e tham khảo bài này nhé:
a)Khi nhắc đến phong trào thơ mới, độc giả Việt Nam chúng ta sẽ nhớ đến những nhà thơ tân phái như :" Xuân Diệu, Tế Hanh,..." nhưng cũng không thể thiếu được "người anh cả" Thế Lữ, một thi nhân với lòng yêu nước thầm kín của tri thức tây học mang đậm sự ảnh hưởng của nhà văn tài hoa người Pháp Charles Pierre Baudelaire. Với những giọng thơ cuồng nhiệt, lưu luyến quá khứ và đầy mộng ảo, Thế Lữ đã vẽ lên một "bộ tứ bình" về bốn cảnh tượng cùng với bốn nỗi niềm, bốn câu hỏi tu từ (điệp từ "đâu") thể hiện được sự tiếc nuối và "nuôi" một khao khát tự do. Có thể nói bốn từ 'thi trung hữu họa" như một lời bình phẩm và khen ngợi sâu sắc và ngắn gọn nhất từ bao đời người đến nay. Trước hết, trong bức tranh thứ nhất, câu thơ đầu vẽ ra cảnh tượng núi rừng về đêm dưới ánh trăng, cụm từ "dưới ánh trăng" vẽ ra trước mắt độc giả một đêm trăng vàng lãng mạn, ẩn dụ về những tháng ngày tháng hổ sống trong tự do. Không chỉ thế, không gian bờ suối cũng được tác giả 'lấy động tả tĩnh" - dùng âm thanh dòng nước để tả sự tĩnh lặng của núi rừng. Tác giả còn sử dụng nghệ thuật phối màu vàng - trắng mang đậm nét cổ điển của văn học phương Tây, từ đó mà vẽ ra bức tranh buổi đêm lãng mạn, bình yên. Còn trong câu thơ thứ hai, Thế Lữ lại xây dựng hình tượng tâm thế của hổ - "say mồi" một cách đầy tận hưởng của chúa sơn lâm cùng với biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, "uống ánh trăng tan", "biến hổ trở nên giống với một thi nhân tài hoa, đầy nghệ thuật, thả hồn vào cảnh vật và ngụp lặn trong ánh trăng. Còn trong bức tranh thứ hai, tác giả "chuyển cảnh' và "sắc thái" với tâm trạng tiếc nuối vô cùng (nào đâu => đâu). Không dừng lại ở đó, không gian "bốn phương ngàn" mở ra tứ hướng đầy rộng lớn, hùng vĩ: ngoài ra, động từ "chuyển" còn nhấn mạnh vào sự chủ động của hổ làm rung chuyển trời đất. Không chỉ thế, tâm thế "lặng ngắm" của hổ đầy suy tư, thầm sầu cùng với tính từ sở hữu "ta" nhấn mạnh chủ quyền "giang sơn", thể hiện sự hiền triết đầy thâm trầm, bí mật. Tiếp đến bức thiên cảnh lúc sớm bình minh, vẻ đẹp của thiên nhiên đầy khoáng đạt được hiện qua "cây xanh nắng gội" cung với biện pháp tu từ nhân hóa, nhấn mạnh vào sự tươi tắn của thiên nhiên, dường như mọi thứ được trang hoàng sạch bóng, mượt mà và óng ả dưới ánh nắng ban mai. Âm thanh của thiên nhiên cũng được gợi ra từ tiếng "chim ca", vẽ ra một không gian trong trẻo, tưng bừng rộn rã âm hưởng náo nức, say sưa qua bức tranh rực rỡ và vui tươi. Không thể thiếu được nghệ thuật tương phản trong trạng thái của hổ với những sinh vật khác, "giấc ngủ ta tưng bừng". Đáng nhẽ ra, hổ cũng phải đi săn như những con thú khác thì chúa sơn lâm lại chìm đắm trong giấc ngủ, tạo ra sự chủ động chiếm lĩnh không gian của "người cai trị vương quốc", không có thế lực nào có thể tác động lên hổ. Trong bức họa tuyệt tác cuối cùng trong khổ ba, nhà thơ Thế Lữ đã "vẽ lên" một bức tranh hổ "tranh quyền đoạt thế" với hoàng hôn, một bức phẩm mĩ nghệ và mang đặc trưng phong cách thơ mới. Trong câu thơ thứ bảy, tác giả đã cho chúng ta thấy được "không gian" (sau rừng) và "thời gian" (buổi chiều) của trận chiến. Trong thơ cũ, "buổi chiều" thường gợi nỗi buông và sự cô quạnh. Thí dụ điển hình như câu "Buồn trông cửa bể chiều hôm" trong "Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du. Ngược lại, Thế Lữ lại dùng "buổi chiều" là giây phút kịch tính và cao trào nhất; là những phút giây "tranh quyền đoạt thế" cùng với đảo ngữ trật tự từ "lêng láng máu" để nhấn mạnh không gian ngập tràn trong sắc đỏ - là "máu" của Mặt Trời.Nhưng không dừng lại ở đó, ba chữ "lêng láng máu" không chỉ nói về sự dịch chuyển của thời gian mà còn nhấn mạnh về sự "xấu số" của Mặt Trời, và cũng là còn nghệ thuật chuyển đổi cảm giác "màu - màu". Thí dụ như 1 câu trong "Trinh phụ ngâm khúc" của Đặng Trần Côn : "Áo chàng đỏ tựa ráng pha". Chỉ với cụm từ ' lêng láng máu", Thế Lữ đã biến "màu" thời gian vô hình lại được nhìn thấy bằng thị giác trong màu thắm đỏ. Không chỉ thế, ko gian "rừng sâu" cũng tạo nên 1 vẻ đẹp bí hiểm, tô đậm "cuộc chiến"; Ngay từ đầu, Thế Lữ vẽ ra bối cảnh cao trào và tôn lên tầm vóc vĩ đại của hổ. Ở trong câu thơ thứ tám , tác giả chủ yếu miêu tả vị trí độc tôn của chúa sơn lâm. Trong câu "Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt", chữ "chết" lại được coi là nhãn tự của thi phẩm và cũng là linh hồn của phong trào thơ mới, khẳng định "số phận bi đát" của Mặt Trời và vẻ đẹp "chủ động" của hổ. Nếu trong thơ cũ lấy chuẩn mực của cái đẹp từ thiên nhiên, nay "con hổ" (con người) lại là trung tâm của vũ trụ, đứng ở vị trí độc tôn; 3 chữ "mảnh mặt trời" là sự sáng tạo của thơ mới, chữ "mảnh" thường đi liền với những thứ "yếu ớt" nhưng chưa bào giờ người ta gọi "mảnh Mặt Trời"; Chính "chữ đó" đã hạ bệ Mặt Trời và thể hiện thái độ khinh bỉ của hổ với "vầng thái dương", khẳng định vị trí độc tôn luôn là của "nó" (con hổ). Qua đó, hai câu thơ trên chính là vẻ đẹp thi phẩm của Thế Lữ nói riêng và thơ mới nói chung, thể hiện được sự xứng đáng của tác giả để trở thành người anh cả trong phong trào thơ mới. Hai câu thơ cuối chính là tiếng than vãn đầy uất ức, bất lực, tạo nên sự tương phản với bộ tứ bình ở tám câu trên với sự xót xa và đau đớn, được coi như là chữ "đoạn tuyệt" chấm dứt quá khứ vàng son của hổ; Mang trong đó sâu thẳm một tâm trạng chán ghét cuộc sống thực tại của tri thức thơ mới và nỗi nhớ quá khứ hòa bình của người dân Việt Nam trong cảnh mất nước, nhà tan.