Văn 6 Viết đoạn văn nói lên ý nghĩa của chi tiết: "Tiếng đàn thần"

Chử Bảo Nhi

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng mười 2019
219
50
51
Hà Nội
THCS Vạn Phúc
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Văn tự sự
I. Nhu cầu tự sự và văn tự sự
1. Nhu cầu tự sự.
- Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống con người.
VD: Muốn kể cho mẹ nghe những việc xảy ra ở trường.
[tex]\Rightarrow[/tex] Trước những yêu cầu của cuộc sống, người ta cần đến việc kể chuyện.
2. Văn tự sự.
- Tự sự hay còn gọi là kể chuyện, là loại văn bản sử dụng phương thức biểu đạt tự sự nhằm trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa nào đó.
II. Những đặc điểm cơ bản của văn tự sự.
1. Sự việc, chi tiết, cốt truyện và tình huống.
a) Sự việc: là những việc làm của nhân vật hoặc việc xảy ra với nhân vật, dẫn đến hậu quả làm biến đổi hay bộc lộ một ý nghĩa nào đó, là biến cố xảy ra trong truyện.
VD: Trong truyền thuyết "Thánh Gióng", sự việc Gióng gặp sứ giả và cất tiếng nói đòi vũ khí đánh giặc mang ý nghĩa sâu sắc và dẫn đến một loạt các sự kiện khác.
- Khi kể chuyện, tóm tắt truyện cần bám vào chuỗi sự việc.
- Trong văn tự sự có sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào vá sự việc kết thúc. Sự việc trong văn tự sự cần được kể cụ thể qua sáu yếu tố:
+ Sự việc xảy ra ở đâu? (địa điểm)
+ Sự việc xảy ra vào lúc nào? (thời gian)
+ Sự việc do ai làm? (nhân vật là ai)
+ Sự việc xảy ra do đâu? (nguyên nhân)
+ Sự việc diễn ra như thế nào? (diễn biến)
+ Sự việc kết quả như thế nào? (kết quả)
VD: Truyện "Thánh Gióng"
+ Sự việc xảy ra ở làng Gióng.
+ Sự việc xảy ra vào đời Hùng Vương thứ sáu.
+ Nhân vật là Thánh Gióng.
+ Sự việc xảy ra do giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.
- Diễn biến:
+ Cậu bé ba tuổi, chẳng nói, chẳng cười, đặt đâu nằm đó bỗng cất tiếng nói đánh giặc cứu nước.
+ Gióng lớn nhanh như thổi.
+ Gióng trở thành tráng sĩ đánh giặc cứu nước.
- Kết quả: Gióng đánh tan giặc Ân và bay về trời.

b) Chi tiết:
- Sự việc được cụ thể nhờ chi tiết. Nếu không được kể chi tiết, sự việc sẽ khô khan, thiếu chân thực, không hấp dẫn người đọc.
- Chi tiết trong sự việc cũng nhằm làm rõ sáu yếu tố trên. Có những chi tiết lớn đóng vai trò chính trong việc dẫn dắt các sự việc trong truyện, có những chỉ tiết nhỏ để làm cụ thể chi tiết lớn.
III. Luyện tập:
Truyện cổ tích "Thạch Sanh"
Ý nghĩa của chi tiết: "Tiếng đàn thần"
- Thạch Sanh gảy đàn trong ngục tối:
+ Tiếng đàn giải oan cho Thạch Sanh.
+ Giúp công chúa khỏi câm.
+ Vạch tội mẹ con Lí Thông.
+ Là tiếng đàn công lí, tình yêu đôi lứa.
- Thạch Sanh gảy đàn cho quân mười tám nước nghe:
+ Là tiếng đàn bao dung, độ lượng, hiếu khách và yêu chuộng hòa bình ...
+ Tiếng đàn tô đậm vẻ đẹp của Thạch Sanh, đó là sự dũng cảm, tâm hồn nghệ sĩ.
[tex]\Rightarrow[/tex] Thể hiện ước mơ của nhân dân về cái thiện chiến thắng cái ác và lẽ công bằng trong xã hội.
Từ những ý nghĩa đã nêu trên, hãy viết thành một đoạn văn nói lên ý nghĩa của chi tiết: "Tiếng đàn thần"
:rongcon10:rongcon10:rongcon10:rongcon10:rongcon10:rongcon10:rongcon10

 

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
18
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
Ý nghĩa của chi tiết: "Tiếng đàn thần"
- Thạch Sanh gảy đàn trong ngục tối:
+ Tiếng đàn giải oan cho Thạch Sanh.
+ Giúp công chúa khỏi câm.
+ Vạch tội mẹ con Lí Thông.
+ Là tiếng đàn công lí, tình yêu đôi lứa.
- Thạch Sanh gảy đàn cho quân mười tám nước nghe:
+ Là tiếng đàn bao dung, độ lượng, hiếu khách và yêu chuộng hòa bình ...
+ Tiếng đàn tô đậm vẻ đẹp của Thạch Sanh, đó là sự dũng cảm, tâm hồn nghệ sĩ.
⇒⇒\Rightarrow Thể hiện ước mơ của nhân dân về cái thiện chiến thắng cái ác và lẽ công bằng trong xã hội.
Từ những ý nghĩa đã nêu trên, hãy viết thành một đoạn văn nói lên ý nghĩa của chi tiết: "Tiếng đàn thần"
Với những ý nghĩa của chi tiết '' tiếng đàn thần'' em đã nêu ở trên thì em có thể hoàn toàn tự viết được 1 đoạn văn hoàn chỉnh
không biết em còn vướng mắc chỗ nào mà không thể viết được nhỉ ? hay em loay hoay không biết viết câu mở đoạn thế nàocho phù hợp ?
em có thể mở đoạn bằng nhiều cách khác nhau như em sẽ nói thẳng vào ý nghĩa luôn
vd: tiếng đàn là âm thanh biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, là âm thanh dành lại công lý, giải oan cho Thạch Sanh....
hoặc mở đoạn gián tiếp: đối với anh chàng Thạch Sanh dũng mãnh, cây đàn không chỉ đơn thuần là một nhạc cụ để mua vui, giải trí mà nó là một vũ khí đắc lực để dành lại công lý....
 
  • Like
Reactions: machung25112003
Top Bottom