Văn 8 Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ

Linh Trang ARMY

Học sinh mới
Thành viên
10 Tháng tư 2019
25
13
6
21
Thanh Hóa
trường thcs thanh sơn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

''Đừng xấu hổ khi không biết,chỉ xấu hổ khi không học''Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
P/s:Các bạn viết hộ mình đoạn mở đầu,những phần còn lại vạch ý cũng được.không chép mạng càng tốt nha(vì mấy bài trên mạng mình vừa đọc mà chả ra làm sao cả)Cảm ơn trước nha:Tonton18
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
''Đừng xấu hổ khi không biết,chỉ xấu hổ khi không học''Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
P/s:Các bạn viết hộ mình đoạn mở đầu,những phần còn lại vạch ý cũng được.không chép mạng càng tốt nha(vì mấy bài trên mạng mình vừa đọc mà chả ra làm sao cả)Cảm ơn trước nha:Tonton18
Đề bài NLXH này nếu chỉ làm đoạn văn (ngắn) thì khả năng thiếu ý là chuyện bình thường. Mình nghĩ là bài văn ngắn thì hợp lí hơn. Tuy nhiên với đề nào thì cũng phải dựa theo một số ý cơ bản sau:
a. Giới thiệu câu nói/ý kiến: “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”.
b.
* Giải thích:
- ''xấu hổ'' là gì? : trạng thái tâm lí khi e thẹn, mất tự tin trước những người, những việc mình không quen biết hoặc khi làm sai điều gì đó...
- Không biết: không tường minh, không rõ ràng, thuộc về khách quan.
- Không học: ý thức chủ quan của mỗi người, có điều kiện mà không học.
-> Không học dẫn đến không biết.
=> Ý nghĩa cả câu: “không biết” và ‘không học” là hai khái niệm khác nhau và ta cần phải hiểu rõ bản chất, ý nghĩa. Ý kiến trên đã cho ta một bài học sâu sắc, nhắc nhở con người ta về vai trò to lớn của việc học. Ta chỉ xấu hổ khi không học, không tích lũy kiến thức cho bản thân và đó là lí do khiến ta không biết => tầm quan trọng của học thức.
* Bàn luận:
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định sự đúng đắn của ý kiến trên.
+ Tại sao lại nói: “Đừng xấu hổ khi không biết”?
+ Tại sao nói “chỉ xấu hổ khi không học”? ( Bởi vì mỗi chúng ta sinh ra, vạch xuất phát đều như nhau, ai tận dụng được thời gian, công sức nhiều hơn vào việc học, người đó là người giành chiến thắng. ''Không học'' sẽ không biết gì về thế giới, là người mù thông tin, mãi mãi tụt hậu so với sự tiến bộ của xã hội. ''Không học'' là không biết chuẩn bị cho mình những hành trang vào cuộc sống. Cái rễ của học vẫn thì cay đắng nhưng thành quả của nó lại ngọt ngào...)
* Biểu hiện.
* Bài học rút ra.
c.
- Khẳng định ý nghĩa sâu xa của ý kiến này và những bài học mà bản thân em cần ghi nhớ qua đó.
- Liên hệ bản thân.
 
Last edited:

Ocmaxcute

Học sinh chăm học
Thành viên
13 Tháng chín 2017
801
884
146
21
Nghệ An
a.Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ Nga “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”.
b.Thân bài:
*Giải thích:
- Từ “xấu hổ”: đó là trạng thái của con người khi cảm thấy ngượng ngùng, e thẹn hoặc hổ thẹn khi thấy kém cỏi trước người khác.
- Ý nghĩa cả câu: Câu ngạn ngữ chỉ ra sự khác nhau giữa “không biết” và ‘không học”, đồng thời khuyên con người phải ham học hỏi và biết “xấu hổ khi không học”.
*Bàn luận:
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định sự đúng đắn của câu ngạn ngữ:
+ Tại sao lại nói: “Đừng xấu hổ khi không biết”? Tri thức của nhân loại là vô hạn, khả năng nhận thức của con người là hữu hạn. Không ai có thể biết được mọi thứ, không ai tự nhiên mà biết được. Không biết vì chưa học là một điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả.
+ Tại sao nói: “chỉ xấu hổ khi không học”? Vì việc học có vai trò rất quan trọng đối với con người trong nhận thức, trong sự hình thành nhân cách, trong sự thành đạt, trong cách đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. Không học thể hiện sự lười nhác về lao động, thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội. Việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay, từ việc nhỏ như “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến những việc lớn như “kinh bang tế thế” , đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, phát triển vũ bão về khoa học công nghệ như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn,
hoàn hảo hơn.
*Mở rộng: Phê phán những hiện tượng sai trái như “giấudốt”, thói tự kiêu, tự mãn.
*Bài học nhận thức và hành động:
- Muốn việc học có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn,
phong phú: học ở trường, ở gia đình, ở xã hội, ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh. Học phải kết hợp với hành biến nó trở thành sức mạnh phục vụ cho cuộc sống của chính mình và xã hội, có như vậy, việc học mới có ý nghĩa thực sự đúng đắn.
- Không giấudốt không ngại thú nhận những điều mình chưa biết để từ đó cố gắng học tập, tích cực rèn luyện, và không ngừng vươn lên.
- Khẳng định việc học là vô cùng quan trọng, không chịu học là điều đáng xấu hổ.
c.Kết bài: Khẳng định ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ và những bài học mà bản thân cần ghi nhớ từ câu tục ngữ trên.
 
Top Bottom