Sử 12 Việt Nam

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Nêu khái quát phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 1920 - 1925.
Thu Hà 1609Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại box Sử. Sau đây mình xin gửi đáp án tham khảo của mình!
1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài.
a. Hoạt động của Phan Bội Châu:

+ Năm 1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt ở Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam, đến cuối năm 1917 mới được thả tự do.
+ Ảnh hưởng của Cách mạng tháng 10 Nga và sự ra đời của nước Nga Xô Viết đã đến với Phan Bội Châu như một nguồn ánh sáng mới.
+ Tháng 6 - 1925, giữa lúc chưa thể thay đổi được tổ chức, hình thức đấu tranh cho thích hợp với chuyển biến mới của đất nước và thời đại, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải (Trung Quốc), kết án tù đưa về an trí ở Huế.

b. Hoạt động của Phan Châu Trinh:
+ Năm 1922, nhân dịp vua Khải Định sang dự Hội chợ thuộc địa để khuếch trương “công lao khaihóa” của Pháp, Phan Châu Trinh viết “Thất điều thư”, vạch ra bảy tội đáng chém của Khải Định.
+ Ông thường tổ chức diễn thuyết, lên án chế độ quân chủ và quan trường ở Việt Nam, tiếp tục hô hào “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”...
+ Tháng 6 – 1925, Phan Châu Trinh về nước, ông tiếp tục tuyên truyền, đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân chủ...

c. Hoạt động của những người Việt Nam sống ở nước ngoài:
+ Nhiều Việt Kiều tại Pháp đã đưa ra hoạt động yêu nước, chuyển tải liệu, sách báo tiến bộ về nước. Năm 1925, “Hội những người lao động trí óc Đông Dương” ra đời.
+ 1923, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mẫu, Nguyễn Công Viễn... lập ra tổ chức Tâm tâm xã.
+ 19 – 6 – 1924, Phạm Hồng Thái tổ chức ám sát toàn quyền Pháp tại Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc) nhưng không thành, ông đã anh dũng hi sinh.
2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam:
a. Hoạt động của tư sản:

+ Tổ chức cuộc tẩy chay từ sản Hoa kiều , vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam, “chấn hưng nội hóa”, “ bài trừ ngoại hóa”.
+ Năm 1923, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và chống độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp.
+ Thành lập Đảng Lập hiến (1923), đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ, nhưng khi được Pháp nhượng bộ một số quyền thì lại thỏa hiệp.
+ Bên cạnh Đảng Lập hiến thì có nhóm Nam Phong cổ vũ thuyết “dân chủ lập hiến”, nhóm Trung Bắc tân văn đề cao tư tưởng “trực trị”.

b. Hoạt động đấu tranh của tâng lớp tiểu tư sản trí thức:
+ Một số tổ chức chính trị như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Viện, Đảng Thanh Niên được thành lập với nhiều hoạt động phong phú và sôi động.
+ Nhiều tờ báo tiến bộ lần lượt ra đời.
+ Một số nhà xuất bản sách báo tiến bộ như Nam đồng thư xã, Cường học thư xã, Quan hải tùng thư... phát hành nhiều loại sách báo tiến bộ.
+ Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả tự do cho Phan Bội Châu (1925), các cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh (1926)

c. Các cuộc đấu tranh của công nhân:
+ Diễn ra ngày càng nhiều hơn, tuy vẫn còn lẻ tẻ và tự phát.
+ Thành lập Công hội ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
+ Tháng 8 – 1925, thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn đã bãi công, không chịu sửa chữa chiến hạm Mi-sơ-lê của Pháp để phản đối việc chiến hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.
+ Với yêu sách đòi tăng lương 20%, phải cho những công nhân bị thải hồi được trở lại làm việc, đã đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân.
3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc:
+ 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, đến năm 1919 thì gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
+ Ngày 18 – 6 – 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Versailles “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi Pháp và Đồng minh thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của nhân dân An Nam.
+ Năm 1920, Người đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin. => Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam – con đường cách mạng vô sản.
+ 25 – 12 – 1920, Người tham dự Đại hội Đại biểu lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
+ 1921, Người cùng với một số người yêu nước của Angieri, Tuynidi, Maroc... lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris để tập hợp tất cả những người dân sống trên đất Pháp cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Báo “Người cùng khổ” do Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút là cơ quan ngôn luận của Hội.
+ Người còn viết các bài cho các báo Nhân Đạo (của Đảng cộng sản Pháp), Đời sống công nhân (của Tổng Liên đoàn lao động Pháp)... và đặc biệt là cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (xuất bản năm 1925).
+ Tháng 6 – 1923, Người đến Liên Xô để dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10 – 1923) và Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924).
+ Ngày 11 – 11 – 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu – Trung Quốc để trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam.

Trích dẫn SGK
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
 
Top Bottom