[vợ chồng a phủ]

0

0393890738

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

VĂN BẢN: VỢ CHỒNG A PHỦ


I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH.
1. Tóm tắt.
“Vợ chồng A Phủ” kể về cuộc đời của hai thanh niên người dân tộc H_Mông (mèo): Mỵ và A Phủ. Mỵ là một cô gaí đẹp, hiếu thảo, đảm đang, giàu sức sống, yêu đời và rất mực tài hoa. Chỉ vì một món nợ từ hồi cha mẹ mới cưới nhau, Mỵ bị thống lí Pá Tra bắt về làm dâu trừ nợ, thực chất đây chỉ là làm nô lệ không công cho nhà thống lí. Kể từ khi bước chân về nhà thống lí, Mỵ phải sống những chuỗi ngày đau thương tăm tối, bị đày đoạ về thể xác, bị chà đạp về tinh thần. Mỵ phải lao động quần quật như con trâu ngựa. Đã có lần Mỵ muốn chết nhưng sợ liên luỵ đến bố nên lại thôi, tiếp tục trở về cuộc đời nô lệ. Cuộc sống đau khổ đã cướp đi mất tuổi thanh xuân của Mỵ, làm cho cô gần như tê liệt sức sống, cứ vật vờ âm thầm như chiếc bóng “lùi lũi như con rùa trong xó cửa”. Cho đến một đêm mùa xuân náo nức, tiấng sáo gọi bạn tình bồi hồi tha thiết vọng đến tai Mỵ. Mỵ chuẩn bị áo, váy đi chơi xuân. Nhưng rồi chồng Mỵ đã vùi dập phũ phàng ngọn lủa ham sống vừa bùng lên đó. Hắn bước vào phòng thản nhiên trói đứng Mỵ vào cột nhà. cũng trong đêm ấy, hắn phá đám cuộc chơi của trai làng nên bị A Phủ đánh trọng thương. Ỷ vào thế quan, thống lí Pá Tra bắt A Phủ về làm con ở, lao động khổ sai để trả nợ. Một lần vì để hổ vồ mất con bò của nhà thống lí, A Phủ bị đánh đập tàn nhẫn và bị trói đứng vào trong góc nhà suốt mấy ngày. Cảm thoong cho người cùng cảnh ngộ, Mỵ đã cởi trói cho A Phủ rồi cùng nhau bỏ trốn khỏi nhà ngục thống lí ở Hồng Ngài, tìm đến Phiềng Sa. Họ nhận nhau là vợ chồng. Họ được cán bộ là A Châu giác ngộ, dìu dắt, cả hai lần lượt trở thành du kích, tham gia tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai để giả phóng mình, giải phóng quê hương.
1. Giá trị hiện thực và nhân đạo.
2.1. Giá trị hiện thực.
· Truyện đã phản ánh được một cách khá chân thực và sinh động bức tranh đời sống xã hội của dân tộc miền núi Tây Bắc trước ngày giải phóng Điện Biên:
_ thời bấy giờ ở những vùng bị Pháp chiếm đóng vẫn còn tồn tại chế độ lang đạo Thổ Ty, một kiểu pk ở miền núi khắc nghiệt, tàn ác hơn cả ở miền xuôi...,
_Bọn chúng lợi dụng và dùng cường quyền cùng hủ tục pk miền núi để biến những người lao động thành nô lệ không công, lao động khổ sai như trâu ngựa để làm giàu cho chúng.
_ Để củng cố cho chính sách cai trị ấy, chúng dùng tư tưởng mê tín dị đoan tạo thành một thế lực vô hình trói buộc và hù doạ người dân lao động miền núi, làm cho họ sợ hãi, cam chịu trong vòng kìm kẹp.( Bổ sung dẫn chứng)...Những biểu hiện, những hành động đều cho ta thấy rõ chưa ở đâu mạng sống và phẩm giá con người bị coi nhẹ như thế này!
_ Tô Hoài cũng đã tố cáo một cách xử kiện vô lí quái gở của bọn thống lí và hình thức bóc lột phổ biến của chúng là cho vay nặng lãi để cột chặt người lao động vào số phận nô lệ, phụ thuộc vào bọn chủ.
· Truyện không chỉ vạch trần tội ác của bọn phong kiến miền núi mà còn phơi bày tội ác của bọn thực dân Pháp lâu nay dang chiếm đóng tại Tây Bắc.
· VCAP còn là bức tranh chân thực về cuộc sống đau thương bi thảm của người lao động miền núi. Dưới hai tầng áp bức của pk và đế quốc thực dân người lao động phải chịu đựng biết bao nỗi khổ đau.
2.2 Giá trị nhân đạo.
· Giá trị nhân đạo trước hết được biểu hiện ở niềm cảm thông sâu sắc của tác giả đối với số phận bất hạnh bị mất quyền sống của con người lao động miền núi ma tiêu biểu là Mỵ và A Phủ.
· Tác phẩm đã lên án gay gắt thế lực thực dân pk mà điển hình là cha con thống lí Pá Tra đã lợi dùng cường quyền, thân quyền, hủ tục pk miền núi để biến người dân lao động thành nô lệ không công và đối xử với họ rất tàn bạo, lạnh lùng như đối xử với một con vật.
· Ngòi bút Tô Hoài thấm nhuần tinh thần nhân đạo ở việc đã khám phá ra những nét phẩm chất tốt đẹp ở những người lao động và đặt niềm tin, khát vọng đối với những khát vọng sống tốt đẹp của những con người bị đày đoạ đau khổ.
· Tác phẩm cũng chỉ ra con đường giải phóng thực sự của người lao động từ tự phát đến tự giác, từ tam tối đau thương vươn lên dưới ánh sáng của sự tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó cũng là sự toả sáng của chủ nghĩa nhân đạo thời pk mà một số nhà văn thơ xưa kia trong tác phẩm của chính mình đề cao quyền sống của con người, khát vọng tự do của con người nhưng chưa tìm ra con đường đi cho họ.
 
Top Bottom