Chào bạn. Bạn có thể tham khảo đoạn văn sau đây:
Ông cha ta đã có câu: “Tục ngữ là túi khôn của người xưa”. Thật vậy, trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ hay và ý nghĩa. Mỗi câu đều lấp lánh một vẻ đẹp riêng, bởi tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã đúc kết lại những kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất.
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”
Câu tục ngữ này có nội dung nói về vấn đề thời gian, rằng tháng Năm có ngày dài, đêm ngắn; tháng Mười có ngày ngắn, đêm dài. Những kết luận đó được đúc kết dựa trên cơ sở thực tế của việc quan sát sự vận động của Trái Đất dẫn đến sự phân chia ngày đêm của các tháng trong năm không đều nhau. Và hiện tượng đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần đã giúp cho nhân dân nhận ra và có thể chủ động sắp xếp công việc cày cấy, sản xuất phù hợp với thời gian từng mùa.
Hay
“Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.”
Cũng dựa vào việc quan sát trong thực tế, rằng đêm hôm trước nhiều sao thì ngày hôm sau sẽ nắng và ngược lại ít sao thì sẽ mưa. Câu tục ngữ này giúp cho người nông dân có thể dự đoán được thời tiết ngày hôm sau để chủ động trong việc gieo trồng, gặt hái, cày bừa ...
Hoặc
“Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”
“Tấc đất tấc vàng”
“Nhất thì, nhì thục”
Tuy nhiên, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đôi khi chỉ mang tính chất tương đối chính xác vì chủ yếu các kinh nghiệm đúc kết lại đều dựa trên cơ sở quan sát. Thế nhưng, có thể nói, qua những câu tục ngữ ấy, dân gian cũng đã để lại cho chúng ta những bài học vô cùng quý giá cho đến tận ngày nay.