[văn 8] Đoạn thơ trong Quê hương- Tế Hanh

N

nthn_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nêu cảm nhận của mình về vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh qua đoạn trích sau:

Khi trời trong,gió nhẹ,sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
:-SS
Chú ý:
[tên lớp]+chủ đề
Đã sửa,Thân@};-
 
Last edited by a moderator:
T

thiensuvaytrang

hiiiiiiiiiii

Tiếp tục mạch hồi tưởng, khổ thơ thứ 2 trong bài thơ đã tái hiện được cảnh ra khơi của đoàn thuyền trong 1 khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, trong 1 khí thế mạnh mẽ tràn đầy sức sống
" Khj trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... "
Bằng sự kết hợp hào hoà giữa bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn, mở đầu khổ thơ thứ 2 cho ta thấy được khung cảnh thiên nhiên ra khơi của đoàn thuyền thật đẹp , đó là cảnh " trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng ". Sự vật ra khơi cũng rất quen thuộc, ấn tượng và tràn đầy khí thế. Những chàng trai khoẻ mạnh, trên chiếc thuyền gắn bó của quê hương, của gia đình đã lướt nhẹ ra khơi. Nhưng dưới tâm hồn tinh tế của nhà thơ, con thuyền ra khơi được ví như con tuấn mã, với các hành động" phăng"," vươt " đã diễn tả tốc đọ phi thường của đoàn thuyền ra khơi. Tốc độ ấy càng mạnh hơn, đẹp hơn khi tác giả có 1 liên tưởng đọc đáo , 1 ẩn dụ sáng tạo " cánh buồm giương to như mảnh hồn làng, rướn thân trắng bao la thâu góp gió". Phải nói nhà thơ có 1 tình cảm thiêng liếng sâu nặng với quê hương thì mới có được cảm nhận như vậy. Cái tinh tế ở đây là nhà thơ lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy cái hữu hình để nói cái vô hình, lấy cái vô hồn để nói cái có hồn. Tất cả tài năng và tình cảm của nhà thơ đã thăng hoa, ngưng kết lại tạo ra 1 cảnh ra khơi của làng chài hết sức lãng mạn và tràn đầy sức sống.
 
P

p3b3o_091098

Khj trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Chỉ vẻn vẹn 6 câu thơ nhưng đã mang một tình cảm yêu quê hương da diết, sự nhiệt huyết của dân chài căng buồm ra khơi. Điều đó được tác giả Tế Hanh chỉ rõ qua bài thơ Quê hương. Bắt đầu câu thơ mở ra một không gian khoáng đạt nơi với "trời trong","gió nhẹ","mai hồng" đây là lúc ở nơi làng chài nhỏ kia dân trai tráng đang tấp nập ra khơi. Tg khéo léo sử dụng biện pháp so sánh ví chiếc thuyền như "con tuấn mã" thể hiện sức chạy nhanh của con thuyền tựa như bay. Cùng với đó là từ "phăng" thể hiện dứt khoát của con thuyền cùng tinh thần của những người dân chài. Néu như người ta thường so sánh những thứ hữu hình với nhau thì tác giả lại so sánh chúng với những thứ vô hình. Đây là sự bộc phá trong thơ tác giả nhưng điều sâu sắc hơn câu văn thể hiện người dân chài mang theo niềm tin, hơi thở của dân làng biến nó thánh sức mạnh của ngư dân. Bằng biện pháp nhân hoá tg đã thổi hồn cho con thuyền, để đưa cánh buồm đi đến nơi có gió đại dương. Câu thơ gắn gọn nhưng đã đưa lại cả một niềm thương nỗi nhớ cho đứa con xa quê
 
C

chimokato_98

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông
Hai câu thơ mở bài như một lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Nó là một làng quê nằm ăn sát ra biển, bốn bề quanh năm sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh. Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển.

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Tám câu thơ tiếp theo này thể hiện hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng. Dân chài lưới mang một màu da thật riêng, có một mùi hương riêng biệt. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền cũng mệt mỏi sau những ngày đi biển, tựa như con người vậy. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách “nghe”, thật độc đáo!

Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Khi viết bài thơ này, tác giả đang ở xa quê hương. Vậy mà, ông vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà.

Kết lại, với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
:p:p;));));));));));))
 
C

chimokato_98

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.

Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.


Bài thơ đem lại ấn tượng khó phai về một làng chài cách biển nửa ngày sông, lung linh sóng nước , óng ả nắng vàng. Dòng sông, hồn biển ấy đã là nguồn cảm hứng theo mãi Tế Hanh từ thuở “hoa niên” đến những ngày tập kết trên đất Bắc. Vẫn còn đó tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, nồng ấm của một người con xa quê:=;=;=;=;=;=;=;=;=;=;=;:mad:):mad:):mad:):mad:):mad:)
 
F

fafrforever

Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ phăng như con tuấn mả
Phăng mái chéo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hốn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió


Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai trángbơi thuyền đi đánh cá.
Chỉ mới khúc dạo đầu, tác giả đã mở cho ta một khung cảnh thơ mộng nơi biển cả. Bầu trời thì "trong xanh", lấp ló những mảng hồng phía cuối chân trời, lại tạo cảm giác lăn tăn mỗi khi gió nhẹ đưa sóng vỗ vào bờ cát. Đây quả là một phong cảnh lí tưởng cho ta thưởng thức. Nhưng đối với người dân biển cả thì đâu có thế,bởi đó là lúc dành cho các trai tráng khỏe mạnh ra khơi nguyện biển lành chống sóng dữ để đem cá về che chở cuộc sống tạm bợ ở nhà. Đó là lí do phụ nữ và trẻ em không có mặt trong chuyến đi câu này. Dường như, đây cũng là cảnh chia tay đầy lo sợ của vợ với chồng, cha với còn mà tác giả ẩn sau vào lời thơ ấy. Hãy thử hình dung, khi một chiếc thuyền ra khơi thì không biết còn có thể về, vì phần lớn còn tùy thuộc vào thái độ của trời nay vầy mai khác. Do vậy, đối với phụ nữ và trẻ em, đó luôn có thể là lần tạm biệt cuối cùng với người thân.Và với tôi, câu văn tuy sinh động nhưng ẩn sâu trong đó là nỗi buồn da diết thủy chung của người phụ nữ.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Qua câu này,lời thơ sôi dộng hẳn lên. Với biện pháp so sánh, con thuyền được tác giả ví như chú ngựa rất sung sức, hăng say, mạnh mẽ tung từng vó chắc chắn phăng nhanh trên từng ngọn sóng. Câu thơ trên đã thể hiện rất rõ tâm trạng các dân chài, cũng hăng hái, vững vảng, không sợ phong ba bão táp tiến cùng "chú ngựa" để giành lấy các con cá tươi ngon về làng. Dây chính là phẩm chất mộc mạc đáng quý của người dân vùng biển.

Cánh buồm giương to như mảnh hốn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Cũng từ một biện pháp so sánh, nhưng cánh buồm lại mang sức sống mãnh liệt hơn nhiều. Tác giả đã lấy cánh buồm làm một vật linh thiêng nhất- mảnh hồn làng. Bởi khi con thuyền ra khơi, người ở bến luôn ngóng trông đợi chờ bóng dáng cánh buồm xuất hiện, đó là dấu hiệu của niềm vui chào đón thuyền về bến.Niềm hạnh phúc này không một ai trong chúng ta có thể thấu hiểu hết được. Và khi cánh buồm vẫnchưa hiện dạng, họ chỉ có thể nhờ gió gửi ngàn tình thương, nỗi nhớ chờ mong lo sợ đến giữa khơi mong được hồi âm đáp lại. Và, cánh buồm đã " rướn thân trắng" đón nhận ngọn gió kì diệu ấy, quyện thành sức mạnh tiếp sức cho thuyền phóng nhanh.

Mình vừa học qua năm lớp 8, có gặp đề này. Cô mình kêu làm bài cô kt nhưng không kiểm. Mình thức suốt đêm để làm nó cuối cùng công cốc. Những cảm nhận này mình phải đọc rất nhiều lần mới nghĩ ra đấy, tưởng chừng phải bỏ nhưng không ngờ lại có dịp trao đổi với bạn bè.Mình vui lắm! Đây là đoạn thơ mình cảm nhận sâu sắc nhất trong chương trình lớp tám. Cám ơn nthn_98 đã ra câu hỏi này.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: meomeo04
O

oliverp

mấy pn cho mik hỏi làm ntn để giải bdt nâng cao , pt chứa căn , pt bậc 3 nhiều ẩn
 
W

windysnow

Mở đầu khổ thơ thứ hai, tác giả đã khắc họa rõ nét không gian ra khơi với trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng như vẽ lên trước mắt người đọc, người nghe một bức tranh tràn đầy sức sống, lí tưởng và hứa hẹn. Hình ảnh “con tuấn mã” khỏe khoắn, mới mẻ trong thơ cùng những động từ mạnh “phăng” và “vượt” đã thể hiện phần nào nhịp đời lao động hăng say, khéo léo tôn vinh vẻ đẹp của con người, của cuộc sống. So sánh giữa giữa cái hữu hình là cánh buồm và cái vô hình là mảnh hồn làng, hình ảnh đã vốn lãng mạn sao giờ lại lớn lao, bay bổng và thiêng liêng đến thế! Cái tài của Tế Hanh hòa nhịp của bút pháp riêng biệt khiến cho Hoài Thanh cũng phải trầm trồ: “Tế Hanh đã làm cho người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm, như mảnh hồn làng trên cánh buồm giương”
 
Top Bottom