Sử 9 Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến

Thùylinh06

Học sinh
Thành viên
3 Tháng năm 2022
80
31
26
17
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu I. Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế " ngàn cân treo sợi tóc"?
- Chỉ 10 ngày sau cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công, quân đội các nước trong phe Đồng minh, với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật Bản, lũ lượt vào Việt Nam.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc có gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc vào Hà Nội và hầu khắp các tỉnh. Theo sau Trung Hoa Dân quốc là các thế lực phản động như Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách). Dã tâm của chúng là tiêu diệt Đảng Cộng sản, phá tan Mặt trận Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng còn non trẻ của nhân dân Việt Nam.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam có hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, tạo điều kiện cho Pháp trở lại xâm lược Việt Nam. Lợi dụng tình hình trên, các lực lượng phản cách mạng trong nước ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp, ra sức chống phá cách mạng.
+ Ngoài ra còn 6 vạn quân Nhật đang chờ để giải giáp. Một bộ phận theo lệnh đế quốc Anh đánh lại lực lượng vũ trang cách mạng, tạo điều kiện cho quân Pháp mở rộng chiếm đóng Nam Bộ.
- Nền độc lập, tự do của nước ta bị đe doạ nghiêm trọng, nhà nước cách mạng vừa mới thành lập chưa được củng cố, lực lượng vũ trang còn non yếu, cách mạng Việt Nam ở trong tỉnh thế bị bao vây, cô lập.
- Nền kinh tế, tài chính:
+ Kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Sản xuất công nghiệp đình đón, hàng hoá khan hiếm, giá cả tăng vọt,
+ Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 chưa được khác phục. Tiếp đó, nạn lụt lớn, làm vỡ đề ở 9 tỉnh Bắc Bộ, rồi đến hạn hán kéo dài làm cho hơn một nửa diện tích ruộng đất không thể cày cấy được. Nạn đói mới lại đang đe doạ nghiêm trọng đời sống nhân dân.
+ Ngân sách Nhà nước lúc này hầu như trống rỗng, chính quyền cách mạng chưa quản lí được Ngân hàng Đông Dương. Thêm vào đó, quân Trung Hoa Dân quốc tung ra thị trường các loại tiền của Trung Quốc đã mất giá, càng làm cho nền tài chính thêm rối loạn.
- Tàn dư văn hóa lạc hậu do chế độ thực dân phong kiến để lại hết sức nặng nề, hơn 90% dân số bị mù chữ. Các tệ nạn xã hội cũ như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút đang ngày đêm hoành hành.
- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước tình thế hiểm nghèo, Vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Câu 2. Nêu những sự kiện thể hiện sự câu kết giữa thực dân Pháp với Anh và Trung Hoa Dân quốc trong việc trở lại xâm lược Việt Nam (từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946)?
- Sau Cách mạng tháng Tám, ở Việt Nam đã có mặt các nước đế quốc Pháp, Anh, Trung Hoa Dân quốc cùng các đảng phái phản động của chúng. Các lực lượng đế quốc tuy có mâu thuẫn với nhau về quyền lợi, song do cùng chung mục đích chống phá cách mạng, nên đều giúp Pháp trở lại chiếm đóng Việt Nam.
- Sự cấu kết giữa Anh và Pháp:
+ Ngày 6/9/1945, quân Anh với danh nghĩa Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật đến Sài Gòn, kéo theo sau là một đại đội quân Pháp. Vừa đến Sài Gòn, quân Anh yêu cầu ta giải tán lực lượng vũ trang, thả hết tù binh Pháp do Nhật giam giữ sau ngày 9/3/1945, trang bị vũ khí cho số tù binh này và cho quân Pháp chiếm đóng những nơi quan trọng trong thành phố.
+ Ngày 23/9/1946, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược trở lại nước ta lần thứ hai.
+ Ngày 5/10/1945, lực lượng quân viễn chinh Pháp đến Sài Gòn. Với lực lượng được tăng cường, lại có sự hỗ trợ của quân Anh và Nhật, quân Pháp phá vòng vây Sài Gòn, mở rộng đánh chiếm Nam Bộ.
- Sự cấu kết của Pháp và Trung Hoa Dân quốc
+ Ngày 28/2/1946, Pháp và Trung Hoa Dân quốc kí Hiệp ước Hoa - Pháp. Theo đó, Trung Hoa Dân quốc được Pháp trả lại các tô giới, các nhượng địa của Pháp trên đất Trung Quốc và được vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng vào Vân Nam không phải đóng thuế. Đổi lại, Pháp được đưa quân ra Bắc thay thế quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
 
Top Bottom