Câu 1:
* Về tổ chức nhà nước:
- Chức Tể tướng và các chức Đại hành khiển bị bãi bỏ, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua.
- Chia cả nước thành 13 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện, châu, xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và tăng cường tính chất tập quyền hơn.
* Về tuyển chọn quan lại: Giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yếu. Nhờ đó, nhà nước mới thực sự trọng dụng được người tài, đóng góp cho việc quản lý và xây dựng đất nước.
* Về luật pháp: Nhà nước ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.
* Về đối ngoại:
- Đối với Trung Quốc: Nhà Lê thi hành chính sách mềm mỏng nhưng kiên quyết góp phần giữ gìn và bảo vệ nền độc lập.
- Đối với các nước phía Nam: Nhà Lê còn tiến hành các cuộc viễn chinh mở rộng lãnh thổ về phía Nam.
Câu 2:
Câu 2 : Nguyên nhân chung dẫn đến thắng lợi :
+ Trong các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến chống giặc ngoại xâm, của dân tộc ta phải luôn đương đầu với những thế lực hùng mạnh, có lực lượng vật chất lớn hơn ta nhiều lần nhưng cuối cùng lần nào dân tộc ta cũng giành được thắng lợi hoàn toàn. Bởi vì các cuộc kháng chiến đó là những cuộc chiến tranh chính nghĩa, còn kẻ thù là phi nghĩa. Do chính nghĩa dân tộc ta có khối đoàn kết toàn dân chặt chẽ : "trên dưới một lòng"," cả nước ra sức đánh giặc". Thời Trần, vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước góp sức chiến đấu, nên ba lần đại thắng quân Mông - Nguyên. Thời chống Minh của nghĩa quân Lam Sơn,tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào. Chính vì thế, dân tộc ta ngày càng dẻo dai bền bỉ, càng dũng mãnh kiên cường. Kẻ thù lúc đấu tuy hùng hổ, bạo tàn, song là phi nghĩ nên càng đánh càng gặp nhiều khó khăn, càng bị cô lập, suy yếu và thất bại. Như Nguyễn Trãi tổng kết trong Cáo bình Ngô, sức mạnh của dân tộc ta là" Đem đại nghĩa để thắng hung tàn", "lấy chí nhân để thay cường bạo"
+ Trong các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến chống giặc ngoại xâm, dân tộc ta đã sản sinh ra biết bao anh hùng liệt sĩ, biết bao tấm gương hi sinh anh dũng tuyệt vời. Trần Quốc Toản bóp nát quả cam vì hận mình còn nhỏ tuổi không được dự bàn kế đánh giặc, hình ảnh Lê Lai quyết tử hi sinh để bảo vệ chủ tướng Lê Lợi vv là những biểu tượng sáng ngời về lòng yêu nước. Tinh thần thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ để in sâu trong tâm trí của người dân Việt Nam suốt ngàn năm qua trở thành lẽ sống thiêng liêng và cao cả nhất.
+ Sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các nhà chính trị quân sự tài ba như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ( Quang Trung). Ý thức sâu sắc về sức mạnh vô địch của nhân dân lao động, các nhà chỉ huy quân sự tối cao để đề ra đường lối chiến thuật chiến lược đúng đắn, sáng tạo và độc đáo. Đó là nghệ thuật phát động và lãnh đạo toàn dân kháng chiến, " Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh"," Tiên phát chế nhân " , " Lấy đoãn binh phá trường trận"vv.
+ Đoàn kết một lòng, toàn dân đánh giặc với đường lối đúng đắn và sáng tạo để có thể đánh bại bất cứ kẻ thù nào, dù chúng hùng mạnh bậc nhất đó là những bài học đã. trở thành truyền thống của dân tộc ta trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
+ Nét đặc sắc quân sự trong các cuộc chiến tranh :
+ Đường lối chiếc lược chiến thuật đúng đắn độc đáo ( nghệ thuật quân sự ) để có thể " Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh" giành thắng lợi trong các cuộc chiến đấu xâm lược. Nết nổi bật trong nghệ thuật quân sự là " tiến công để phòng thủ " và " phòng thủ để tiến công ", biết khôn khéo rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ đợi đúng thời cơ để phản công giành thắng lợi bằng những trận quyết định.
+ " Giảng hoà trong thế thắng" để kết thúc chiến tranh một cách có lợi nhất cho dân tộc ta, vừa ít đổ máu và đảm bảo hoà hiếu sau khi chiến tranh kết thúc, vừa thể hiện tinh thần ưa chuộng hoà bình, lòng khoan dung độ lượng của dân tộc ta đối với kẻ thù khi chúng đã lâm vào cảnh " thế cùng lực kiệt ".