng đến 40kg, 2 chân vận dụng tự như (h.22)
5) Hàng ngày tập đều, tăng thêm lượng cát chừng 80kg (h.23)




6) Tiếp tục tập luyện, khi tăng lượng cát lên đến 100kg thì công phu đã thành tựu. Luyện công pháp này mất từ 10-15 năm, khắc khổ luyện rèn, không nên đứt gánh nửa đường (h.24)
Công pháp lược giải :
1) Cước thích công là công pháp ngạnh công thuộc kình lộ dương cương, chuyên luyện ống quyển
2) Trong Thiếu Lâm Tán thủ quyền kích, Thích công pháp là công phu quan trọng tất phải tập luyện. Quyền phổ nói "Nam quyền Bắc cước, đều có nét đặc sắc", ý nói quyền thuật của miền nam chú trọng dùng quyền làm tiên phong trong tấn công, còn võ thuật miền bắc chỉ võ thuật Thiếu Lâm Tung Sơn lại dùng cước như vũ khí tấn công đối thủ
3) Trong thực chiến võ thuật Thiếu Lâm phải sử dụng cước pháp một cách linh hoạt, luyện cước thích công pháp. Chỉ luyện tập một cách bền bỉ không quản ngày đêm mới làm cho cơ nhục của cước bộ rắn chắc. Ứng dụng vào lúc đấu có thể đánh trúng, hữu lực, đặt cơ sở cho việc giành phần thắng
4) Yếu điểm của luyện Cước thích công : phải luyện tập một cách tuần tự dần dần, không nên quá nóng vội, trọng lượng bao cát phải tăng dần. Nếu không công phu khó thành, hơn nữa làm tổn thương gân cốt, thậm chí hại đến nội tạng

--- 06. Đồng sa chưởng pháp ---

(Trúc diệp thủ)

Luyện pháp :
1) Dùng vải thô 2 lớp may thành túi rộng tầm 2-3 tấc. Bên trong túi cho cát vàng và sắt mỏng. Khi mới luyện, trọng lượng mỗi bao khoảng 20kg. Lấy thanh gỗ to chắc hoặc cành cây làm chỗ treo, cao khoảng 1,5m. Người tập đứng một bên, Kỵ mã bộ hay Cung bộ, đánh chưởng thẳng vào bao cát. Do sắt trong bao sắc, cát lại thô ráp nên da dễ tổn thương, không nên nản. Khi mới luyện chỉ cần đánh cho bao hơi động đậy, sau đó mạnh hơn để bao lắc mạnh và xa hơn. Khi bao lắc trở lại, lấy chưởng chặn lại, không để bao lắc sang 2 bên. Khi chưởng chạm vào bao cát, dùng lực đẩy ra để cho bao cát xoay chuyển về phía trước. Sau khi bao cát ổn định thì lại tiếp tục dùng chưởng đánh tiếp. Tập cho đến khi không thấy mệt nữa thì tăng thêm trọng lượng của bao (h.25)




2) Tăng thêm lượng cát tới 35kg và vẫn tiếp tục tập như trên. Sau nhiều tháng luyện thì tăng thêm 15kg nữa (h.26)
3) Tăng trọng lượng bao cát lên 50kg, vẫn luyện theo cách trên, hàng tháng tăng thêm cát (h.27)




4) Sau nhiều tháng lại tăng thêm 15kg cát nữa, lúc này là 65kg (h.28)
5) Tăng trọng lượng cát lên đến 80kg, tập đánh như cách trên, hồi hoàn tự như, không phí nhiều sức lực (h.29)




6) Sau quá trình dài khổ luyện, sức mạnh tăng dần, lượng cát có thể lên đến xấp xỉ 100kg, trong khi đánh nếu thấy sợi thừng thành hình bán nguyệt khi bao cát lắc thì công phu tựu thành, 8 năm sau đó phải tiếp tục tập đều không ngưng nghỉ (h.30)



Công pháp lược giải :
1) Đồng sa chưởng là công pháp ngoại trạng ngạnh công, còn gọi là Trúc diệp thủ, chuyên luyện công phu thủ bộ, đặc biệt là song chưởng, là 1 loại công phu sát thủ
2) Trong quyền thuật Thiếu Lâm, công pháp Đồng sa chưởng có tác dụng rất lớn. Sau khi công phu đã thành tựu, tiếp vật vật nát, đánh người người thọ thương. Công pháp này cũng tương tự Chu sa chưởng, do vậy người luyện có thể chỉ luyện tả chưởng, nếu luyện cả 2 tay đều thành công thì phải thận trọng sử dụng. Ví như Quảng Thuận đại sư đời nhà Minh luyện Đồng sa chưởng hơn 40 năm. Một ngày có cao thủ giang hồ đến viếng, đại sư đánh một chưởng lên tường, gạch liền vỡ vụn. Cao thủ kia chỉ còn biết kêu lên : "Thiếu Lâm công phu quả danh bất hư truyền, vẫn là Thái Sơn Bắc Đẩu của võ lâm, là cội nguồn của võ học, làm thiên hạ phải kính phục". Đồng sa chưởng là công pháp quan trọng mà các bậc cao tăng Thiếu Lâm hàng ngày luyện tập
3) Chưởng công này là một loại công phu dùng chưởng đánh người, lực sát thương rất lớn, tốt nhất chỉ nên luyện tả thủ mà thôi
 
J

jeetkunedo_9x

--- 07. Xà hành thuật ---

Luyện pháp :
1) Trước tiên chống 2 tay xuống đất sau đó 2 mũi chân chạm đất, 2 chân song song nhau, ngực và bụng cách mặt đất khoảng 3cm. Hai chưởng dùng mãnh lực đẩy mạnh xuống mặt đất để thân rời khỏi mặt đất lên cao hơn, sau đó để 2 tay cánh tiếp đất, thân không được chạm đất (h.31)




2) Khi đã luyện tập một cách thuần thục, không còn cảm thấy mệt thì biến 2 chưởng thành quyền, dùng đầu quyền và mũi bàn chân nâng cơ thể, cách tập vẫn như trên (h.32)
3) Đầu quyền lại biến thành chưởng, năm ngón tay chạm đất nâng trọng lượng cơ thể. Tiếp tục luyện tập theo cách trên (h.33)




4) Đặt vật nặng trên lưng, các ngón tay và mũi bàn chân chạm đất để nâng cơ thể, luyện như trên cho đến khi linh hoạt thì thôi (h.34)
Sau này cứ tiếp tục luyện dần dần, hàng ngày tăng thêm sức lực, có thể chỉ dùng 3 ngón tay, 2 ngón tay. Trọng lượng cơ thể có thể tăng dần lên cho đến khi có thể mang thêm 1 người. Khi nào tiến thoái, tránh sang trái, sang phải linh hoạt thì đại công cáo thành, nhưng vẫn phải tập đều, tiếp tục kiên trì mới có thể giữ được công phu không giảm
Công pháp lược giải :
1) Xà hành thuật còn có tên là "Ngô công khiêu", "Ngô công bằng", "Phủ nhĩ bằng" là công pháp ngoại công. Đây là công pháp quan trọng luyện sức mạnh cho các ngón tay, ngón chân
2) Xà hành thuật là loại địa đường công phu, dạ hành thuật của võ thuật Thiếu Lâm, chia thành nhảy, bò, trượt ra trước hoặc sau, lăn sang trái hoặc phải, trọng tâm là luyện sức mạnh và tốc độ động tác cho các ngón tay ngón chân, giúp cho cơ thể xoay chuyển vận động được linh hoạt, toàn thân hiệp điều nhất trí. Khi nhảy lên eo phải nhô lên, bụng và ngực không được chạm đất
3) Luyện Xà hành thuật có tác dụng quan trọng đối với việc tập lỹ kích tán đả của võ thuật Thiếu Lâm. Các ngón tay, chân sau khi đã luyện thì trở nên chắc khỏe, sức lực dồi dào. Khi điểm huyệt sẽ làm nguy hại tới huyết mạch của địch, chân đá vào phần eo sườn sẽ làm đứt gân đoạn cốt. Luyện cho các ngón rắn chắc như đinh, đánh mạnh vào cơ thể địch nhân có thể gây thương vong. Đây là 1 trong những công pháp mà chúng tăng Thiếu Lâm thường xuyên luyện tập, đồng thời là công phu không thể thiếu được trong thực chiến
4) Công pháp là biểu thị sự di chuyển của loài rắn, làm cho đối phương khó phát hiện được hành tung, là kỹ nghệ trong võ lâm

--- 08. Đề thiên cân ---

Luyện pháp :
1) Dùng 1 vật phía trên nhỏ, phía dưới to, trên có quai, nhỏ nhất khoảng 7-8kg, lớn nhất là 85-90kg. Mỗi loại hơn kém nhau khoảng 10kg, chia thành 6 loại. Khi luyện bắt đầu với trọng lượng thấp nhất, lấy 3 ngón cái, giữa, trỏ làm chủ nhấc lên. Khi nhấc ngón cái nằm bên trong, các ngón còn lại ở bên ngoài, các đầu ngón tay đều hướng xuống phía dưới. Vì nâng trọng lượng nặng, không có điểm tỳ nên mất khá nhiều sức lực. Vì thế phải luyện cho đến khi tay nhấc lên không chút lay động, chưa luyện hết 1 năm thì không có gì đảm bảo cả. Khi đã nhấc được lên vẫn còn phải luyện sức để giữ được lâu, nếu không khi mới nhấc lên đã rơi ngay xuống (h.35)




2) Sau một thời gian dài luyện tập, từng ngày tăng thêm sức lực, có thể đổi thành 17-18kg, tiếp tục nắm chắc khổ luyện. Sau một năm vẫn có thể vận dụng linh hoạt (h.36)
3) Sau 1 năm luyện tập, cho tăng thêm 12-13kg nữa, tổng cộng độ 30kg vẫn luyện như trước, không chút hao lực, giai đoạn đầu xem như tựu thành (h.37)




4) Khi trọng lượng vật lên đến 45kg vẫn dùng tay nhấc lên, đi 10 vòng tròn không rơi thì công phu đã tăng lên 1 bậc nữa. Tiếp tục luyện tập (h.38)
5) Khi tăng trọng lượng lên đến 75-80kg vẫn có thể cầm nhấc tự nhiên, đi 10 vòng tròn mà không cảm thấy mệt mỏi, công phu đã tiến thêm 1 bậc nữa. Lúc này càng phải ra sức luyện tập (h.39)



Công pháp lược giải :
1) Đề thiên cân là công pháp ngoại trạng ngạnh công thuộc kình lạc dương cương, giống nhiều so với Ưng trảo, Bạt sơn là công pháp luyện các ngón tay cái, trỏ, giữa
2) Đề thiên cân là công phu quan trọng trong võ thuật Thiếu Lâm mà các cao tăng đời đời tập luyện
3) Điểm mấu chốt trong khi luyện công pháp này là tăng kình lực của các ngón tay và cánh tay. Khi luyện không nên quá nhanh, mạnh, phải tuần tự tiến hành mới có thể thành công

--- 09. La Hán công pháp ---

Luyện pháp :
1) Buổi sáng khi tỉnh giấc không nên mở mắt ngay mà dùng lưng 2 ngón tay cái day đều 2 mắt (h.40)




2) Sau khi day xong, chớp mắt 14 lần, mắt vẫn nhắm chặt, lấy 2 đầu ngón tay cái ấn chặt dưới 2 lông mày (h.41)




3) Sau khi nhắm mắt hồi lâu, lập tức mở mắt to (h.42). Hai ngón cái ấn chặt ở đuôi lông mày (Toàn Trúc huyệt) tiểu huyệt 72 lần, sau đó vuốt sang 2 bên tai 36 lần, dùng tay vuốt từ huyệt Ấn Đường (giữa 2 lông mày) lên trán, ra sau đầu 72 lần, miệng nuốt nước bọt đếm số lần. Công pháp này gọi là "Phật đỉnh mạt châu"





4) Trong phòng tối thắp một cây nến, bên ngoài bọc một lớp giấy màu xanh nhạt để làm chụp chắn gió, đứng cách cây nến từ 1-2m, có thể đứng hoặc ngồi, tĩnh tâm, tập trung tinh thần nhìn vào đèn (h.43). Sau khi nhìn một thời gian tương đối lâu, nhắm mắt xoay nhãn cầu 36 lần. Cứ như thế mỗi đêm tập khoảng 2 giờ. Sau 3 tháng phủ thêm bên ngoài đèn 1 lớp giấy nữa, khoảng cách tăng gấp đôi, ánh đèn lúc này hơi tối, vẫn luyện theo phương pháp cũ trong 3 tháng (h.44)




5) Tập luyện dần dần từng ngày tăng dần lên cho đến sau 1 năm, đèn làm cỡ nhỏ đi một chút, giấy phủ bên ngoài dày thêm, khoảng cách nhìn tăng khoảng 10m, tiếp tục luyện như trên (h.45)



6) Đèn thu nhỏ cỡ lại, bên ngoài phủ lớp giấy màu xanh thẫm, ánh đèn hết sức tối, khoảng cách nhìn từ 15-20m, thời gian từ 2 giờ tăng lên 2,5 giờ. Nếu vẫn kiên tâm tập luyện thì công phu sẽ từng bước tăng dần lên (h.46)




Đến lúc này có thể nhận biết được các vật trong bóng đêm, trong khoảng cách 10m có thể nhận ra mặt người. La Hán công xem như tựu thành
Công pháp lược giải :
1) La Hán công là công pháp nội trạng, là loại công pháp chuyên luyện nhãn thần
2) Quyền gia nói : nhìn vai và cánh tay kẻ địch, biết địch tiến hay thoái. Thấy địch nghiêng vai trái biết địch sẽ ra chân phải, thấy địch nghiêng vai phải biết địch sẽ đá chân trái. Ai cũng có chỗ tâm đắc, lấy tâm định thần, dùng ánh mắt sắc bén nhìn thẳng vào mắt địch, uy hiếp đối thủ, không để lỡ cơ hội tốt"
3) Khi hành động, thị giác là tiền tiêu sinh ra cảm giác. Bởi vì thông qua hệ thống thần kinh, mắt đem những vật nhìn thấy được đưa về đại não. Đại não qua sự tư duy sẽ đưa ra phản ứng và quyết định. Vì thế mới có câu nói "mắt sáng tay nhanh", nghĩa là khả năng phân biệt sự vật của thị giác là hết sức lớn. Luyện tập La Hán công, do cơ mắt được co dãn thường xuyên, huyết dịch tuần hoàn luôn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mặt, thị giác trở nên linh mẫn hơn. Ngoài ra thông qua sự quán chú của nhãn thần giúp cho tinh thần tập trung, tâm thần bất loạn

--- 10. Thiết đầu công pháp ---

Luyện pháp :
1) Dùng khăn bông sợi dày quấn lấy đầu hoặc dùng mũ len đều được, bên trong xếp 1-2 lớp vỏ sắt mềm, đập húc vào tường. Mỗi ngày tập vài chục đến trăm lần, thậm chí nghìn lần, từ từ tăng dần, từ nhẹ đến nặng. Khi tập phải đề khí lên não, khi mới va đập không nên dùng mãnh lực (bởi vỏ não khi mới tập chưa được chắc nên dễ bị thương tổn). Theo thời gian luyện tập dần dần thay bằng vải mỏng hay mũ mỏng quấn lấy đầu


2) Dùng vải mỏng hay mũ mỏng quấn lấy đầu, tiếp tục đập húc vào tường. Khi luyện phải tập trung tinh thần, xóa bỏ mọi tạp niệm trong đầu, não giống như thế giới tự nhiên bên ngoài thường gọi là "tu tâm dưỡng tính". Sau khi trải qua thời gian khổ luyện có thể từ từ bỏ vải hoặc mũ đi (h.48)
3) Để đầu trần tiếp tục đập húc vào tường. Khi mới tập đầu có thể bị đau. Khi luyện được một thời gian sẽ không cảm thấy đau nữa, đầu có thể cứng ngang với gạch. Tiếp theo đập vào tường đá, tiến thêm bước nữa là húc đập vào sắt, cần phải mất đến 6 năm tĩnh tâm tu luyện mới có thể hoàn tất công phu (h.49)



Công pháp lược giải :
1) Thiết đầu công là công pháp ngạnh công thuộc kình lạc dương cương, là công pháp chủ yếu luyện thủ bộ
2) "Đầu" trong công pháp Thiếu Lâm được xem là thủ lĩnh của các bộ vị. Ngoài việc nhấn mạnh thủ bộ liên quan trực tiếp tới tinh thần, kình lực, sự nhanh nhạy, tốc độ, sự biến hóa của toàn bộ cơ thể còn nói rõ trong thực tiễn chiến đấu đầu có tác dụng độc đáo khi công địch. Khi tấn công mặt, sườn, bụng, ngực, lưng những bộ vị yếu hại của đối thủ, sử dụng đòn đánh bằng đầu có thể phát huy uy lực đặc biệt
 
H

hoangtiendat

em nhận làm đệ tử nha............................................................................................................
 
J

jeetkunedo_9x

CÔNG PHU ĐIỂM HUYỆT

Hắc Toàn Phong

Trước đây bí thuật nầy vẫn luôn bị đóng kín trong giới võ lâm, ít người biết được công phu nầy, và cũng ít người tập luyện được cách điểm huyệt… và các vị thầy dạy theo lối bí truyền nên dần dần bị thất truyền .

Toàn bộ thân thể có 108 huyệt nguy hiểm, trong đó có 72 huyệt nói chung khi bị điểm, đánh không đến nổi gây ra tử vong, còn lại 36 huyệt trí mạng có thể dẫn đến tử vong, còn gọi là TỬ HUYỆT.
Trong khi va chạm quyền cước, có thể trở thành SÁT THỦ nếu thực hiện đòn đánh vào các Tử Huyệt như: Bách Hội, Thần Đình, Thái Dương, Nhĩ Môn, Tình Minh, Nhân Trung, Á Môn, Phong Trì, Nhân Nghênh, Đản Trung, Cựu Vĩ, Cự Khuyết, Thần Khuyết, Khí Hải, Quan Nguyên, Trung Cực, Khúc Cốt, Ưng Song, Nhủ Trung, Nhũ Căn, Kỳ Môn, Chương Môn, Thương Khúc, Phế Du, Quyết Âm Du, Tâm Du, Thanh Du, Mệnh Môn, Chí Thất, Khí Hải Du, Vi Lư, Kiến Tỉnh, Thái Uyên, Tâm Túc Ly, Tâm âm giao, Dung Tuyền .
36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

A.- VỊ TRÍ CÁC HUYỆT NGUY HIỂM VÙNG ĐẦU, CỔ:

1.- Huyệt Bách hội:
- Vị trí: Tại giao điểm của tuyến chính giữa đỉnh đầu và đường nối liền phần đầu nhọc trên của 2 tai.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ngã xuống đất bất tỉnh nhân sự.
2.- Huyệt Thần Đình:
- Vị trí: Từ mép tóc trước trán lên 5 cm.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ảnh hưởng đến não.
3.- Huyệt Thái Dương:
- Vị trí: tại chổ lõm phía đuôi chân mày.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, mắt tối lại, ù tai.
4.- Huyệt Nhĩ môn:
- Vị trí: Tại chổ khuyết ở trước vành tai, khi há miệng hiện ra chỗ lõm.
- Khi bị điểm trúng: Ù tai, choáng đầu ngã xuống đất.
5.- Huyệt Tình minh:
- Vị trí:Tại chỗ góc khóe mắt trong, đầu chân mày.
- Khi bị điểm trúng: Có thể hôn mê hoặc hoa mắt ngã xuống đất.
6.- Huyệt Nhân trung:
- Vị trí: Dưới chóp mũi.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng đầu, hoa mắt.
7.- Huyệt Á môn:
- Vị trí: Sau ót, chỗ lõm giữa gai đốt sống cổ thứ nhất và đốt sống cổ thứ 2.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào khu diên tuỷ (một phần não sau nối tuỷ sống) sẽ không nói được, choáng đầu, ngã xuống đất bất tỉnh.
8.- Huyệt Phong trì:
- Vị trí: Phía sai dái tai, chổ lõm dưới xương chẩm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào trung khu diên tuỷ, hôn mê bất tỉnh.
9.- Huyệt Nhân nghênh:
- Vị trí: Yết hầu, ngang ra 2 bên 5cm.
- Khi bị điểm trúng: Khí huyết ứ đọng, choáng đầu.

B.-.. CÁC HUYỆT NGUY HIỂM Ở VÙNG BỤNG, NGỰC:

1.- Huyệt Đản trung:
- Vị trí: Giữa hai đầu vú.
- khi bị điểm trúng: Nội khí tản mạn, lòng dạ hoảng loạn, thần trí không được rõ ràng.
2.- Huyệt Cưu vĩ:
- Vị trí: Trên rốn 15cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch, gan, mật, chấn động tim, đọng máu, có thể gây tử vong.
3.- Huyệt Cự khuyết:
- Vị trí: Trên rốn 9cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào gan, mật, chấn động tim, có thể gây tử vong.
4.- Huyệt thần khuyết:
- Vị trí: Tại chính giữa rốn.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn, chấn động ruột, bàng quan, tổn thương đến khí, làm thân thể mất đi sự linh hoạt.
5.- Huyệt Khí hải:
- Vị trí: Dưới rốn 4cm.
- khi bị điểm trúng: Đập vào vách bụng, tĩnh động mạch vàsườn, phá khí, máu bị ứ lại làm thân thể mất đi sự linh hoạt.
6.- Huyệt Quan Nguyên:
- Vị trí: Dưới rốn 7cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng dưới, tĩnh mạch vàthần kinh sườn gây chấn động ruột, khí huyết ứ đọng.
7.- Huyệt Trung cực:
- Vị trí: Dưới rốn 10cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch vàchấn đọng thần kinh kết tràng chữ S, thương tổn khí cơ.
8.- Huyệt Khúc cốt:
- Vị trí: Tại xương khung chậu bụng dưới - hạ bộ.
- Khi bị điểm trúng: Thương tổn đến khí cơ toàn thân, khí huyết ứ đọng.
9.- Huyệt ưng song:
- Vị trí: Trên vú, tại xương sườn thứ 3.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn vàthần kinh trước ngực cho đến động, tĩnh mạch, chấn động làm tim ngừng cung cấp máu, gây choáng váng.
10.- Huyệt Nhũ trung:
- Vị trí: Tại chính giữa đầu vú.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn vàđộng mạch sung huyết (nhồi máu) phá khí.
11.- Huyệt Nhũ căn:
- Vị trí: Dưới đầu vú 1 đốt xương sườn.
- Khi bị điểm trúng: Do phía trong bên trái là quả tim, nên khi bị điểm trúng sẽ đập vào tim, gây sốc dễ dẫn đến tử vong.
12.- Huyệt Kỳ môn:
- Vị trí: Dưới núm vú, tại xương sườn thứ 6.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào gan, lá lách, chấn động cơ xương, khí huyết ứ đọng.
13.- Huyệt Chương môn:
- Vị trí: Tại tuyến giữa nách, mút cuối xương sườn nổi số 1, khi co khuỷu tay khép vào nách, nó nằm ngang với điểm cuối cùng của khuỷu tay.
- Khi bị điểm trúng: Vì phí trong bên phải làgan, nghiêng phía dưới làlá lách, nên khi bị điểm trúng sẽ đập vào gan hoặc lá lách, phá hoại màng cơ xương, cản trở sự lưu thông của máu và tổn thương đến khí.
14.- Huyệt Thương khúc:
- Vị trí: Giữa bụng tại bao tử, ngang ra 2 bên 5cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn và đọng mạch vách bụng, chấn đọng ruột, tổn thương khi, ứ đọng máu.

C.- CÁC HUYỆT NGUY HIỂM TẠI PHẦN LƯNG, EO VÀ MÔNG:

1.- Huyệt Phế du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 3, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch xương sườn thứ 3, tĩnh mạch vàthần kinh, chấn động tim, phổi, phá khí.
2.- Huyệt Quyết âm du:
- Vị trí: Tại phía dưới mỏm gai đốt sống ngực thứ 4, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thành tim, phổi, phá khí cơ, dễ gây tử vong.
3.- Huyệt Tâm du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 5, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thành tim, phá huyết, thương tổn khí.
4.- Huyệt Thận du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2, ngang ra 2 bên lưng 4 cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào quả thận, tổn khí cơ, dễ dẫn đến liệt nửa người.
5.- Huyệt Mệnh môn:
- Vị trí: Giữa đốt sống thắt lưng thứ 2 vàthứ 3.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào xương sườn, phá khí cơ, dễ gây ra liệt nửa người.
6.- Huyệt Chí thất:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2 ngang ra 2 bên 6cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch eo lưng, tĩnh mạch vàthần kinh, chấn động thận, thương tổn nội khí.
7.- Huyệt Khí hải du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 3, ngang ra 2 bên 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào quả thận, cản trở huyết, phá khí.
8.- Huyệt Vĩ lư:
- Vị trí: Tại giữa chỗ hậu môn vàxương cùng.
Khi bị điểm trúng: Gây trở ngại đến sự lưu thông của khí trên toàn thân, khí tại huyệt Đan điền không dâng lên được.

D.- CÁC HUYỆT VỊ NGUY HIỂM Ở TAY VÀ CHÂN:

1.- Huyệt Kiên tỉnh:
- Vị trí: Chỗ cao nhất phần vai.
- Khi bị điểm trúng: Cánh tay tê bại, mất đi sự linh hoạt.

2.- Huyệt Thái uyên:
- Vị trí: Ngữa lòng bàn tay, tại chỗ lõm lằn ngang cổ tay.
- Khi bị điểm trúng: Cản trở bách mạch, tổn thương nội khí.

3.- Huyệt Túc tam lý:
- Vị trí: Bờ dưới xương bánh chè xuống 6cm, trước xương ống chân ngang ra ngoài 1 ngón tay.
- Khi bị điểm trúng: Chi dưới tê bại, mất đi sự linh hoạt.

4.- Huyệt Tam âm giao:
- Vị trí: Tại đầu nhọn mắt cá chân thẳng lên 6 cm, sát bờ sau xương ống chân.
- Khi bị điểm trúng: Chi dưới tê bại, mất linh hoạt, thương tổn khí ở huyệt Đan điền.

5.- Huyệt Dũng tuyền:
- Vị trí: Nằm tại lòng bàn chân, khi co ngón chân xuất hiện chỗ lõm.
- Khi bị điểm trúng: Thương tổn đến khí tại huyệt Đan điền, khí không thể thăng lên được, phá khinh công.
Tóm lại, 36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
 
J

jeetkunedo_9x

Bí quyết luyện công của Thiếu Lâm

Huyền Thịnh (Theo Karate Bushido)

Bí quyết của võ phái này nằm trong câu khẩu quyết: “Khí nhiều hơn, tập luyện gian khổ hơn”. Các nhà sư Thiếu Lâm đã thực hiện câu này từ nhiều thế kỷ và những nhà vô địch của các võ phái cũng nằm lòng câu này.

Trung Hoa còn một câu thành ngữ khác: “Khi bạn đã lên đến đỉnh, chỗ để bắt đầu lại là ở dưới đáy”, có ý khuyên chớ nên coi thường và bỏ qua những đòn thế căn bản. Càng tập luyện chúng thuần thục, việc ra đòn càng chính xác, linh hoạt, hữu hiệu. Ngoài ra, còn phát huy tốc độ ra đòn, sức mạnh và sự dẻo dai.

Muốn cơ thể dẻo dai, phải tập vươn dãn bằng các động tác làm nóng người. Với Thiếu Lâm, yêu cầu là môn sinh phải cúi gập người tới mức có thể "hôn"các ngón chân ở hai tư thế đứng và ngồi.

Thiếu Lâm dạy ba cấp độ về khí: Tui li (chuyển khí): môn sinh phải chuyển được khí lực ra tay chân khi tung đòn; Baofa li (tụ khí): tụ khí vào điểm chạm đòn để gia tăng sức công phá; gun li (nén khí): dù ở cự ly gần vẫn có thể tung đòn.

Một bí quyết nữa là tinh thần phải hoàn toàn thư giãn, thanh thản. Lo âu, giận giữ, buồn rầu hay hưng phấn, vui vẻ... đều là cảm xúc có hại, vì làm mất sự quân bình của cơ thể. Tinh thần càng thanh thản, thể xác sẽ ở tình trạng hoàn hảo, tốc độ và sức mạnh của đòn tung ra sẽ đạt mức tối đa.

Ba phần của cơ thể (đầu, mình, tứ chi) phải phối hợp hoạt động một cách tập trung để phát huy tối đa hiệu năng của đòn đánh. Võ thuật Trung Hoa cũng nhắc đến hai sự hòa hợp ngoại và nội tại. Ngoại tại là sự hòa hợp giữa tay với chân, vai với hông, chỏ với gối. Nội tại là sự hòa hợp giữa tâm với thần, thần với khí và khí với lực. Hai sự phối hợp này phải luôn đi với nhau vì mọi chuyển động của các cơ phận đều do mệnh lệnh từ não (tức là thần). Ðể đạt được sự phối hợp này, hãy bắt đầu tập các đòn thế thật chậm, từ ý nghĩ đến từng mệnh lệnh cho tay, chân, vai, hông... rồi tập nhanh dần lên.

Tốc độ ra đòn sẽ tăng tiến dần theo số lần tập luyện. Hãy tập zhi quan (đấm thẳng), bai quan (đấm móc), gou quan (đấm vòng) hàng trăm lần mỗi ngày: cú đấm sẽ trở thành lưỡi gươm nhọn, nhanh, mạnh khủng khiếp.

Ðấu pháp cá nhân sẽ hình thành sau thời gian dài bền bỉ luyện quyền. Sẽ không còn phân biệt đâu là công hay là thủ nữa mà thủ cũng là công và ngược lại. Thời điểm tung đòn quyết định cũng sẽ được nhận biết tự nhiên, vì các đòn thế đã nhập tâm thì sẽ tuôn ra trôi chảy một cách bản năng.
 
J

jeetkunedo_9x

triệt quyền đạo

Nói đến Triệt Quyền Đạo (TQĐ) là mọi người đã nghĩ đến một tấm gương luyện võ và dạy võ, đó là Lý Tiểu Long. Người đã đưa TQĐ và Vĩnh xuân đến mọi Châu lục trên Thế giới.

Vậy Triệt Quyền Đạo là gì ?

Trước tiên ta phải nhận thức được đây là một vấn đề không hề đơn giản:

- Triệt Quyền Đạo không phải là một môn phái như nhiều người thường nghĩ.

- Triệt Quyền Đạo là một triết lý (Tinh thần), hệ thống kỹ thuật, kỹ năng tự vệ đối kháng (Hành động). Ta có thể hiểu một cách đơn giản : TQĐ là một trường phái tự vệ đối kháng, được dựa trên nền tảng võ thuật truyền thống và hiện đại, một sự kết hợp gắn kết đầy lôgic. Trong sự tiềm ẩn của mỗi con người chúng ta dù ở môn phái nào, hay chưa luyện tập võ thuật cũng đã có TQĐ trong tinh thần và khí huyết rồi. Họ Lý là người đã kích hoạt và nhân (tinh thần đó lên) đạt tới mức nghệ thuật chiến đấu.

- Trong một trận chiến (đối kháng khốc liệt nhất) mọi sự biến ảo, khéo léo và hợp lý. Lấy điểm mạnh nhất của mình khắc chế vào điểm yếu nhất của đối phương…đó gọi là : Nghệ thuật chiến đấu, chứ không phải là : Nghệ thuật biểu diễn như trên phim ảnh.

Hiện nay phong trào luyện tập TQĐ đã phát triển trên toàn Thế giới. Tôi đã có dịp tham khảo tại một số nước Châu Âu và Châu Á, đặc biệt là Mỹ, Hồng Kông, Singapore là những nơi phát triển TQĐ có hệ thống tốt nhất, họ có Hiệp hội hàng năm luôn bổ sung giáo án giảng dạy, luyện tập và tổ chức nhiều giải thi đấu giao lưu với các môn phái khác.

Ở Việt Nam cũng đã xuất hiện một số võ đường phát triển TQĐ, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, đó là một tín hiệu đáng mừng. Mọi việc đều có sự khởi đầu, họ Lý cũng vậy thôi. TQĐ cũng rất gần gũi với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, trong sự tiềm ẩn của mỗi con người, ta hãy kích hoạt và nhân nó lên. Vậy muốn làm được điều này ta phải có kỹ thuật tecnic.

Các bạn trẻ yêu võ thuật hãy tự tin đến một võ đường gần nhất trình bày mọi sự khao khát, thắc mắc, niềm đam mê của mình về TQĐ chắc chắn các Võ sư, Chủ nhiệm các võ đường đó sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu và thắc mắc của bạn. Với các phương tiện thông tin đại chúng như hiện nay, với mặt bằng võ thuật của Việt Nam là một ưu thế mạnh của Châu lục, cộng với truyền thống võ đạo 4000 năm của cha ông ta để lại. Tôi tin chắc Triệt Quyền Đạo Việt Nam sẽ phát triển và tiến xa hơn nữa.
 
J

jeetkunedo_9x

Trong Vĩnh Xuân đã có Triệt Quyền Đạo và trong Triệt Quyền Đạo cũng dựa trên nền tảng của Vĩnh Xuân. Vĩnh Xuân và Triệt Quyền Đạo đều có sự tương hỗ lẫn nhau rất mật thiết và có logic, cả về tư tưởng lẫn chiêu thức. Trong Vĩnh Xuân có rất nhiều hệ thống luyện tập và chiến đấu khác nhau, có 4 hệ thống tiêu biểu: Tỳ, án, trấn, triệt. Họ Lý đã đi sâu vào phần Triệt kết hợp với một số môn như Quyền anh, Karate, Taekwondo... và phát triển thành Triệt Quyền Đạo nhưng đều dựa trên nền tảng của Vĩnh Xuân. Sau này khi họ Lý đã thành danh vẫn không ngừng luyện tập cơ bản Vĩnh Xuân. Ngoài ra Triệt Quyền Đạo còn phát triển trên một triết lý với một tố chất cơ thể đạt tới mức hoàn thiện của họ Lý. Mọi người nói Triệt Quyền Đạo là nghệ thuật của chiến đấu. Vậy hai từ “Nghệ thuật” ở đây không phải là nghệ thuật biểu diễn mà tính đối kháng, chiến đấu khốc liệt nhất đã đạt tới mức độ nghệ thuật. Đó là sự uyển chuyển, khéo léo tạo tình huống, chớp thời cơ, tất cả mọi yếu tố đều trong tích tắc. Để làm được những điều đó quả thật là khó khăn. Nhưng đều có những phương pháp để giải bài toán này.

Theo sự nghiên cứu và luyện tập của bản thân tôi, mỗi võ sinh Triệt Quyền Đạo đều phải có những bài tập bổ trợ khác nhau cho phù hợp với bản thân:

- Về phần thể lực: Có một giáo án về luyện tập để nâng cao thể trạng, tố chất, nâng sự nhạy bén của các chi, bởi trong một tích tắc phải vận động phối hợp rất nhiều các nhóm cơ với sự chính xác, tốc độ, sức dẻo đạt hiệu quả cao nhất. Nếu không tập các bài tập bổ trợ, các nhóm cơ sẽ không có sự phối hợp liên kết, thiếu chính xác, chậm chạp...và sinh ra hiện tượng bó cơ mà ta thường gọi là “chuột rút”.

- Về tinh thần: phải có sự tĩnh tọa, thư giãn. Trước một buổi tập đối kháng hoặc một trận đấu trạng thái tâm lý phải tự nhiên, thư thái,đạt tới độ hưng phấn cao nhất.


Đối với các bạn trẻ, ai cũng có thể tập Triệt Quyền Đạo được nhưng có mấy điểm cần chú ý:

- Người có năng khiếu thể thao.

- Đã luyện tập qua một môn võ, đã có khái niệm đối kháng, thi đấu.

- Đã luyện tập Vĩnh Xuân.

Những đối tượng trên đây khi đến với Triệt Quyền Đạo sẽ có lợi thế và đạt kết quả nhanh hơn.
 
J

jeetkunedo_9x

Trước đây nhiều người thắc mắc đặt câu hỏi với tôi rằng : “Sao bạn đã nghiên cứu và tập Triệt Quyền Đạo mà lại còn tập và đi dạy được AiKiDo ?”. Nhiều bạn chưa hiểu được vấn đề này cũng là điều dễ hiểu. Vì nếu chỉ nhìn theo khía cạnh của triết lý môn võ, phương pháp luyện tập cũng như nguyên lý vận hành của hai môn võ này thì ta thấy sự khác biệt và hoàn toàn trái ngược nhau. Triệt Quyền Đạo lấy tấn công làm yếu lĩnh, trong Aikido thì hoàn toàn không bao giờ tấn công đối thủ trước mà chỉ phòng thủ và hóa giải đối thủ. Triệt Quyền đạo chủ trương di chuyển và tấn công đối thủ theo đường thẳng, còn Aikido chủ trương phòng thủ và hóa giải đối thủ theo nguyên tắc vòng tròn. Nhìn bề ngoài, thì các kỹ thuật Triệt Quyền Đạo được cho là lấy tốc độ làm chủ, trông có vẻ cương cứng, còn Aikido thì chậm rãi mềm mại và uyển chuyển.

Tất cả những điều trên đều đúng.





Khi mới tập môn võ Aikido thì tôi cũng có cảm giác về sự khác nhau này của hai môn võ, nhưng càng luyện tập thì tôi càng cảm nhận được rằng các kỹ thuật và nguyên lý trong Aikido cũng có trong Triệt Quyền Đạo và các nguyên lý của Triệt Quyền Đạo cũng có trong Aikido.

Chẳng hạn, trong Aikido để hóa giải đòn chém thẳng của đối thủ (Shomen Uchi) có rất nhiều kỹ thuật. Trong đó có kỹ thuật IkkyO, khi luyện tập đòn này tôi nhận thấy rằng nguyên lý tiếp cận với đối thủ gần giống với nguyên lý của Triệt Quyền Đạo, cũng có sự ngăn chặn trực tiếp khi đối thủ tung đòn chém, ngoài ra còn rất nhiều các kỹ thuật khác mà tôi đều cảm nhận được sự giống nhau đó. Trong Triệt Quyền Đạo cũng có rất nhiều kỹ thuật chống đối thủ được áp dụng nguyên lý vòng cầu, làm mất trọng tâm đối thủ. Khi luyện tập quả thực tôi cũng đã áp dụng rất nhiều kỹ thuật trong Aikido qua tinh thần của Triệt Quyền Đạo.

Cứ luyện tập đến một lúc nào đó bạn sẽ nhận thấy hình như Aikido và Triệt Quyền Đạo chỉ là một. Có nghĩa là bạn sẽ không còn cảm giác hay thắc mắc gì đó về sự cương hay nhu, cứng hay mềm, bạn sẽ không còn khái niệm thế nào là phòng thủ hay tấn công, lúc đó trong tấn công đã có phòng thủ và trong phòng thủ cũng tiềm ẩn sự tấn công. Có lẽ chính vì thế mà Triệt Quyền Đạo có thể tiếp cận được với tất cả các kỹ thuật khác nhau của các môn phái khác nhau, lúc đó trong bạn sẽ không còn phân biệt giữa Triệt Quyền Đạo và Aikido nữa.

Chính vì lẽ đó mà theo tôi ai cũng có thể tập được Triệt Quyền Đạo, nhất là các bạn đã luyện tập các môn võ khác càng tốt. Vì người sáng lập ra Triệt Quyền Đạo – Lý Tiểu Long đã chỉ ra cho bạn một con đường rất rộng mở và bạn sẽ khởi sự từ những gì mà bản thân bạn đã có.
 
J

jeetkunedo_9x

TRƯỚC KHI TÌM HIỂU VÀO MÔN VÕ NÀY TA CŨNG NÊN TÌM HIỂU VỀ NGƯỜI SÁNG LẬP RA MÔN VÕ NÀY
ĐÓ LÀ LÝ TIỂU LONG 1 THIÊN TÀI VÕ THUẬT
Những chặng đường đời của Lý Tiểu Long





San Francisco

Lý Tiểu Long sinh vào đúng giờ rồng (khoảng từ 6 giờ đến khoảng 8 giờ sáng) ngày 27/11/1940, cũng là năm con Rồng.
1/1941 : Lần đầu tiên xuất hiện trong phim khi đó mới ba tháng tuổi.
Hồng Kông

1946 : Bắt đầu đóng bộ phim đầu tiên trong tổng số 18 bộ phim nói tiếng Hoa trước khi kịp bước qua tuổi 18.
1952 : Vào trường La Salle College, trường dòng thiên chúa giáo dành cho nam.
1953 : Bắt đầu học Kung Fu dưới sự dìu dắt của người thầy tôn kính Yip Man thuộc trường phái Wing chun.
1958 : Dành được chức vô địch cuộc thi nhảy cha – cha toàn lục địa.
29/3/1958 : Vào trường cấp ba Thánh Francis Xavier.
29/4/1959 : Rời Hồng Kông đến Mỹ.
Mỹ

17/5/1959 : Xuống tàu đi San Francisco.
3/9/1959 : Tới thành phố Seattle thuộc bang Washington. Vào trường kỹ thuật Edison – kỳ học thu.
2/12/1960 : Tốt nghiệp
27/5/1961 : Vào trường Đại học Washington – kỳ học mùa xuân.
Hồng Kông

26/3/1963 : Quay trở lại Hồng Kông thăm bạn bè gia đình sau bốn năm.
Mỹ

8/1963 : Quay trở lại Mỹ. Sau kỳ học mùa xuân tại trường Đại học Washington thì bỏ học.
19/6/1964 : Rời Seattle đến Oaklard, bang California để thành lập viện Kung fu.
2/8/1964 : Biểu diễn tại cuộc thi “Karate quốc tế” tại bang Long Beach, California.
3/8/1964 : Bắt đầu công việc hướng dẫn luyện tập Kung fu ở Oakland.
17/8/1964 : Tại Seattle làm lễ kết hôn với Linda Emery.
1/2/1965 : Tại Oaklard, Lý Tiểu Long và Lin da chào đón đứa con trai đầu lòng đặt tên là Brandon Lee, cũng sinh đúng vào dịp năm mới của con Rồng.
8/2/1965 : Cha là Lý Hải Tuyền ( Lee Hoi Chuen ) mất tại Hồng Kông.
3/1966 : Cả gia đình Lý Tiểu Long chuyển tới sống ở Los Angeles, Califonia.
6/1966 : Bắt đầu đóng phim tập truyền hình “Thanh phong hiệp”.
5/2/1967 : Chính thức khai trương viện Kung fu Trấn Phiên ở Los Angeles.
7/1967 : Đặt tên mới cho phong cách võ thuật của mình là Triệt Quyền Đạo ( Jeet Kune Do )
6/5/1967 : Biểu diễn tại cuộc thi “Giải vô địch Karate quốc tế” tại Washington D.C.
24/6/1967 : Xuất hiện tại giải “Karate Mỹ mở rộng” được tổ chức tại vườn quảng trường Madison.
14/7/1967 : Tham dự giải “Karate quốc gia” tổ chức tại Washington D.C.
5/4/1968 : Được mời làm giám đóc kỹ thuật cho bộ phim “Hạm đội chìm”.
1/8/1968 : Được mời đóng vai gã tồi trong bộ phim “Người phụ nữ đáng yêu” của hãng MGM ( Sau này được đặt lại là Marlowe ).
1/10/1968 : Chuyển tới Bel Air.
12/11/1968 : Đóng một cảnh trong hàng loạt phim truyền hình “Blondie” của hãng Universal.
19/4/1969 : Lý Tiểu Long và Linda đón chào thêm một bé gái tên Shannon Emery Lee.
Hồng Kông

1970 : Quay trở lại Hồng Kông thăm gia quyến cùng cậu con trai Brandon.
Mỹ

1970 – 1971 : Hợp tác cùng với diễn viên James Coburn và nhà viết kịch bản phim Stirling Silliphant trong một đoạn phim nói về quan điểm của võ thuật có tên là “Tiếng sáo im lặng”.
27/6/1971 : Đóng những thước phim đầu tiên trong sêri phim truyền hình “Tinh võ môn” của hãng Paramount.
1971 : Bắt đầu bắt tay với hãng Warner Bros với sêri phim truyền hình có nhan đề “Kẻ hiếu chiến” (mà sau này được gọi là “Kung fu”).
Thái Lan

7/1971 : Đóng bộ phim “Đường Sơn đại huynh”. Bộ phim đã phá vỡ mọi kỷ lục trong các rạp chiếu ở Hồng Kông.
Hồng Kông

7/12/1971 : Nhận được tuyên bố chính thức là sẽ không tham gia bộ phim “Kẻ hiếu chiến” và vai diễn này sẽ được chuyển cho diễn viên Mỹ Caucasian David Carradine.
9/12/1971 : Quay hình cuộc nói chuyện với Canadian Pierre Berton, nhà báo và đây là tài liệu duy nhất sót còn lại. Một phần của cuộn băng này được sử dụng là tư liệu cho bộ phim tài liệu : Lý Tiểu Long tự thuật.
1972 : Đóng bộ phim thứ hai cho hãng Golden Havest sau bộ phim : “Đường Sơn đại huynh”. Bộ phim có tên “Cú đấm mãnh liệt” nhưng ở Bắc Mỹ lại gọi là “Mối liên hệ Trung Hoa”. Bộ phim sau phá mọi kỷ lục của bộ phim đầu.
1972 : Sáng lập công ty sản xuất phim riêng với cái tên Concord và thực hiện bộ phim do chính mình đạo diễn “Mãnh Long quá giang” và một lần nữa bộ phim phá kỷ lục về số lượng người tới rạp ở Hồng Kông.
10/11/1972 : Bắt đầu tập phim thứ nhất trong chuỗi phim hành động “Trò chơi tử thần”.
2/1973 : Dừng bộ phim “Trò chơi tử thần” để thực hiện “Long tranh Hổ đấu” cho hãng Warner Bros.
20/7/1973 : Lý Tiểu Long mất tại Hồng Kông do bệnh phù, nguyên nhân của bệnh là do quá mẫn cảm với thuốc.
Mỹ

31/7/1973 : Được chôn cất tại nghĩa địa Lakeview tại thành phố Seattle. �"ng được bạn và học trò như Sleve Mc Queen, Jame Coburn, Dan Inosanto, Peter chin, Taky Kimura và người em trai Robert Lee túc trực bên linh cữu.


VÔ CÙNG TIẾC NUỐI KHI CON NGƯỜI VĨ ĐẠI NÀY RA ĐI QUÁ SỚM NHƯNG NHỮNG ĐIỀU ANH ĐỂ LẠI CHO CHÚNG TA LÀ VÔ CÙNG LỚN. MỘT LẦN NỮA THAY MẶT TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI YÊU VÕ TÔI TRÂN THÀNH CẢM ƠN ANH !!!
 
J

jeetkunedo_9x

Triết lí triệt quyền đạo
Triệt quyền đạo là một môn võ thuật vừa mang tính kỹ xảo, vừa mang tính võ thuật, lại gắn liền triết học với cuộc sống, thể hiện triết lí về sự vận động,chuyển hóa,phủ định không ngừng,không bảo thủ cố chấp cái cũ ,cởi mở và tiếp thu cái mới.Đồng thời Triệt quyền đạo cũng là võ học đưa đến mốc giới cao thông qua những đối đầu, đọ sức quyết liệt. Những nguyên lý cơ bản của nó được thể hiện tập trung ở những điểm sau:
1. Phá bỏ sự bó buộc hình thức, đột phá ra ngoài khuôn khổ cũ,đi đến sự tự do, không bị bó buộc gò ép.
Các trường phái võ thuật trên thế giới phong phú đa dạng đều mang tính khuôn mẫu với những đặc điểm riêng biệt được lưu truyền lại, tuy trải qua nhiều thời kỳ, năm tháng khác nhau, nhưng vẫn không thoát thân ra khỏi khuân hình hoa mỹ, nhưng lại không thực tế. Ví dụ như Hầu quyền thì động tác lúc nào cũng phải nhảy nhót lăn lộn như con khỉ,Túy quyền thì phải lao đao như người say...Những truyền thống võ thuật mô thức hóa về cơ bản không phát huy tối đa tác dụng của chúng trong thực chiến, vì trong cuộc đối đầu, đọ sức đó, đối thủ cũng là một con người, những tình cảm, tâm lý và tư duy của họ cũng khó mà lường đoán được, những thủ pháp mà họ vận dụng cũng thiên biến vạn hóa, không thể trắc định đo đoán được. Nếu dùng mô thức cố định, bất biến để ứng phó với hiện thực thiên biến vạn hóa trong chốc lát thời gian, thì điều chờ bạn ở phía trước chính là sự thất bại thảm hại vì không xử lí được các tình huống cụ thể sinh động.
Lý Tiểu Long sớm là người lao thân vào tu luyện võ thuật truyền thống Trung Quốc, nhưng cuối cùng bản thân qua nhiều lần thực chiến đã khiến ông có những hoài nghi về quyền pháp mà mình đã từng yêu mến. Ông cho rằng: từ những bài học ban đầu đều có thể chiến thắng đối thủ theo ý của mình trong thực chiến cũng giống như đi từ một điểm đến điểm khác, cự ly ngắn nhất giữa hai điểm chính là đường thẳng. Do vậy, Lí Tiểu Long đã lấy thực chiến làm xuất phát điểm, thông qua kết hợp tìm tòi và thực chiến lâu dài, cuối cùng đã tỉnh ngộ thấy rõ ý nghĩa chân chính của võ thuật, đó chính là: phá bỏ sự bó buộc hình thức, đi đến tự do, không bị bó buộc. Chính vì vậy mà Triệt quyền đạo không có nguyên tắc,nội quy gì cả nó chỉ cho ta cái định hướng để người học phát triển tự do toàn diện một cách không hạn chế.
Phát hiện to lớn đó của Lí Tiểu Long chính là cương lĩnh của Triệt quyền đạo. Chúng ta có thể gọi đây là võ thuật mang tính đường thẳng đi từ việc học đến việc phát triển khám phá ra con đường.
2. Lấy cái vô pháp làm cái hữu pháp, lấy cái vô hạn làm cái có hạn.
Tục ngữ có câu: Người phụ nữ tài ba cũng không thể nấu cơm mà không có gạo. Một cuộc đọ sức liên quan đến nhiều mắt xích khác nhau, trong đó có kỹ thuật quan trọng như gạo trong việc nấu cơm. Cũng có thể nói một kỹ thuật tinh xảo và thành thục là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của trận đấu.
Triệt quyền đạo là một môn khoa học hoàn chỉnh, một hệ thống kỹ thuật mang tính đồng bộ không có biên giới,không có sự phân biệt cương -nhu,đúng -sai,dùng vô chiêu để thắng hữu chiêu...phải xóa bỏ đi những ý niệm đã ăn sâu trước đó,chỉ có vứt bỏ đi những gì trước đó mới có thể nhẹ gánh đạt tới cảnh giới của tự do,hư không và sẽ hiểu hơn những gì biết trước đó đã bị xóa đi và những gì chưa biết tới.Giống như khi ta đã sang sông thì nên để thuyền ở lại,đã leo tới đỉnh núi thì nên cởi bỏ hành lí cho nhẹ,đã giải quyết xong những mâu thuẫn ,xích mích thì nên xóa bỏ hận thù trong lòng...mang đậm chất giáo lí của Đạo Thiền.
Nói đến đây, có người sẽ hỏi rằng: Triệt quyền đạo vừa chống lại cái hình thức, phản đối mô thức, vậy hệ thống kỹ thuật mang tính đồng bộ sẽ được giải thích như thế nào đây. Thực ra, hệ thống nền tảng kỹ thuật đó là thiết kế chế tác cho người mới học. Những người mới bắt đầu học triệt quyền đạo buộc phải dựa vào những hệ thống đó để luyện tập và không ngừng suy nghĩ sáng tạo thì mới có thể dần dần thoát ly khỏi sự bó buộc của hệ thống đó, tạo ra những kỹ thuật phù hợp với mình. Hệ thống đó: chính là cây gậy trong tay kẻ bị thương, một khi vết thương đã khỏi, tự đi lại được, thì bỏ cây gậy đó đi. Cũng như trong võ thuật truyền thống những bài quyền, đòn thế nọ kia cũng chỉ là trình độ sơ trung đẳng, lên võ đài thực chiến sẽ thảm bại, mãi mãi phụ thuộc vào người cho con cá là sư phụ ( dù tập đến già nếu không có tư duy sáng tạo đột phá thì cũng chỉ như vậy thôi ), chỉ đến khi nào sư phụ truyền dậy phương pháp có được cái cần tự câu cá lấy ( phương pháp cốt lõi từng kỹ thuật, phương pháp đánh quyền chiến tự do tùy cơ ứng biến, nghệ thuật tự sáng tạo?) mới có thể nói hay được. Hệ thống Triệt quyền đạo mà chúng ta nghiên cứu cũng chỉ là dùng cho giai đoạn vỡ lòng của người mới học mà thôi, mốc giới cao sâu của Triệt quyền đạo cũng đòi hỏi tự bản thân nhận thức,chiến thắng người này người nọ không thể bằng chiến thắng và vượt qua chính mình
Do vậy, chúng ta mới có thể hiểu rõ rằng, mọi kỹ pháp Triệt quyền đạo hiện nay đều là những kỹ pháp nền tảng hữu hạn, phiến diện, chỉ có thể là thủ đoạn vỡ lòng mà thôi. Kỹ pháp Triệt quyền đạo chân chính là vô hạn, nó không lấy sự cố định của một kỹ pháp nào làm kỹ pháp của Triệt quyền đạo nhưng có thể coi bất kỳ kỹ pháp nào cũng là kỹ pháp của nó,nó dung hòa tất cả.Đúng như Lí Tiểu Long đã nói: Triệt quyền đạo không có bất kỳ hình thức nào, do vậy mà nó không có phân biệt trường phái, không có phân biệt, và cũng có thể thích ứng với bất kỳ trường phái nào. Triệt quyền đạo có thể vận dụng kỹ pháp của các môn phái khác nhau,khi cần thiết sẽ dùng chiêu lên gối,giật cùi trỏ của võ Thái hay các đòn khóa của môn võ vật biểu diễn...không hề miễn cưỡng câu nệ,tùy cơ ứng biến, không bị bất cứ hạn chế nào, nó phù hợp với mọi kỹ pháp, mà mọi thủ pháp đều phải dùng đến nó. Điều này cũng chính là nói chỉ cần đạt được mục đích đánh bại đối thủ thì kỹ pháp hoặc thủ đoạn của bất kỹ môn phái nào cũng đều là ứng dụng nó. ( Thực tế quá trần trụi đối với những người luôn cao giọng tập võ là để rèn luyện sức khỏe đạo đức cốt cách con người theo khẩu hiệu suông, không có bản lĩnh thực chiến thật sự ,không tôi luyện qua hoạt động thực tiễn thì làm sao có được lòng tự tin, mà không có lòng tự tin soi rõ bản thân thì làm sao rèn được những cái khác như cốt cách chẳng hạn?).
Tóm lại, kỹ pháp Triệt quyền đạo là dùng bất cứ kỹ pháp nào có thể vận dụng, là cái vô hạn, linh hoạt.
Linh hồn của Triệt quyền đạo chính là sự thành thục hoàn hảo đối với kỹ thuật, nó phải được nuôi dưỡng, hình thành từ những linh cảm được tỏa sáng trong tâm linh, biến những kỹ pháp thành năng lực đặc hữu của riêng mình, cộng thêm sự tôi luyện lâu dài đối với trực giác, cuối cùng có thể đạt đến mức hoàn hảo có thể dựa vào phản ứng bản thân và cảm nhận trực giác để có thể vận dụng nhanh chóng và tự động hóa bất kỳ kỹ pháp nào của bản thân để ứng phó với mọi biến hóa của ngoại cảnh. Triệt quyền đạo mang tính thời đại cao đi thẳng vào bản chất võ thuật, giúp võ sinh thực chiến,có sự hoạt động thực tiễn cao nhất để từ đó rèn luyện toàn diện một cách nhanh chóng, thể hiện sự tự do chính bản thân mình, không cầu kỹ như võ thuật truyền thống.
 
Last edited by a moderator:
J

jeetkunedo_9x

BÀI TẬP SỰ LINH CẢM
Trong võ thuật bạn có thể ko cần cái nhìn quá bao quát như ở các môn thể thao khác nếu như bạn chỉ chạm chán với một đối thủ mà thôi. Nhưng chắc chắn bạn phải cần đến nó khi bạn bị hai hay nhiều đối phương bao vây tấn công.
Để tầm nhìn bao quát, mắt bạn tập trung vào công trình xây dựng ở xa(chẳng hạn như toà cao ốc).Sau đó khuếch tán tầm nhìn của bạn làm thế nào mà bạn vẫn nhìn thấy rõ toà nhà nhưng đồng thời thấy cảnh vật nhoà tiếp giáp với nó hãy chú ý đến tất cả chuyển động xuất hiện ở các khoé mắt trên đôi mắt bạn.


Thêm 1 bài tập nữa nhé:
chắc ban đang tự hỏi làm sao có thể phát triển được sự linh cảm sắ sảo. Chỉ có một cách là cảm giac những j` xung quanh bạn. Tập phản ứng nhanh. Thí dụ khi ở tiệm ăn hoặc nơi công cộng chọn một người nào trong đám đông theo dõi cử động của anh ta bất cứ lúc nào anh ta khoa tay, bạn phản ứng lại bằng tiếng ''hự'' nhỏ trong cổ họng hoặc 1 tiếng nào khác nhỏ ngắn gọn. Dần dần tăng phản ứng của bạn lên bằng cách cố đoán trước hành động khoa tay của anh ta bằng tiếng ''hự'' nhỏ. khi giao đấu thực sự tiếng ''hự nhỏ của bạn sẽ được thay bằng 1 đòn tấn công.
 
J

jeetkunedo_9x

Mỗi bộ phận cơ thể trong triệt quyền đạo đc nghiên cứu để thực hiện 1 cách hiệu quả các nguyên lý của môn võ. Về cơ bản, cần phải có một thế tấn thích hợp để di chuyển và thực hiện tốt các kĩ thuật với tốc độ, kình lực và sự chính xác. Trong khi đó các môn võ khác có nhiều kiểu tấn để phục vụ cho môn võ đó thì triệt quyền đạo lai có một cách tấn riêng biệt phục vụ cho phương pháp chiến đấu của riêng mình. Lý Tiểu Long đã phải suy nghĩ rất nhiều về các ứng dung cần thiết khi ông nghĩ ra một thế tấn mà ông gọi là Bách dụng (bai-jong ), còn được biết đến với cái tên thế chuẩn bị hay thế sẵn sàng thế tấn trong triệt quyền đạo là đưa tay thuận của mình về phía trước, theo Lý giai thích tay thuận cúa chúng ta mạnh hơn thì để ở phía trước nó sẽ giúp ban ra đòn nhanh hơn còn tay ko thuận để sau vì nó vốn ko manh bằng tay thuận nên nó cần ở phía sau để đi doạn đường dài hơn sẽ tăng sức mạnh cho cú đấm. đây là cách khá rễ để chuyển sang thế bách dụng khi đang đứng bình thường. Đầu tiên chụm hai chân lại, hướng vế phía trước. Sau đó, giả sử bạn thuận chân bên phải , thì xoay mũi bàn chân trái ra ngoài khoảng một góc 80 độ, bước chân phải lên cách bàn chân trái 1 khoảng rộng băng vai.Ai chân ngắn có thể thu hẹp khoảng cách này, ai chân dài thì tăng khoảng cách lên chọn khoảng cách mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Hai đầu gối hơi cong như khi bạn khom khom. Thế này giúp bạn đứng vững vàng chân lúc nào cũng chạm đất khi bạn lấy thăng bằng trong các đòn thế này còn giúp bạn tự do di chuyển. Trọng lượng cơ thể sẽ chia đều trên hai chân, giúp bạn giữ thăng bằng. Khi bị tấn công bất ngờ bạn không ở tấn bách dụng , bạn phải nhanh chóng chuyển về thế bách dụng khi có thể. Vì vậy bạn phải luyện tập thường xuyên cách chuyển tư thế bình thường sang thế tấn bách dụng. gót chan sau nhón lên kiểu như chân con gà, nhằm nhiều mục dích. trước tiên nó hoạt động như một cái đệm cho phép bạn hạ gót xuống ngả người ra sau mà không phải di chuyển bàn chân nếu như bạn bị đấm hay đá ở phấn trên. Thứ hai, với việc nhấc gót sau bạn có thể tung cú đá chân sau nhanh hơn rất nhiều. Thứ ba, khi bạn tung đòn đấm toàn bộ trọng lượng cơ thể bạn sẽ dồn vào cú đấm. tay trước của bạn để sát người hầu như trỏ không chuyển động bạn cũng không nên giữ thế tay này mà phai hơi di chuyển nó theo 1 vòng tròn nhỏ khi nâng cao khi hạ xuống khi sang trái khi sang phải để cú đấm của bạn bất ngờ hơn với đối thủ và anh ta cũng không thể đoáng bạn định đánh đòng j`. Tuy nhiên không nên đư tay lên quá cao vì nó che mất tầm nhìn củ bạn và cũng không nên để tay quá sát hoặc quá xa thân người nếu quá gần người nó sẽ cần 1 khoảng xa khi tấn công đối thủ còn tay quá xa thì đòn đánh sẽ không mạnh và dễ bị mệt mỏi. Tay sau giữ ngang cằm có nhiệm vụ chống đỡ đòn tấn công của đối thủ tay sau phai ép sát người để bảo vệ phần mông sườn trái và thân bạn không được đưa tay sau quá xa thân mình như vạy quá hở và dễ bị tấn công. Dùng tay sau để bắt hoặc gạt đòn đánh vào đầu . Bạn cũng có thể dùng tay sau để đỡ gạt những đòn đánh trung đẳng hoặc dùng trỏ sau bảo vệ vùng giữa. Tay sau cũng còn bảo vệ các cú đá thấp. Phần đầu của bạn hơi chúi vè phía đối thủ làm cho hắn ta thấy mình gần hắn hơn.

Trong bất kì môn võ nào di chuyển cũng rất quan trọng. Lý Tiểu Long đánh giá cao việc các võ sĩ quyền anh di chuyển vòng quanh một cách nhẹ nhành trên hai bàn chân, nhún nhảy trên các ngón chân cái. Thế là Lý mang nó vào môn võ của mình. Các võ sinh cũng phải hiểu rõ mỗi đòn chân được sử dụng trong tình huống nào để áp dụng đúng thời điểm thì mới đạt hiệu quả. dưới đây là các cách di chuyển của triệt quyền đạo:

.................................................. ................BƯỚC VÀ LƯỚT VỀ TRƯỚC.......................................... .....................................

Để tung ra 1 đòn tấn công về phía đối thủ bạn phải chuẩn bị kỹ. Thường thi bạn không ở trong tầm thích hợp, nên bạn cần phải ở trong tẩm ra đòn thì mới có thể ra đòn được. Động tác bước và lướt về trước cho phép bạn tiếp cận đối thủ để ra đòn.
Từ thế bai-jong, bạn bước chân trước lên trước 1 bước. Hạ gót chân xuống trước, sau đó hạ cả bàn chân, giống như lúc bạn bước đi. Khi trọng lượng cơ thể dồn hết vào chân trước rồi thì lướt chân sau lên, giống như trượt trên mặt đất. Kéo chân sau lên sao cho tạo khoảng cách với chân trước như ban đầu. phải đảm bảo khi hoàn thành động tác này thì thân người của ban ko ngã về trước hay về sau mà bạn phải giữ thăng bằng,ổn định và bạn lại trong thế bai-jong lần nữa, nhưng gần đối thủ hơn. tốt hơn là bạn di chuyển các bước ngắn để tiếp cận đối thủ chứ đừng bước dài bạn sẽ hở và rất dễ bị tấn công.
 
J

jeetkunedo_9x

khí công

Sự sống bao gồm hoạt động và nghỉ ngơi. Các xúc động tâm lý, những căng thẳng thần kinh sẽ gây cản trở sự hoạt động và nghỉ ngơi. Không phát huy được khả năng, bền bỉ dẻo dai, không sáng suốt nhận định, đều do những căng thẳng, những xúc động gây ra. Hoạt động như vậy khó đạt được hiệu quả. Thân xác không hoạt động, trong lòng lại đầy những tính toán lo âu, là nghỉ ngơi không trọn vẹn, sinh lực chẳng được phục hồi. Hoạt động nghỉ ngơi như vậy, cuộc sống của ta khó có an vui hạnh phúc. Qua thực nghiệm, người xưa đã tìm ra và khoa học ngày nay đã công nhận : Với sự tập luyện khí công, nhịp tim sẽ điều hòa để bộ máy tâm sinh lý được cân bằng ồn định. Chỉ trong căn bằng ổn định, sự hoạt động nghỉ ngơi mới trọn vẹn.

Khí công gồm hai phần : Tĩnh luyện và Động luyện.

Khí công tĩnh luyện có thể tập ở hai tư thế : Ngồi hoặc nằm.

Ở tư thế ngồi, ta ngồi xếp bằng hoặc cài chéo hai chân vào nhau, hai bàn tay úp xuống đùi, cánh tay ép vào lườn, xương sống thẳng để khí huyết dễ luân lưu, mắt nhắm chú tâm vào tam linh là vùng giữa hai chân mày, đổi chiều với não, đó là vùng suy nghĩ của não bộ. Chú tâm vào phần này khi luỵên khí, lâu ngày ta sẽ làm chủ được tư tưởng của mình và có khả năng tập trung tư tưởng cao.

Ở tư thế nằm, ta nằm ngửa, hai tay để xuôi theo thân, bàn tay úp, nhắm mắt, chú tâm vào vùng rốn. Chú tâm vào vùng này khi luyện khí, huyết sẽ dồn xuống bụng làm thần kinh bớt căng thẳng. Nhờ vậy, ta dễ đi vào giấc ngủ và có được giấc ngủ êm sâu.

Tập khí ở hai tư thế này, mắt phải nhắm lại, môi khép kín, lưỡi co lên hàm trên để kích thích sự hoạt động của các tuyến nước miếng, là phương dược trong cơ thể con người, giúp chặn bớt các chứng sưng gan, tim lớn và ngăn chặn được các chứng loét bao tử, thực quản.

Khí công động luyện : Nhu khí công quyền.

Thí dụ : bài Nhu Khí công quyền với một lối thở hai thì của Việt Võ Đạo.

Như tên gọi đây là bài tập kết hợp hơi thở với các động tác co duỗi của tay, di động của chân với sự làm mềm tối đa các cơ bắp khi vận động. Nếu dày công tập luyện sẽ có khả năng làm chủ tâm ý, biết giảm bớt căng thẳng, từ đó sẽ có sự sáng suốt, bền bỉ dẻo dai khi hoạt động, khi làm việc tay chân hoặc trí óc. Lúc luyện tập các bài nhu khí, phải chú tâm vào các động tác để cảm nhận được sự co duỗi của cơ bắp, môi khép, lưỡi để tự nhiên, hít thở bằng mũi, hơi thở ăn nhịp với động tác, chú ý làm mềm các cơ vùng mặt và cơ bàn tay để có sự nhẹ nhàng thư thái trong tâm khi vận động.

khicongthuchanh.jpg

Tập khí công là tập thở bằng bụng : Hít vào phình bụng lên, thở ra hóp bụng lại. Hít thở bằng mũi. Hơi dài ngắn tùy sức, nhưng phải êm nhẹ, thời gian vào ra của hơi thở bằng nhau. Đây là phương pháp khí công tu dưỡng nên ngoài các cơ bắp giúp vùng bụng phình lên, hóp lại, giúp tay chân chuyển động các cơ bắp khác, nhất là các cơ bắp vùng mặt và cơ bàn tay phải làm mềm tối đa.Để đáp ứng như cầu hoạt động nghỉ ngơi của con người, như đã trình bày, khí công gồm hai phần : Động luyện và tĩnh luyện. Dù động hay tĩnh đều có thể cương hoạt nhu luyện. Khí công cương luyện là hít thở kết hợp sự căng cứng toàn bộ hay từng phần cơ bắp. Và sự tập trung cao độ của thần kinh vào vùng cơ bắp căng cứng. Đó là dùng lực để vận khí và phương pháp này tạo sức mạnh về thần chất cho người tập luyện. Khí công nhu luyện là sự hít thở đi đôi với sự làm mềm các cơ bắp, tạo êm dịu cho hệ thần kinh. Các cơ bắp khi ở trạng thái mềm tối đa, cơ thể con người được nghỉ ngơi trọn vẹn và sinh lực được mau chống phục hồi. Khí công nhu luyện giúp người tập có một nhịp tim điều hòa, một hệ thần kinh ổn định, sự điềm tĩnh nhu hòa sẽ đến. Đó chính là sức mạnh tinh thần.

Khi luyện khí phải biết kết hợp giữa động lẫn tĩnh, cả cương lẫn nhu. Tuy nhiên, nếp sống ngày nay đã khiến mọi người phải quá hoạt động, gây ra quá nhiều sự căng thẳng về thần kinh nên cách tập thích hợp nhất cho mọi người là dù động hay tĩnh nên nhu luyện nhiều hơn để tái lập căng bằng.

Có người nhờ luyện khí đã có những khả năng phi thường. Đó là trường hợp ít có. Những người này phải căn cốt đặc biệt còn phải trải qua một thời gian dài dồn toàn bộ tâm sức để luyện tập với các phương pháp vượt khỏi sự chịu đựng thông thường của mọi người. Cũng có những khả năng phi thường tự nhiên xuất hiện ở một số người. Khả năng siêu nhiên chính là tiềm năng của con người, có thể do luyện tập, cũng có thể tự nhiên xuất hiện. Đây không phải là hiện tượng phổ biến.

Có nhiều lối luyện khí :
Hai thì : Nạp (hít vào), Xả (thở ra)
Ba thì : Nạp, Vận (nín thở lúc khí đầy phổi, đẩy khí đi toàn châu thân), Xả.
Bốn thì : Nạp, Vận, Xả, Bế (ngưng thở lúc đã thở hết khí trời ra).

Các lối thở này, với sự điều chỉnh hơi thở ra vô, êm nhẹ, từ từ, lâu dài, giúp người tập có khả năng điều chỉnh được nhịp tim, chịu đựng được các tình trạng thiếu oxy hoặc tăng nồng độ cacbonic trong máu, từ đó bắt buộc hệ thần kinh phải tự điều chỉnh cho thích nghi, tạo sức đề kháng để cơ thể có thể chống lại mọi thay đổi đột ngột của môi trường.

Thở hai thì là lối thở căn bản của mọi phương pháp luyện khí. Tập thở hai thì, người tập sẽ làm quen dần với trạng thái thiếu oxy và dư carbonic trong máu ở mức độ vừa phải không đột ngột.

Khi tập thở, hơi thở ra vô dài ngắn, tùy theo sức chịu đựng của mỗi người. Kiên nhẫn luyện tập, hơi thở sẽ trở nên êm nhẹ, lâu dài, thong thả, nhịp thở ra vô sẽ đều nhau, nhịp tim được điều hòa, hoạt động của bộ máy tâm sinh lý sẽ cân bằng ổn định. Sự cân bằng này được biểu lộ qua tác phong điềm tĩnh nhu hòa, vô cầu.
Khi đã có sự cân bằng này rồi, nếu muốn, ta có thể luyện qua lối thở ba thì, bốn thì.

Chỉ trong hoạt động, ta phải nín thở lấy sức, còn bình thường, lối thở hai thì là lối thở tự nhiên của mọi người. Ai cũng hít thở, nhưng nếu không luyện khí, sự hít thở sẽ không hoàn chỉnh. Sự hít thở gọi là hoàn chỉnh khi cả lúc động và tĩnh hơi thở ra vô lúc nào cũng nhẹ êm, sâu dài, thong thả. Luyện khí ở tư thế như tĩnh, ta dễ chuyên chú vào khí để hoàn thiện, dễ làm chủ hơi thở của chính mình. Nhờ tập nhu khí ở tư thế tĩnh, ta sẽ dễ phát huy được động năng của các bào nhu khí, cương khí đối với bản thân khi luyện tập. Đó là sự kết hợp giữa động và tĩnh trong luyện khí. Nếu chuyên luyện nhu khí sự trẻ trung tươi mát, sự bền bỉ dẽo dai, sự hồn nhiên vô tư, sự hiền hòa từ tốn, sự bao dung độ lượng sẽ đến với ta. Đấy chính là cái đẹp bên ngoài của tinh thần Nhân Võ Đạo.

Vận động với nhịp độ nhanh, cường độ mạnh, cần tăng cường hô hấp nên đôi khi phải thở ra bằng miệng mới kịp. Tuy nhiên, tốt nhất là nên hít thở bằng mũi .

Có những lý do sau :

- Mũi là bộ máy điều hòa không khí của cơ thể. Với những nếp gấp ở hốc mũi, không khí hít vào được tẩy bụi, hấp nóng, có khi lại được tiếp hơi ấm để đủ điều kiện cần thiết trước khi vào phổi. Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, mũi do hấp nóng không khí khi hít vào, nhiệt độ bị giảm dần, sẽ bị lạnh. Điều này có thể gây sổ mũi hoặc sưng cuống phổi. Nếu thở ra bằng mũi hơi thở sẽ hoàn toàn cấp nhiệt cho mũi và như thế lại giúp nó làm tròn vai trò điều hòa không khí hít vào.

- Mũi có vai trò điều tiết lưu lượng không khí hít vào thở ra và làm giảm tốc quá trình hô hấp. Hít vào bằng miệng, lẽ tất nhiên là ta đưa nhanh chóng vào phổi một lượng lớn không khí và như thế dễ làm tổn thương nhiều phế nang tế nhị. Vả lại, nên hiểu rằng khi hít vào, phổi vừa hấp thụ cả không khí lẫn máu theo một tỉ lệ nhất định để giữ cân bằng cho môi trường bên trong. Thở bằng miệng thường làm thay đổi tỷ lệ đó và làm mất cân bằng cơ chế hô hấp vốn rất tinh tế. Thở bằng miệng chỉ áp dụng trong những trường hợp khẩn cấp do cơ thể đòi hỏi.

- Những nếp gấp trong mũi được phủ đầy đầu dây thần kinh có mắc nối với nhiều cơ quan và các trọng tâm thần kinh. Gặp người bị ngất, cho họ ngửi ammoniac hoặc giấm chua, họ có thể tỉnh ngay. Cơ thể của con người cũng cần được kích thích bởi luồng không khí qua mũi.

Trong cơ thể con người, mạch là những ống dẫn huyết từ tim chạy khắp châu thân và ngược lại. Theo Đông y, ngoài mạch máu ra còn có hệ thống kinh lạc. Kinh là những đường dây nối liền các huyệt trong châu thân theo một đường dọc và lạc là những đường nối liền từ kinh nọ sang kinh kia, chạy theo hàng ngang. Có hai kinh chính là Nhâm Kinh và Đốc Kinh. Nhâm Kinh là đường kinh nối liền từ chỗ hõm ở môi dưới chạy thẳng xuống, qua lằn chỉ ở dịch hoàn đến hậu môn. Đốc Kinh là đường kinh chạy từ đỉnh xương cùng đến đỉnh xương đầu trỏ ra trước mặt vượt qua rãnh dưới đầu mũi tới dưới răng hàm trên. Khi luyện khí, hai môi nên khép lại cho Nhâm Kinh và Đốc Kinh được nối liền với nhau, để khí dễ luân lưu. Ngoài ra, lưỡi co lên, chạm vòm họng để kích thích sự hoạt động của các tuyến nước bọt. Theo y học thì nước miếng là phương thần dược trong cơ thể con người có thể trị các chứng sưng gan : Tim lớn, làm thần kinh mát dịu, nhất là những chứng lở loét bao tử, thực quản. Chúng ta cũng thường thấy rằng một cái dầm xướng cá chích vào chân răng, lưỡi miệng, chỉ trong hai, ba tiếng đồng hồ không nghe đau nhức nữa. Nếu da thịt bị như thế, ít nhất hai ba hôm mới hết, có khi lại trở thành mụn nữa.

Tập khí công là tập thở bằng bụng dưới (hít vào, phình bụng - thở ra, hóp bụng) để kích thích vùng đan điền. Đông Y quan niện đó là nơi tích tụ sinh lực của con người và khoa học ngày nay coi đó là vùng trọng tâm của cơ thể. Khi kích thích đúng mức, sinh lực sẽ được phát huy. Nói cách khác, khi trọng tâm con người, do tập luyện trở về vị trí đan điền, tâm sinh lý được cân bằng. Trong trạng thái cân bằng, sinh lực sẽ được phát huy toàn vẹn. Nếu đã nắm vững hệ thống kinh mạch, ta có thể dùng tư tưởng để dẫn khí.

Tuy nhiên, dùng ý dẫn khí sẽ sinh tâm lý nóng vội vì muốn mau chóng thành công, như vậy dễ đi đến tình trạng thái quá, dễ gây căng thẳng cho hệ thần kinh, hệ tim mạch bị loạn nhịp. Sinh lý bị xáo trộn do luyện khí, người xưa gọi là “tẩu hỏa nhập mà”. Cách tập an toàn nhất cho tất cả mọi người là tập với lòng thanh thản, vô cầu, không dùng ý dẫn khí, chỉ thư giãn tối đa, tùy cơ thể tập, chú tâm vào từng vùng nào đó. Thí dụ : Tập khí ở tư thế tĩnh tọa, chú tâm vào vùng giữa hai chân mày, ở tư thế nằm, chú tâm vào vùng rốn. Khi thở đúng mức, khai thông được hai kinh Nhâm, Đốc, luồng khí sẽ chu lưu khắp cơ thể theo hệ thống kinh lạc. Khi hít thở, dưỡng khí qua phế nang được máu hấp thụ, theo động mạch đi đến các cơ quan. Khí di chuyển theo đường kinh lạc là một thứ khí khác; người xưa gọi là : Chân khí, Tiên thiên khí, Khí thái hư… Hấp thụ được luồng khí này, con người sẽ phát triển được các phẩm chất thanh cao, hướng thượng. Người tập có khả năng điều khí tốt, khai thông được Nhâm, Đốc Kinh, thì các bài nhu khí, cương khí sẽ giúp thúc đẩy dẫn khí ra tứ chi. Khai thông kinh lạc là bước đầu của lĩnh vực khí công.

Tập khí công phải biết phối hợp giữa động với tĩnh, và đó là nguyên lý Cương Nhu Phối Triển của Vovinam- Việt Võ Đạo


Form: vothuat.net
 
Last edited by a moderator:
J

jeetkunedo_9x

thiếu lâm quyền thời tống- nguyên,minh-thanh

Thiếu Lâm Quyền thời Tống – Nguyên



Theo tài liệu “Quyền Phổ Thiếu Lâm” được viết tại chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn, Hà Nam thì Thiếu Lâm Quyền lúc sơ khai đã được phát triển bởi các võ tăng trong chùa từ lúc chùa mới xây thời nhà Bắc Ngụy vua Hiếu Văn Đế.Các bài quyền trong thời kỳ sơ khai này có thể kể ra như Tâm Ý Quyền, Tâm Ý Bả, v.v … ban đầu rất đơn giản và đã được hoàn thiện ngay sau khi được sáng tác bởi các võ tăng Thiếu Lâm tự. Các bài quyền này được truyền dạy bảo mật trong chùa và không được phép lưu truyền ra ngoài, chỉ có các vị Thiền Tăng bế môn không xuất ngoại thuộc Đạt Ma Viện và các tu viện, thiền phòng trong chùa mới được truyền thụ để gia tăng thể lực phục vụ cho quá trình tu hành.

Đó là nguyên nhân làm cho Thiếu Lâm Quyền trở thành một thứ gì đó giống như là một bí thuật cao siêu trong một thời gian dài từ thời nhà Tùy (581–618) cho đến thời nhà Đường tạo nên một danh tiếng huyền ảo rằng đó là một “Vùng Thánh Địa của các bộ môn quyền thuật Trung Hoa” cứ như thể chùa Thiếu Lâm là một nơi duy nhất phát tích võ thuật Trung Hoa mà dấu ấn của nó ngày nay còn nằm trong các truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian ở Trung Quốc, thường hay được đưa vào các loại tiểu thuyết và phim ảnh võ hiệp Hồng Kông. Các truyền thuyết này lâu ngày trở thành một niềm tin giống y hệt như là niềm tin tôn giáo hay niềm tin đạo đức và chính trị.

Ngay cả hai viên đại tướng Thích Kế Quang (tác phẩm Kỷ Hiệu Tân Thư) và Du Đại Du (tác phẩm Kiếm Kinh) thời nhà Minh sau này cũng nghĩ rằng quyền pháp của Thiếu Lâm rất kém và chỉ có côn pháp mà thôi.

Lịch sử chùa Thiếu Lâm cũng ghi nhận rằng các triều đại của nhà nước phong kiến Trung Hoa cho phép chùa được phép xây dựng các đoàn Binh Tăng để bảo vệ chùa với lý do rằng chùa thường xuyên bị bọn lục lâm thảo khấu và nạn đạo tặc địa phương hoành hành chùa vì chùa được nhà nước cấp đất đai rất lớn và nhiều tài sản trong chùa được các vị hoàng đế Trung Hoa và các phật tử bốn phương quyên góp tặng cho rất nhiều.

Cho đến nay chưa có một ngôi chùa nào to lớn và có lịch sử đặc biệt lâu đời còn sót lại từ thời phong kiến cổ đại ở phương Đông như chùa Thiếu Lâm. Lịch sử Phật giáo cũng ghi nhận như vậy và nơi đây chính là Tổ đình của Giáo Phái Phật Giáo Thiền Tông bởi vì Phật Giáo và Đạo Giáo (một trường phái triết học Trung Quốc cổ đại suy tôn Lão Tử làm sư tổ, chuyên luyện các bí thuật trường sinh bất lão như phép đạo dẫn (luyện hơi thở - hô hấp) và luyện kim đan) ở Trung Hoa không được các nhà nước phong kiến coi trọng lắm mặc dù không hạn chế nó và cũng do học thuyết của hai giáo phái này không phục vụ cho nền chính trị của giai cấp quí tộc phong kiến (Nobble class) như là học thuyết của Nho Giáo (Confucianism). Sự kiện Bồ Đề Đạt Ma triều kiến Lương Vũ Đế và học thuyết tư tưởng của trường phái triết học Nho Gia được làm hệ tư tưởng chính thống cho các nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở Trung Hoa và các nước lân cận trong khu vực xung quanh Trung Hoa mà chịu chi phối của nền văn hóa Hán Nho đã cho thấy điều đó.

Cũng theo tài liệu trên cho biết các bài quyền trên được sáng tác vào thời nhà Bắc Ngụy trước khi Bồ Đề Đạt Ma đến chùa Thiếu Lâm trụ trì và thuyết pháp.

Như vậy truyền thuyết cho rằng Bồ Đề Đạt Ma sáng tác ra Dịch Cân Pháp Tẩy Tủy Kinh (tục gọi là Dịch Cân Kinh) và La Hán Thập Bát Thủ làm cơ sở nền tảng cho Thiếu Lâm Quyền đã bị chính chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn (Hà Nam) bác bỏ. Điều này rất hợp lý và phù hợp với lịch sử hình thành của ngôi chùa này vì chúng ta đã biết rằng các môn võ đánh đá chân tay mà ngày nay chúng ta gọi là quyền cước hay quyền thuật đã được lưu truyền trong dân gian ở Trung Hoa từ thời cổ đại trước khi chùa Thiếu Lâm được xây dựng và trước khi Bồ Đề Đạt Ma đặt chân đến Trung Hoa qua các tài liệu khảo cổ lưu trữ của các học giả Trung Hoa hiện nay.

Theo tài liệu quyền phổ trên thì rõ ràng các bài quyền của nhà chùa có trước cả Dịch Cân Kinh trong khi các tài liệu bên ngoài chùa ở Trung Hoa Đại Lục và bên ngoài Trung Hoa Đại Lục cứ thường cho rằng Dịch Cân Kinh là những động tác cơ sở nền tảng cho các chiêu thức quyền thuật của Thập Bát La Hán Quyền - là bài quyền đầu tiên thủy tổ cho các bộ môn quyền thuật Thiếu Lâm và tất cả các bộ môn quyền thuật Trung Hoa sau này (?).

Thậm chí người ta còn gán cho Bồ Đề Đạt Ma sáng tác ra Dịch Cân Kinh trên cơ sở kết hợp phương pháp luyện thở (hô hấp) của Yoga (một trường phái triết học Ấn Độ cổ đại) và môn võ của Ấn Độ chuyên sử dụng tay chân gọi là Cửu Long.

Sự lầm lẫn (hay là cố ý lầm lẫn) tai hại trên đã làm tiêu tốn không biết bao nhiêu công sức và bút mực của các học giả và các nhà khảo cứu khi tìm hiểu về văn hóa Trung Hoa qua các tài liệu chuyên khảo.

Như vậy có thể nói rằng võ thuật Trung Hoa được sáng tác ở trong dân gian từ thời Trung Hoa cổ đại trước khi Bồ Đề Đạt Ma đến chùa Thiếu Lâm hoằng dương Phật pháp.

Sau khi Bồ Đề Đạt Ma đến chùa, thật sự mới bắt đầu có sự kết hợp giữa hai môn võ thuật truyền thống dân gian của Trung Hoa và Ấn Độ và đi đến một hệ thống qui chuẩn sau này gọi là Thiếu Lâm Quyền.

Tài liệu “Quyền Phổ Thiếu Lâm” cũng cho biết các bài Tiểu Hồng Quyền, Đại Hồng Quyền, Thông Tý Quyền, và Kim Cương Quyền, ... được sáng tác vào khoảng đầu thời nhà Tống cùng một khoảng thời gian với bài Tam Thập Lục Thế Trường Quyền do Triệu Khuông Dẫn sáng tác mà sau này được đổi tên thành Thái Tổ Trường Quyền.

Bài La Hán Thập Bát Thủ (cũng từ nguồn tài liệu trên), gồm 10 lộ sau này (tức là 10 bài quyền) làm thành một bộ quyền thuật hoàn chỉnh nhất trong nhiều bộ quyền thuật của nhà chùa, được sáng tác vào thời nhà Tùy ban đầu có 18 động tác tay (nghĩa là sau khi Bồ Đề Đạt Ma đến chùa Thiếu Lâm) bởi các võ tăng chính tông chùa Thiếu Lâm sáng tạo ra để giúp cho các vị sư tăng bế môn tọa thiền có thêm các phương pháp gia tăng sức khoẻ trên con đường tu đạo.

Đến thời nhà Đường bài quyền này được phát triển thành 36 động tác tay, vào cuối thời nhà Tống đầu thời nhà Nguyên, nhà sư Giác Viễn, Thu Nguyệt (pháp danh của Bạch Ngọc Phong), … đã phát triển lên đến 173 thế và sau đó Bạch Ngọc Phong (vào thời nhà Nguyên) dựa vào đó kết hợp với các động tác mô phỏng có tính tượng hình cao của năm con vật (tục gọi là Ngũ Linh Thú) gồm Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc sáng tạo nên Ngũ Hình Quyền. Bài quyền này sau này được xem như là Ngũ Hình Quyền Nguyên Thủy của Thiếu Lâm tự Tung Sơn (Hà Nam) làm cơ sở cho các bài Ngũ Hình Quyền của Nam Quyền Thiếu Lâm Tuyền Châu Phúc Kiến và Ngũ Đại Danh Gia Quyền Thuật Quảng Đông (Hồng, Lưu, Lý, Mạc, Thái) và Thiếu Lâm Vịnh Xuân (còn gọi là Vịnh Xuân Quyền) cũng ở Quảng Đông vào thời Minh – Thanh sau này.
 
J

jeetkunedo_9x

thiếu lâm quyền thời Minh-Thanh

Thiếu Lâm Quyền thời Minh - Thanh



Vào đầu thời Minh – Thanh, quyền thuật Thiếu Lâm đã phát triển rất mạnh mẽ cùng với sự hình thành của các võ phái khắp miền Nam - Bắc Trung Hoa như Võ Đang (Wu Tang Kungfu), Nga Mi (Emei Kungfu), Thiếu Lâm Côn Luân, Thiếu Lâm Không Động, v.v. …, cùng với các bộ môn quyền thuật mới của các môn đồ Bắc Thiếu Lâm vùng Sơn Đông, Hoa Bắc và Nam Thiếu Lâm ở Tuyền Châu (Phúc Kiến), Quảng Đông, Hoa Nam sau khi tinh tuyển các môn quyền thuộc các phái võ dân gian Trung Hoa vô danh đang lưu truyền tại các địa phương nhỏ. Đây mới chính là thời kỳ “Trăm Hoa Đua Nở” của võ thuật Trung Hoa giống như thời Xuân Thu – Chiến Quốc mà lịch sử gọi là thời của “Bách Gia Chư Tử” (trăm nhà học thuật) của các trường phái triết học Trung Hoa cổ đại.

Sự phát triển võ thuật của các võ phái Trung Hoa và Thiếu Lâm vào thời nhà Minh gắn liền với phong trào đánh đuổi giặc “Thát Đát” (người Mông Cổ) và sự kiện Chu Nguyên Chương sáng lập ra nhà Minh lấy hiệu là Minh Thái Tổ.

Có một số tài liệu viết một sự kiện rằng Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã từng học võ tại chùa Thiếu Lâm như Tống Thái Tổ và đã để lại bút tích do chính ngài thủ bút tại bia đá ở cổng chùa. Nguồn tài liệu này cũng không cho biết đã dẫn từ những nguồn tài liệu nào – chính sử hay dã sử nên chưa thể xác minh lại được và ngay tại bia đá cổng chùa của Thiếu Lâm tự Tung Sơn cũng chưa hề nghe ai nhắc nhở đến sự kiện này có thật hay không.

Sự phát triển võ thuật của các võ phái Thiếu Lâm vào thời nhà Thanh gắn liền với phong trào “Phản Thanh Phục Minh” và sự ra đời của các bang hội kín như Hồng Môn lấy Hồng Quyền làm nền tảng quyền pháp mà xưng danh, tục gọi là Hồng Bang Hội và Thiên Địa Hội, v.v. …

Bài La Hán Quyền không phải là 10 lộ La Hán Thập Bát Thủ. Bài La Hán Quyền này được sáng tác vào thời nhà Minh – nhà Thanh khoảng cùng thời với các bài Hầu Quyền, Ngũ Lộ Mai Hoa Quyền, Mai Hoa Quyền, Liên Hoa Quyền tại Thiếu Lâm Tung Sơn (Hà Nam) bởi vì các động tác quyền thuật trong các bài quyền này đã có một bước tiến đáng kể trong các động tác của thủ hình (thủ pháp) phức tạp hơn với những loại thủ hình mới như Hầu Thủ, Xà Hình Thủ Pháp, Liên Hoa Thủ, Cầm Nã Thủ là những chiêu thức thủ pháp thuộc loại Nhu Quyền rất thịnh hành vào thời Minh – Thanh chuyên nhấn mạnh đến lực ly tâm của các đường quyền chuyển động theo hình vòng tròn dùng để hóa giải các loại Cương Quyền thường vận động theo đường thẳng. Đây cũng chính là cơ sở để Chí Thiện Thiền sư (thuộc dòng quyền thuật Nam Thiếu Lâm) sáng tác ra kỹ thuật Trường Kiều với lối đánh cho tay quyền đấm theo đường vòng cung như bộ môn quyền Anh của phương Tây sau này, chỉ khác là kỹ thuật Trường Kiều yêu cầu hai cánh tay phải luôn thẳng khi xuất quyền.

Bài quyền nổi tiếng nhất thời nhà Minh của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam là bài Ngũ Lộ Mai Hoa Quyền được phát triển cùng với bài La Hán Quyền trên cơ sở các loại thủ hình mới là Cầm Nã Thủ và Liên Hoa Thủ nhưng lại nổi tiếng hơn bài La Hán Quyền vì các bộ tấn của bài Ngũ Lộ Mai Hoa Quyền đòi hỏi các môn đồ Thiếu Lâm khi tập luyện phải di chuyển trên trận đồ Mai Hoa Thung – Thung có nghĩa là các cọc gỗ cao 2-3 mét có đường kính từ 30-40 phân xếp thành hình hoa mai, đây là một sáng kiến mới lạ và vô cùng độc đáo của chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam và phương pháp này sau đó mau chóng khích lệ các bộ môn quyền thuật Bắc Thiếu Lâm như Hình Ý Quyền – còn gọi là Lục Hợp Quyền - của phái Thiếu Lâm Vy Đà (tục gọi là Vy Đà Môn) của dòng họ Vạn Lại thuộc vùng Hoa Bắc và Hạc Quyền của Nam Quyền Thiếu Lâm Hồng Gia của Phương Thế Ngọc, Bạch Hạc Quyền của phái Nam Thiếu Lâm Bạch Hạc phát triển trên Thiên Cương Mai Hoa Thung. Phương pháp luyện quyền trên Mai Hoa Thung Trận sau này đã nhanh chóng trở thành sở trường nghệ thuật lưu diễn cho các đoàn Lân-Sư-Rồng của các phái võ Nam Thiếu Lâm ở Quảng Đông, đó là biểu diễn Lân-Sư-Rồng trên Mai Hoa Thung Trận. Thậm chí có nhiều quyền sư Nam - Bắc Thiếu Lâm còn đề nghị bịt mắt bằng một tấm vải đen để luyện quyền trên Mai Hoa Thung.

Cũng như các bài quyền thời nhà Tống và nhà Nguyên, các bài quyền của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam thời nhà Minh và nhà Thanh như bài La Hán Quyền và Ngũ Lộ Mai Hoa Quyền kể trên chỉ di chuyển theo phương ngang bên trái và bên phải so với hướng trục chính diện của người luyện.

Công lao của Thích Kế Quang và Du Đại Du được ghi nhận cho đời sau là việc hệ thống các thế quyền căn bản của các dòng quyền thuật trong dân gian, sau đó phổ biến lại cho các nhà sư Thiếu Lâm nhiều chiêu thức tinh diệu và hữu hiệu. Các chiêu thức này vẫn còn ở các bài quyền của Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền ngày nay. Ngoài ra ông còn đưa thêm các nguyên lý của Tôn Tử binh pháp (chiến đấu tập thể) vào quyền thuật.

Có thể kể ra một số tư thế chiêu thức của hai môn quyền này xuất phát từ Thích Kế Quang như sau: Bạch hạc lượng sí, Bài cước, Bạch xà thổ tín, Bạch viên hiến quả, Bạch vân cái đỉnh, Triều thiên, Đơn tiên, Kim Kê độc lập, Hoài Trung Bão Nguyệt, Tảo Phong Cước, Ngọc Nữ Xuyên Thoa, Khóa Hổ, Tấn Bộ Ban Lan Chùy, Cao Thám Mã, ...

Các nguyên lý của Tôn Tử binh pháp được viên đại tướng này đưa vào quyền thuật như sau:

1. Nguyên lý "Thường sơn xà trận pháp" chép lại từ Tôn Tử binh pháp (thế kỷ thứ 5 trước Tây Lịch) được ông áp dụng trong quyền thuật : "chánh như Thường sơn xà trận pháp, đánh đầu thì đuôi tiếp ứng, đánh đuôi thì đầu tiếp ứng, đánh thân thì đầu và đuôi tương ứng" (chính như Thường sơn xà trận pháp, kích đầu tắc vỹ ứng, kích vỹ tắc đầu ứng, kích kỳ thân nhi đầu vỹ tương ứng).

2. Chiến thuật trá bại được trình bày trong ba chương: quyền, côn và thương. Đó là ba thế "Đảo kỳ long", "Tẩu mã hồi đầu thức" và "Dương du trá hồi thương pháp". Đây là chiến thuật giả bộ thua chạy dụ địch đuổi theo để xoay người đánh một quyền hay đâm một thương, còn lưu lại trong các bài binh khí như Trung Ương Quốc Thuật Quán Tam tài kiếm, Tinh Võ Hội Ngũ hổ thương, Thất Tinh Đường Lang Yến Thanh đơn đao, Vĩnh Xuân Bạch Hạc Song long xuất thủy song đao, Trần Gia Thái Cực Thập tam can, Trần Gia Thái Cực Xuân Thu đại đao... Quyền thuật tại hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến, có thế giả thua xoay lưng chạy rồi ngồi xuống đất để bất thình lình xoay người lại ném cát vào mắt địch hay nhảy lên đá vào hạ bộ đối thủ, thế có tên là "Linh miêu hí thử" (mèo đùa giỡn với chuột !).

3. Nguyên lý "hư thật" và "kỳ chính" xuất từ Tôn Tử binh pháp được áp dụng trong quyền thuật. Hư thật và kỳ chính chỉ sự dối trá để lừa địch, đòn đầu là hư và đòn sau là thật. Nhưng hai đòn đầu cũng có thể là hư chỉ đòn thứ ba và thứ tư mới là thật, đây là "Hư hư thật thật" hay "Kỳ kỳ chính cháính". Địch không biết lúc nào là hư lúc nào là thật !

4. Khái niệm "tiểu môn" và "đại môn" là nền tảng của võ thuật Trung Quốc. Muốn tấn công địch như muốn vào nhà, muốn vào nhà thì ta phải mở cửa, nhà xưa đều có hai cửa : cửa trước và cửa sau. Đại môn là khoảng cách giữa hai tay, là cửa trước, tiểu môn là hông hay lưng địch, là cửa sau. Đường đi vào đại môn ngắn hơn nhưng nguy hiểm hơn vì địch có thể phản công dễ dàng. Ta tấn công vào đại môn khi ta ra đòn trước, khi thế lực ta mạnh hơn. Khi đòn địch không nằm trên trung tâm tuyến thì ta tiến vào cửa chánh vừa đở vừa tấn công.

Thường ta chờ địch tấn công để kéo tay địch qua một bên buộc địch mở tiểu môn để ta xâm nhập, như Thích Kế Quang giải thích trong thế "Phao giá tử". Đây là nguyên lý rất quan trọng trong võ thuật Trung Hoa. Bát Quái Chưởng vừa niêm kéo tay địch qua một bên vừa chạy qua bên kia để đánh vô lưng địch. Vịnh Xuân né mình qua bên và hất tay đối thủ để tấn công vào bên hông. Bắc Phái Đường Lang Quyền tiến vào trung môn kéo tay địch qua bên để tấn công.

· Khi ta nghiên cứu qua 32 thế quyền của đại tướng, ta có thể thấy vài chiến lược khác như "dương đông kích tây" (Làm tiếng động hướng đông nhưng đánh hướng tây) và "Thượng kinh hạ thủ" (Làm địch sợ hãi ở trên để tấn công ở dưới).

· Và nguyên lý quan trọng khác là "tiệt đả", hiện nay là căn bản của võ thuật Trung Quốc : vừa tiếp đón đòn địch lúc chưa phát triển trên đường chính diện (trung tâm tuyến), vừa phản công.
 
J

jeetkunedo_9x

Bí mật đằng sau những kỳ công

Bí mật đằng sau những kỳ công

Chúng tôi đang ở tại Trung tâm diễn võ của chùa Thiếu Lâm. Nơi đây, các nhà sư thường trình diễn nhiều công phu đặc dị nhằm phục vụ các đoàn du khách đến viếng chùa

- Đồng tử công (thân hình lộn ngược như trồng chuối bằng đầu hoặc bằng hai ngón tay vẫn giữ được thân bằng trên mặt đất).
- Thiết đầu công (dùng trán đập vỡ đá).
- Thiết hầu công (dùng dây treo cổ lơ lửng trên xà nhà như người thắt cổ).
- Thiết bố sam (hứng chịu một thân cây to như cột đình dộng vào bụng).
- Tiệt nhiệt công (nắm trong tay sợ xích sắt nung đỏ hoặc dùng lưỡi lướt trên thép nung).

020.jpg
Tập luyện “Thiết đầu công“

Và chương trình luôn được kết thúc bằng một trận đấu “Mai hoa thung” – một trong những cảnh tượng hùng tráng hấp dẫn nhất của “Kung Fu Thiếu Lâm”. Các vị sư di chuyển và đấu quyền trên những cục gỗ cao 2,40m và trồng hình hoa mai. Cước bộ chính xác, nhanh nhẹn và khéo léo của họ làm say mê khán giả. Đây là phương pháp dùng để rèn luyện và phát huy sự nhanh nhẹn, quyền biến của các môn sinh, tài tình như trên mặt đất. Khởi đầu các nhà sư trẻ luyện trên những trụ gỗ đóng sát mặt đất. Sau một thời gian, luyện trên những trụ cao 1m, và cuối cùng khi đã nhuần nhuyễn bộ cước, họ chuyển sang những trụ cao 2,4m.

022.jpg
Mai hoa thung

Tất cả những môn công phu này đều qua một quá trình khổ luyện liên tục và lâu dài, phần lớn nhắm vào việc phát huy nội lực. Một võ sư Thiếu Lâm tự cho biết : Phép tọa thiền là hình thức tối cổ và trọng yếu nhất của việc luyện công “Fung Fu Thiếu Lâm”. Nó giữ phần tinh túy, cốt lõi nhằm xây dựng nền móng, và từ đó giúp người môn sinh luyện tập các công phu khác. Song song với tọa thiền, các tu sĩ còn phải học 12 phép tu luyện gân cốt. Bao thế kỷ qua, từ khi đức Bồ Đề Đạt Ma khai sáng và truyền bá Thiền tông sang Trung Quốc, các Thiếu Lâm thiền sư không ngừng tìm tòi khai phá và vận dụng mọi khả năng tiềm ẩn trong cơ thể con người.

139.jpg
Luyện ngạnh công

Về khí công, Thiếu Lâm chia 2 ngành : Nội công và Ngoại công. Nội công chủ yếu dựa trên sự điều khí (điều hòa hơi thở) làm máu lưu thông dễ dàng và cho phép loại bỏ những độc tố, do đó những cơ quan nội tạng sẽ thanh sạch và tứ chi trở nên linh hoạt. Ngoại công còn gọi là ngạnh công, khí lực được gom, nén vào một điểm nơi Đan điền. Với sức mạnh tập trung đó khi sử dụng sẽ tạo ra những kỳ công. Các môn công phu trình diễn nêu trên đều thuộc ngành này. Riêng đấu quyền trên “Mai hoa thung” – một trong những tuyệt kỹ của Thiếu Lâm quyền pháp, là sự kết hợp nội, ngoại công. Một môn sinh quán triệt công phu này có thể đá nát một tảng đá hay có thể dậm gót tạo một lỗ sâu trên nền đất. Chúng ta có thể xác định được sức mạnh của cước pháp này khi quan sát 48 vết lõm in đậm nét trên nền gạch “Thiên Phật Tự” do nhiều thế hệ võ tăng luyện tập bộ cước nơi đây tạo nên.
 
J

jeetkunedo_9x

Quyền thuật Thiếu Lâm Tự

Quyền thuật Thiếu Lâm Tự


Ngoài phần quyền pháp Thiếu Lâm phái cũng có dư thập bát ban võ nghệ dạy đủ 18 món binh khí thông thường và thập nhị phân cơ với 12 món binh khí đặt biệt do các cao thủ Thiếu Lâm khám phá chế biến sau này. Đúng theo Thiếu Lâm thì mỗi môn võ khí đều được luyện tập đều đặn cả hai tay. Võ khí Thiếu Lâm nhiều hơn số võ khí thông thường rất nhiều nhưng họ ít sử dụng vì đem theo bất tiện, nhưng từ trung đẳng họ phải học đủ 18 thứ thông thường để lưu truyền và bất cứ lúc nào cũng sử dụng được.

Ở cấp bậc trung đẳng môn đồ được học thêm về y lý, y dược, các môn phổ thông.

Qua cao đẳng họ phải hoàn tất toàn bộ công phu do tổ sư để lại, nghiên cứu 72 tuyệt kỹ sau này và các công phu khác phái, các danh tác võ công, binh pháp…

057.jpg

Từ cấp này muốn lên cấp kia họ phải họ phải qua một kỳ khảo hạch gọi là chuyển cấp khảo thí. Mỗi cấp có nhiều năm, mỗi năm họ phải thi lên năm gọi là thường niên đăng bảng, hay tiểu cấp khảo thí.

Dù ở cấp nào, thường niên hay chuyển cấp, đầu tiên họ phải trình bày về phần đạo hạnh, gồm giáo lý nhà Phật môn qui, xử thế, đức hạnh. Được phần này rồi họ mới được qua phần thứ hai : khảo luyện về phương pháp khổ luyện công phu tổng quát và biểu diễn những gì mà mình đã thâu nhận được.

Phần thứ ban phải giao đấu ngang tay với một môn đồ ở cấp bậc mà mình muốn lên trong 200 hiệp từ quyền cước đến võ khí.

Hoàn toàn các phương diện kia môn sinh mới được đặc cách chấm đậu.

Nếu có một môn đồ nào âm thầm khổ luyện đấu thăng cấp trên của mình sẽ được vượt bật khen thưởng nhưng đó là trường hợp ngoại hạng ít có vì các vị cấp trên cũng luôn luôn tập luyện để giữ địa vị mình ; đấu ngang tay đã khó lắm rồi.

102.jpg

Qua hết trung đẳng, muốn xuống núi phải trải qua một cuộc khảo hạch gay go hơn, được thử thách toàn diện, phải qua một đoạn đường nhiều chướng ngại. Người môn đồ phải vận dụng công phu bản lĩnh, trí thông minh, lòng nhân đạo, cách xử thế mới được sư trưởng chấp nhận đề nghị với Hội đồng giám khảo chứng minh là môn đồ Thiếu Lâm chính thức hạ sơn, và theo luật của Thanh Triều : các võ phái báo cáo với chính quyền địa phương về số môn đồ hạ sơn hàng năm ở cấp bậc nào, không như trước kia chỉ thông báo với các chi nhánh Thiếu Lâm địa phương và các võ phái bạn.

Ngày xưa sự chứng nhận chỉ có thể với một tờ giấy chứng minh.

Chúng tôi có đọc nhiều tác phẩm ngoại quốc cũng như nhiều huyền thoại bảo rằng môn đồ Thiếu Lâm hạ sơn được xâm vào mình những dấu hiệu đặc biệt như con rồng xanh đỏ uốn khúc ở bụng, hoặc cành mai hoa ở tay, hoặc hai chữ Thiếu Lâm ở hai bàn tay khi vận nội ngoại công phu bưng chiếc lư đồng nặng ngàn cân, nóng bỏng… hoặc nung một mãnh sắt có hình mái chùa cong cong rồi in vào đùi. Tất cả những truyền thống trên chúng tôi không tìm thấy ở những sách vở liện hệ đến Thiếu Lâm mà chúng tôi sưu tầm được.

073.jpg

Bộ Thiếu Lâm hậu luận có ghi lại rằng triều nhà Nguyên vua Văn Tông – Huyền Không sư trưởng nương theo họa đồ của Đạt Ma Tổ Sư để lại, chế ra mộc nhân mộc mã tất cả 108 cặp người ngựa bằng gỗ , được đặt trong một hành lang nhỏ hẹp khi điều khiển động cơ 108 cặp nhân mã này đánh ra 108 thế võ nhất định, môn sinh môn trúng tuyển trung đẳng trong phần võ thuật phải qua hết lối này. Hoặc né tránh, hoặc đỡ gạt thế nào để đừng bị đánh gục hay chỉ bị phớt nhẹ cũng phải ở lại luyện thêm 3 tháng, bao giờ qua lọt mới thôi. Chỉ có bộ máy nhân mã đó quan trọng và được ghi lại ngoài ra nhiều người còn truyền khẩu và diễn tả nhiều loại máy móc nguy hiểm khác nhưng không thấy lưu truyền trên sách vở chính tông Thiếu Lâm nên chúng tôi không tin tưởng có thật.


 
Top Bottom