Viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về tình bà cháu ( trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp, gạch chân ) :
Giờ cháu đã đi xa.Có ngọn khói tăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
-Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?.. ( Văn nghị luận mng nhé)
Mỗi khi nhắc tới bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt, ắt hẳn mỗi người đều nghẹn ngào cảm xúc trước tình cảm bà cháu trong đoạn thơ
"Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?..."
Câu thơ đầu tiên được tạo ra bởi hai câu đơn, ở giữa là dấu chấm, câu thơ cho thấy hoàn cảnh của người cháu, khi ấy tác giả đang học ngành luật ở Liên Xô. Dấu chấm được đặt ở đây vừa diễn tả sự xúc động nghẹn ngào của tác giả vừa thể hiện sự đổi thay của thời gian. Điệp từ "trăm" cùng biện pháp liệt kê "khói trăm tàu", "lửa trăm nhà", "niềm vui trăm ngả" thể hiện không gian thay đổi, cuộc sống giờ đây đã đổi khác, đây là cuộc sống hiện đại, đầy đủ và sung túc. Đến với câu thơ tiếp, tác giả đặt từ "nhưng" ở đầu câu, đây là quan hệ từ tạo sự đối lập. Đối lập giữa hiện tại và quá khứ, giữa cuộc sống sung túc với cuộc sống vất vả, thiếu thốn. Tuy đối lập nhưng câu thơ đã khẳng định một điều: cho dù ra sao, cho dù thế nào, cháu vẫn luôn hướng về bà, tình bà cháu đã phá vỡ khoảng cách về không gian và thời gian.
Tình cảm ấy sâu nặng đến nỗi khiến người cháu luôn luôn tự nhắc nhở: "Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...". Đặt cuối bài là câu hỏi tu từ, kết hộ với đó là dấu ba chấm thể hiện nỗi nhớ khắc khoải, thường trực, tình cảm bền vững biết ơn, kính trọng của cháu đối với bà. Có lẽ, niềm tin yêu đó chính là ánh sáng, hơi ấm ở ngọn lửa mà bà truyền cho cháu.
Chú thích:
Gạch chân: câu văn sử dụng lời dẫn trực tiếp