Vịnh khoa thi hương

Q

qnhu_pham

Last edited by a moderator:
T

thuha193

Phân tích:

- Các sĩ tử hiện ra qua hình thức bề ngoài rất "lôi thôi"-mà tính chất "lôi thôi" này ko phải là cái j khác mà chính là sự mở rộng việc hai trường thi "lẫn" ở câu thơ phía trên.

- Sự nghiêm túc của chân dung các sĩ tử ko còn nữa bởi cái "lọ" đeo trên vai ko giấu đi đâu đc. Thực ra, sĩ tử ngày xưa đi thi ko chỉ phải mang theo nước uống mà còn phải mang theo cả lều chõng. Tú Xương chỉ lấy hình ảnh cái "lọ" đeo trên vai sĩ tử để làm điểm nhấn cho bức chân dung biếm họa của mình.

- Song cái "lôi thôi" ấy ko chỉ dừng lại ở hình thức nhìn thấy, mà độc đáo hơn, cái "lôi thôi" còn hiện ra ở cái nghe thấy: âm thanh mà tác giả nghe đc ko rõ lời cũng chẳng thành tiếng rành rọt, nó chỉ dừng ở mức độ "ậm ọe", có nghĩa là ko thành lời mà cũng chẳng thành tiếng cho dù "quan trường" đã cố sức "thét". Sự đối lập hai hình ảnh, giữa một bên là "sĩ tử" thì "lôi thôi", còn bên kia là "quan trường" thì "ậm oẹ", giữa "vai đeo lọ" và "miệng thét loa" làm toát lên sự khập khiễng, khiến cho tính chất trang nghiêm của một kì thi tìm kiêm nhân tài cấp quốc gia ko còn nữa.

~~> Hai câu thơ này lột tả cảnh quan chung về sĩ tử dự thi và các quan coi thi mà qua đó vẻ đẹp nhếch nhác, bệ rạc phản ánh sự xuống cấp của thi cử là khá rõ.


Chúc bạn làm bài tốt:)
 
T

toi0bix

Bài này ,ta nên phân tích theo kiểu Tổng -phân -hợp .Ở trên ,bạn thuha193 đã nói khá rõ & đầy đủ ,tớ chỉ bổ sung thêm 1 số ý nữa về nghệ thuật biểu đạt của 2 câu thơ :
_Từ ngữ giàu sức tạo hình-biểu cảm :
(lôi thôi /gợi hình ảnh nhếch nhác ,luộm thuộm của các sĩ tử ; ậm oẹ /gợi âm thâm lời nói thiếu nghiêm túc ,thiếu trang nghiêm của quan trường).
_NT đối (câu 3 với câu 4) ,gợi tả sự đối lập giữa người thi & kẻ coi thi .
_NT đảo ngữ :nhấn mạnh vào sự nhốn nháo , không nghiêm túc trong kì thi .
_Cảm nhận về hình ảnh thi cử : Ngoài phản ánh sự xuông cấp của thi cử như thuha nói thì bức tranh khoa cử nhố nhăng của trường thi còn diễn tả cảnh nhố nhăng ,nhốn nháo chung của 1 XHPK đang đến thời mạt vận ở cuối TK XIX
 
Top Bottom