Văn viết mở bài

Anh Duy

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
18
4
56
22
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Cảm nhận và suy nghĩ về nhân vật Vũ Nương trong Truyện người con gái Nam Xương
Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương
2.cảm nhận về bài thơ viếng lăng bác
Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
viết theo kiểu dẫn dắt , nội dung, hoàn cảnh , tác giả , tác phẩm , nghệ thuật . Viết ngắn thôi , sơ sài thôi , không cần hay đâu . Vì đây là bài rèn
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
1. Cảm nhận và suy nghĩ về nhân vật Vũ Nương trong Truyện người con gái Nam Xương
Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương
2.cảm nhận về bài thơ viếng lăng bác
Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
viết theo kiểu dẫn dắt , nội dung, hoàn cảnh , tác giả , tác phẩm , nghệ thuật . Viết ngắn thôi , sơ sài thôi , không cần hay đâu . Vì đây là bài rèn
Đề 1: E tham khảo đoạn mở bài này nhé ^^
“Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương

Miếu ai như miếu vợ chàng Trương”.

Ngàn năm trôi qua, làn khói viếng “miếu vợ chàng Trương” vẫn muôn đời lan tỏa, vấn vương, như tiếc như thương cho số phận đầy bi kịch của Vũ Nương. Bằng ngòi bút đầy trân trọng trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã tạc vào lịch sử văn học Việt Nam hình ảnh một người phụ nữ thời phong kiến, một Vũ Nương, đại diện cho cái đẹp hoàn mỹ. Nhưng đáng tiếc thay, cuộc đời nàng lại chất chứa những trang buồn đầy nước mắt.

Đề 2:
Bác yêu đồng bào miền Nam vô hạn và nhân dân miền Nam yêu Bác khôn cùng. Miền Nam mong chờ Bác vào thăm nhưng nước nhà chưa thống nhất, người chưa kịp thực hiện ý nguyện vào thăm đồng bào miền Nam ruột thịt thì đã đi xa mãi mãi; để lại trong lòng mỗi người dân Việt Nam một nỗi nhớ thương day dứt không nguôi. Nỗi nhớ thương ấy đã thôi thúc Viễn Phương từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Bài thơ Viếng lăng Bác đã thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của tác giả trước lăng Bác. Viễn Phương đã thay mặt đồng bào miền Nam bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng đối với lãnh tụ – vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.
 

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
"Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha"
Bác Hồ, Người là vị cha già dân tộc, là một danh nhân văn hóa đồng thời Người là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, dẫn dắt ta đến được con đường độc lập. Đã có rất nhiều tác giả sáng tác thơ văn về Người để ca ngợi và nhớ mong khi "cha" đã ra đi. Trong số đó, ta không thể không nhắc đến nàh thơ Viễn Phương. Hòa vào không khí của tiết trời cuối xuân se se lạnh ở miền Bắc, tác giả từ miền Nam lần đầu tiên đến thăm Người với nhớ thương không nguôi của riêng ông cũng như của toàn dân tộc, đau lòng vì Bác đã ra đi. Chính vì tình cảm từ tận sâu trong tấm lòng mình, tác giả đã viết nên một bài thơ cùng với câu từ đầy xúc động, bài thơ Viếng lăng Bác. (sau đó cần viết đoạn nào nêu ND đoạn đó và bắt đầu thân bài nhé)
 

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
câu 1:thể hiện ở những ph 'ương diện:
-vẻ đẹp hình thức:'....lại thêm tư dung tốt đẹp " là câu văn duy nhất diễn .
-vẻ đẹp phẩm hạnh:
là người con gái hiếu thuận ,tận tâm chăm mẹ thay chồng ,khi mẹ qua đời, nàng lo tế lễ chu đáo.
là người vợ thủy chung,ước mơ đoàn tụ , sẵn sàng lấy cái chết để chứng minh lòng thủy chung,sống sung sướng dưới thủy cung nhưng vẫn mong nhớ gia đình.
-là người có tình yt tha thiết.
>>>khắc họa nhờ tình huống truyện độc đáo,nhờ chi tiết giàu khái quát hiện thực, các yếu tố kì ảo.
nếu cảm thấy hay, hãy like bài viết.
 

Wang Yuan

Giải ba cuộc thi Văn học trong tôi
Thành viên
7 Tháng ba 2017
70
75
81
22
Trùng Khánh - Trung Quốc
Viễn Phương ( 1928 - 2005) , tên thật là Phan Thanh Viễn quê ở Long Xuyên, An Rang. Là cây bút xuất hiện sớm nhất trong lực lượng thơ mới của VN . Thơ ông nhỏ nhẹ giàu tình cảm , rất mơ mộng ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ của chiến trường.Viếng lăng Bác đc sáng tác vào năm 1976, rút trong tập '' Như mây mùa xuân '' . Bài thơ viết khi m.Nam đc hoàn toàn giải phóng, đất nc thống nhất, nhà thơ cùng đoàn đồng bào chiến sĩ m.nam lần đầu ra viếng lăng Bác và báo công vs Bác. Bài thơ thể hiện t/c biết ơn, niềm xúc động thành kính thiêng liêng của người dân đối vs lãnh tụ.. Bài thơ còn ca ngợi sự nghiệp lớn lao , vĩ đại của Bác .Từ đó nhà thơ thể hiện ước nguyện tha thiết chân thành : muốn đc ở mãi mãi bên Bác . Bài thơ có bố cục đơn giản , tự nhiên , phù hợp vs cảm xúc của t/g khi vào viếng lăng Bác . Câu thơ 8 chữ , kết hợp giữa tả và biểu hiện cảm xúc . Dòng thơ thành kính trang nghiêm . Nhịp thơ chậm , h/a từ ngữ phù hợp , đặc biệt sử dụng h/a ẩn dụ mặt trời, vầng trăng, trời xanh....vừa để ca ngợi sự vĩ đại của Bác vừa thể hiện đc t/c thiết tha vs Bác. Viếng lăng Bác đc coi như một nén hương thơm mà Viễn Phương thành kính dâng lên Bác.
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
1. Cảm nhận và suy nghĩ về nhân vật Vũ Nương trong Truyện người con gái Nam Xương
Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương
Truyền kì mạn lục” là một tác phẩm văn xuôi có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỉ XVI, một tập truyện văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Hán ở Việt Nam.


“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, tác phẩm truyền kì mạn lục là một tác phẩm hay trong tập truyện đó. Nhân vật chính là Vũ Nương, một phụ nữ đẹp người, đẹp nết đã phải lấy cái chết để minh oan trước sự ghen tuông vô cớ của chồng mình.
Có thể nói Nguyễn Dữ là tác giả văn xuôi tiêu biểu của văn học cổ thế kỉ XVI. Hình ảnh người con gái Nam Xương là nhân vật từng có ảnh hưởng sâu sắc đến lòng người mọi thời. Lê Thánh Tông đã từng xúc động viết trong bài thơ “Miếu vợ chàng Trương”:
“Nghi ngút đầu ghềnh toả khỏi hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương... “


Câu chuyện về Vũ Nương phản ánh cuộc đời đau khổ và bi thảm của Vũ Nương - người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến. Người vợ phải tự vẫn để minh oan cho sự thuỷ chung của mình. Tác phẩm nêu cao chủ nghĩa nhân đạo khiến ta xúc động khi về nhân vật Vũ Nương trong truyện.
Trước hết, đọc truyện, người đọc càng thương cho thân phận Vũ Nương và dễ dàng nhận thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ nết na, đức hạnh, đối xử với mẹ chồng và chồng rất phải đạo; là người vợ rất mực đảm đang, nhân hậu, giàu đức khiêm tốn.
Có tư dung tốt đẹp, nhưng trong cuộc sống gia đình, nàng can tâm làm một người vợ hiền, ngoan nết “chẳng lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà”, và cho dù Trương Sinh, chồng của nàng, tuy là con nhà hào phú, lại ít học, đa nghi quá sức. Sự khiêm nhường, cam chịu của Vũ Nương là điều kiện tạo nên sự đầm ấm của gia đình, mặc cho chế độ nam quyền độc đoán đè nặng trong đầu óc kẻ vị kỉ ít học như chồng mình.
Nếu lấy sự kiện ngày Trương Sinh đi lính thú thì hành động và lời lẽ đưa tiễn chồng của người vợ hiền, lời thiết tha cầu mong của Vũ Nương: “Chẳng mong chàng áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong được hai chữ bình yên thế là đủ rồi”..., “thư tín nghìn hàng, áo rét gửi người ải xa...”, là chi tiết cho cái “công-dung-ngôn-hạnh” mà Vũ Nương đã làm được một cách chân thành.
Thế rồi, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn, giữ mình của người vợ trẻ càng khiến chúng ta phải ca ngợi con người nhân hậu và đảm đang đó. Tính cách cao đẹp của Vũ Nương còn là lòng hiếu thảo với mẹ chồng, lòng chung thuỷ son sắt với chồng của nàng.
Khi chồng vào lính, Vũ Nương một mình đảm đang, nuôi dạy con thơ, chăm sóc thuốc thang cho mẹ chồng đau yếu, làm ma chay tống tang khi mẹ chồng qua đời. Vũ Nương giữ tròn hiếu đạo với mẹ chồng, giữ tròn tình nghĩa với chồng. Cái thói đời xưa nay thường không thể hoà hợp giữa mẹ chồng nàng dâu, nhất là trong gia đình phong kiến. Thế nhưng, dù chỉ có hai mẹ con sống với nhau (Vũ Nương với mẹ chồng) nhưng nàng xem mẹ chồng như mẹ đẻ, điều đó còn được thể hiện qua lời trăng trối của mẹ chồng nàng trước khi bà qua đời: “Xanh kia sẽ chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ ... ”
Rồi sự chu đáo của Vũ Nương trong việc ma chay, cúng lễ đã thể hiện tấm lòng thơm thảo của người con dâu đáng quý như Vũ Nương. Lòng chung thuỷ của Vũ Nương còn được thể hiện ở hành động nuôi con, chờ chồng suốt những tháng ngày Trương Sinh đi lính mà chưa rõ mặt con. Chỉ có hai mẹ con côi cút đùm bọc, gắn bó. Cậu bé Đản thơ ngây, đêm đến được mẹ chỉ vào cái bóng của mình trên tường gọi là cha (đó là một cách dỗ dành con ngủ thật hồn nhiên nhưng sau đó lại là nguyên nhân gây ra cái tội thật vô tình).
Nôi hàm oan không được quyền nói, suy xét cho ra là bởi con người độc đoán, phàm phu lại kém văn hoá như Trương Sinh khi chàng ra lính trở về (nghe lời đứa con non dại) đã gây nên nỗi oan tày trời cho Vũ Nương. Bị chồng ghen tuông vô cớ, bao nhiêu lời giãi bày của Vũ Nương và lời khuyên ngăn của láng giềng, bà con, cô bác, Trương Sinh vẫn không tin và đinh ninh là “vợ hư, mối nghi ngờ càng ngày càng lún sâu không có cách gì gỡ ra được. Chàng mắng nhiếc vợ thật thậm tệ rồi “đánh đuổi nàng đi”. Vũ Nương không hề có lỗi lầm gì, nàng thuỷ chung, trinh trắng, đức hạnh vẹn toàn nhưng sự đối xử của chồng làm cho nàng hoàn toàn thất vọng, không hiểu nỗi oan khuất từ đâu mà ra. Không có cách nào để giãi bày, thất vọng bởi hạnh phúc - niềm vui “nghi gia nghi thất” không còn nữa, nàng phải tìm đến cái chết để minh oan. Hành động tự vẫn là thái độ cuối cùng nàng được phép bởi không thể giải bày được với chồng, tiết hạnh của nàng sẽ bị hoen ố, biết bao giờ phai mờ đi trong tâm trí của chồng.
Một người vợ hiền lành, đầy tiết nghĩa, thuỷ chung phải chết dẫu không có tội tình gì. Mãi đến sau cái chết đó, người chồng mới hiểu nỗi oan ức của vợ mình. Chính sự độc đoán của người đàn ông trong gia đình phong kiến mà Nho giáo nuôi dưỡng dung túng là đề tài mà Nguyễn Dữ muốn phê phán.
Bởi không chỉ hình ảnh nhân vật Vũ Nương, mà còn biết bao thân phận phụ nữ “Bảy nổi, ba chìm” đã phải sống trong cảnh đời như vậy:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Cái chết của Vũ Nương là số phận, nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông - người chồng vô học, đa nghi như Trương Sinh - là lời tố cáo luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, bất công - “chế độ nam quyền” dưới thời phong kiến ngự trị.
Vũ Nương trong truyện là một nhân vật rất đẹp, theo đúng quan niệm đặc điểm truyền thống, nhưng phải chịu nổi oan tày trời và phải chứng thực sự vô tội của mình bằng cái chết. Cái chết đau đớn bất công, chỉ vì sự hiểu nhầm, từ một câu nói thơ ngây của con trẻ mà người chồng Trương Sinh đã nghi oan, đã làm mất đi người vợ quý trên đời. Nguyên nhân sâu xa của bi kịch nát lòng này chính là do chiến tranh loạn lạc và lễ giáo phong kiến trọng nam quyền trong xã hội ngày trước.
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
2.cảm nhận về bài thơ viếng lăng bác
Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
viết theo kiểu dẫn dắt , nội dung, hoàn cảnh , tác giả , tác phẩm , nghệ thuật . Viết ngắn thôi , sơ sài thôi , không cần hay đâu . Vì đây là bài rèn
Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương không chỉ là một bài thơ viếng hay khóc Bác bình thường. Bác mất năm 1969. Mùa xuân 1975 đất nước mới thống nhất, năm 1976 Viễn Phương mới tới viếng lăng Người. Như vậy là viếng Bác, khóc Bác cũng là thăm Bác. Cả ba nhập vào một chuyến đi. Một chuyến hành hương mà đồng bào chiến sĩ miền Nam chờ đợi, mong mỏi và chiến đấu trong suốt mấy chục năm trường.

Mở đầu bài thơ, tác giả tự giới thiệu: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Cách xưng hô thật hồn nhiên mà tha thiết. Bác là cha cho nên mới xưng con. Nhưng con ở miền Nam lại mang một sắc thái thiêng liêng – đứa con xa vắng mặt ngày cha mất. Miền Nam là nơi đi trước về sau, nơi Bác Hồ hằng mong nhớ. “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà. Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”
Từ xa, nhà thơ vừa nhìn thấy hàng tre đã xiết bao xúc động:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Với từ con, với hình ảnh hàng tre, nhà thơ dã tạo nên một không khí thật thân thương gần gũi và thiêng liêng nơi lăng Bác.

Không gian quanh lăng Bác trở thành một không gian đặc biệt thương nhớ. Không gian thương nhớ ấy như là bất tận với thời gian, được láy đi láy lại bằng chữ ngày ngày. Dòng thời gian liên tục. Dòng người cũng như không ngừng nghỉ. Người mang hoa, người kết thành hoa dâng lên bảy mươi chín mùa xuân, dâng lên một cuộc đời chiến đấu hi sinh vì dân vì nước. Tình cảm với Bác được nén lại ở khổ thơ đầu được bày tỏ kín đáo qua cách dùng ẩn dụ: “ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Bác là mặt trời, Bác như mặt trời. Bác là trời xanh, mãi mãi là trời xanh. Tất cả đều thể hiện sự bất tử của người. Nhưng đến khổ thơ thứ ba thì tình cảm mới bộc lộ một cách trực tiếp. Đó là tình thương, nỗi đau được bộc phát khi nhìn thấy Bác nằm trong lăng: “Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Đây là cái giật mình thảng thốt. Tất nhiên, trong nhận thức lí trí nhắc ta Bác vẫn còn sống mãi. Nhưng đây là nỗi đau nhói lên từ đáy sâu trái tim. Bác mất thật rồi. Bác không thể gặp mặt những người con miền Nam mà người hằng mong nhớ.
Khổ thơ cuối là cảm xúc trước khi ra về:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
………………………………………….
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, nỗi thương nhớ làm trào rơi nước mắt.Không phải rưng rưng, rơm rớm, mà là trào. Một cảm xúc mãnh liệt. Tình thương xót như nén giữa tâm hồn làm nảy sinh bao ước muốn. Ước muốn làm con chim hót quanh lăng bác để lại chút vui tươi nhí nhảnh bên một con người đã hi sinh cả gia đình tình riêng vì đất nước. Ước muốn làm đóa hoa tỏa hương quanh lăng. Một làn hương như thực như hư đâu đây thoang thoảng. Ước muốn làm cây tre trung hiếu quanh lăng để canh giấc ngủ cho người. Tất cả mọi ước muốn đề quy tụ vào một điểm là muốn được gần Bác mãi mãi, không rời xa.

Tóm lại, với những hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa, với giọng thơ nghiêm trang thành kính, với cảm xúc hết sức chân thành, nhà thơ viễn Phương đã nói hộ cho mọi người nỗi xúc động thiêng liêng, lòng biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ – vị cha già của dân tộc.
 

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
câu 1:thể hiện ở những ph 'ương diện:
-vẻ đẹp hình thức:'....lại thêm tư dung tốt đẹp " là câu văn duy nhất diễn .
-vẻ đẹp phẩm hạnh:
là người con gái hiếu thuận ,tận tâm chăm mẹ thay chồng ,khi mẹ qua đời, nàng lo tế lễ chu đáo.
là người vợ thủy chung,ước mơ đoàn tụ , sẵn sàng lấy cái chết để chứng minh lòng thủy chung,sống sung sướng dưới thủy cung nhưng vẫn mong nhớ gia đình.
-là người có tình yt tha thiết.
>>>khắc họa nhờ tình huống truyện độc đáo,nhờ chi tiết giàu khái quát hiện thực, các yếu tố kì ảo.
nếu cảm thấy hay, hãy like bài viết.
Đây là những ý chính cần đạt, mình khẳng định đây là những điều cốt lõi, do vậy bạn nên thêm câu mở kết, thêm lời văn của mình là ổn nhé.
 
  • Like
Reactions: Anh Duy
Top Bottom