Việt bắc - tố hữu

trangmeo11099@yahoo.com.vn

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng ba 2017
6
1
16

Do Thi Thu Huong

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng ba 2017
227
66
154
a. Hai câu đầu thể hiện cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ: “Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhở những hoa cùng người” - Người ra đi tự xưng là “ta” và gọi người ở lại là “mình”. Hai đại từ này thường thấy trai gái xưng hô trong ca dao: “Mình về ta chẳng cho về. Ta nắm vạt áo ta dề câu thơ”. Cách xưng hô này cho thấy cuộc chia tav giữa người kháng chiến và nhân dân Việt Bắc giông cuộc giả biệt bạn lứa đôi, thắm thiết ân tình. - Cụm từ “ta về” được láy lại hai lần cùng câu hỏi tu từ “mình có nhớ ta” tạo giọng điệu da diết, qua đó nói lên nồi bịn rịn, luyến lưư và khát khao được giãi bày lòng mình của người ra đi. - “Hoa” là hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho thiên nhiên. Trong kí ức của người về xuôi, Việt Bắc lộng lầy, rực rỡ với vẻ đẹp của các loài hoa thi nhau khoe sắc thắm. Còn “người” là hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho nhân dân Việt Bắc. Với người kháng chiến đã từng gắn bó với chiến khu cách mạng thì Việt Bắc luôn đẹp trong sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người. b. Trong tám dòng thơ tiếp theo, TỐ Hữu dã tạo nên một bộ tranh tứ bình độc dáo về Việt Bắc theo chủ đề “xuân, hạ, thu, đông”: - Bốn bức tranh trong bôn cặp câu lục bát được vẽ theo nghệ thuật hội họa phương Đông mà người Việt Nam vần thường gọi là tranh tứ bình. Nếu vẽ theo bốn mùa riêng thì gọi là tranh tứ quý. Đề phản ánh chủ đề “xuân, hạ, thu, đông”, người xưa thường mượn hoa để biểu trưng: mùa xuân thì vẽ hoa mai, mùa hạ thì có hoa lan, mùa thu thì có hoa cúc còn mùa đông thì người ta dùng trúc đề làm biểu tượng. Bốn bức tranh thơ của Tô" Hữu cũng là tranh tứ quý nhưng không phải đế nói về vẻ đẹp của “mai, lan, cúc, trúc” mà là miêu tả những nét thiên nhiên rất đặc trưng của núi rừng Việt Bắc. Cảnh có màu sắc tươi tắn rực rỡ, có ánh sáng lung linh chan hòa, có âm thanh vui đầm ấm. Đặc biệt, trong cảnh có người và cả hai như hòa quyện vào nhau. - Tám câu có kết cấu đồng nhất: bốh cầu lục nói về thiên nhiên, bôn câu bát nói về con người. Tất cả hiện lên trước mắt ta một bức tranh Việt Bắc tuyệt diệu, nên thơ qua nét bút chấm phá tài tình của tác giả. * Bức tranh mùa dông: - Nếu theo trình tự bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thì mùa xuân phải được đề cập đến trước nhất. Nhưng trong đoạn thơ, tác giả miêu tả bức tranh mùa đông trước tiên. Có lẽ mùa đông là mùa chia tay giữa Việt Bắc và cách mạng nên đã để lại trong nhà thơ nhiều ấn tượng nhất: “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”. - Trên nền màu xanh trải dài khắp núi rừng, thì màu “hoa chuối đỏ tươi” rực rỡ như những ngọn đuốc bập bùng cháy giữa màu xanh của rừng già, gợi cảm giác ấm áp, hưng phân. - Vượt qua cái lạnh lẽo của mùa đông buốt giá, con người vẫn lên rừng, lên nương, cuốc rẫy, trồng ngô... Hình ảnh con dao quắn cài ở thắt lưng lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời càng tôn thêm vẻ đẹp của họ. - Giữa cái bạt ngàn của núi rừng, con người như một chấm nhỏ di động nhưng hoàn toàn không bị thiên nhiên lấn át, chìm khuất, mà thực sự thiên nhiên đang tôn lên vẻ đẹp của con người. Trên đèo cao, con người như mang tư thế một vị chủ nhân của núi rừng Việt Bắc. * Bức tranh mùa xuân: Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. - Màu trắng rừng của hoa mơ diễn tả cái tinh khôi, trinh bạch của thiên nhiên Việt Bắc vào xuân. Hai chữ “trắng rừng” đã bộc lộ cảm giác ngỡ ngàng, hạnh phúc của nhân vật trữ tình trước vẻ xuân dâng ngập đất trời. - Các động từ “dan”, “chuốt” không chỉ làm nổi bật nét óng ánh của nhừng sợi giang dùng để đan nón mà còn thể hiện đức tính tỉ mỉ, siêng năng của nhân dân Việt Bắc. Con người chính là chủ nhân của mùa xuân, là kẻ đang tô điểm cho sắc xuân của đất trời thêm lộng lẫy. * Bức tranh mùa hạ: Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình. - Cụm từ “rừng phách đổ vàng” có thế hiểu theo cách: + Hiếu theo nghĩa rừng phách đang trố hoa: thì khắp không gian như lênh láng sắc vàng rực rỡ. + Cũng có thể hiểu “đổ vàng” là lá cây đồng loạt ngả sang màu vàng để chuẩn bị cho mùa thu trút lá. + Động từ “đô” thật đắt: Màu vàng như từ trời cao đố xuống làm cho khắp không gian thấm đẫm sắc vàng. Hai động từ “kêu” và “đổ” thê hiện cái không khí rộn rực rất đặc trưng của mùa hạ. Câu lục xôn xao “tiếng nói” không chỉ của sắc màu mà lẫn cả âm thanh, chỉ cần tiếng ve kêu vang, cả rừng phách như hối hả, chóng vánh thay màu. - Hình ảnh cô gái “hái măng một mình” với dáng vẻ lẻ loi, cô đơn nhưng vần đẹp trong sự cần mần, khơi dậy trong ta những rung động ngọt ngào, sâu lắng. Bức tranh mùa hạ vừa hoành tráng với những nét bút mạnh mẽ, vừa mảnh mai, tinh tế thắm đượm tính trữ tình, gợi cả một trường liên tưởng mênh mông. * Bức tranh mùa thu: “Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”. - Từ “hòa bình” vừa vẽ ra khung cảnh êm đềm ở an toàn khu, vừa muôn nói đến sự thanh tĩnh, mát mẻ của ánh trăng giữa rừng khuya. - Con người không hiện lên thành bóng dáng mà bằng “tiếng hát ân tình thủy chung” nghe thật ấm lòng. Câu thơ gợi nhớ đến cảnh sinh hoạt ca hát của nhân dân Việt Bắc, của những đôi trai gái Việt Bắc yêu thương nhau, hò hẹn mãi mãi thủy chung. Tiếng hát vọng về trong nỗi nhớ đã nói hộ được nỗi lòng hiện tại của người ra đi. c. Nhận xét: - Đoạn thơ thế hiện tính dân tộc đậm đà: giọng thơ ngọt ngào, da diết; ngôn ngữ giản dị nhưng rất giàu hình ảnh, nét vẽ lúc phóng khoáng, bao quát, nhưng cũng có lúc cụ thể, tỉ mỉ... - Mỗi bức tranh miêu tả đặc trưng của từng mùa, tuy chúng có giá trị độc lập nhưng không phá vỡ sự hài hòa của bộ tranh tứ bình. - Cảnh đông và hạ sắc màu rực rỡ, kích thích mọi giác quan con người, thì cảnh xuân thu như cân bằng trở lại, màu sắc tinh khôi, êm dịu. - Linh hồn trong toàn bộ bốn bức tranh là con người: con người cần cù, chăm chỉ, siêng năng, tĩ mỉ và thủy chung với cách mạng, với kháng chiến. Tóm lại, Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là bản tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể thơ lục bát, kiểu kết câu đối đáp, ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian - tất cả đâ góp phần khắc sâu lời nhắn nhủ của Tố Hữu: Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thông quý báu anh hùng bất khuất, ân nghĩa thủy chung của cách mạng, của con người Việt Nam.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Phân tích tính dân tộc được thể hiện qua đoạn thơ sau trong đoạn trích việt bắc
" ta về mình có nhớ ta
..........
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"
Giúp mình với ạ..đang cần gấp lắm
Mk hướng dẫn bạn cái ý để triển khai trong bài này nhé ^^
a. Hai câu mở đầu đoạn:

“Ta về mình có nhớ ta.
Ta về ta nhớ những hoa cùng người”.
- Cả bài thơ được viết theo lối đối đáp giao duyên của ca dao, dân ca. Hai câu thơ này có chức năng là những lời đưa đẩy để nối liền các đề tài ở những câu tiếp theo. Mở đầu là một lời ướm hỏi: “Ta về mình có nhớ ta”
ae.png
® Giọng hỏi tình tứ, với cách xưng hô mặn mà, quen thuộc: “ta – mình”. Câu thơ bày tỏ sự bịn rịn, lưu luyến của người ra đi đồng thời bộc lộ sự hồn hậu của con người thơ Tố Hữu.
- Nhà thơ khẳng định: “Ta về ta nhớ những hoa cùng người”. Đó là nỗi nhớ dành cho những gì đẹp nhất của Việt Bắc “hoa và người”.
Þ Hai câu thơ mở đầu đã giới thiệu chủ đề của đoạn thơ: hoa (thiên nhiên) và người (nhân dân) Việt Bắc.

b. Tám câu thơ tiếp theo: Bộ tranh tứ hình về thiên nhiên và con người Việt Bắc.

- Tranh tứ hình là một loại hình nghệ thuật hội họa phổ biến thời trung đại, nó là một bộ tranh gồm 4 bức, miêu tả 4 mặt của một đối tượng nào đó. Tố Hữu đã vẽ một bộ tứ hình bằng ngôn từ để ghi lại những ấn tượng sâu sắc của mình về quê hương Cách mạng Việt Bắc.
- Trong 8 câu thơ, tương ứng với cảnh thiên nhiên là hình ảnh con người, mỗi hình ảnh ấy lại toát lên những phẩm chất đáng quí của người Việt Bắc.
* Bức tranh thứ nhất (mùa đông):
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”.
- Việt Bắc hiện lên trong hai câu này có tính khái quát: một miền quê thật yên bình, êm ả. Thiên nhiên xôn xao, tràn ngập màu sắc: Màu xanh mênh mông, trầm tĩnh của rừng già, màu “đỏ tươi” của hoa chuối trải dài khắp núi rừng khiến cảnh vật trở nên sống động, rạng rỡ.
- Trên nền cảnh mênh mông, xanh ngắt của đại ngàn, hình ảnh con người xuất hiện với một tư thế vững chãi, tự tin của người làm chủ núi rừng: “Đèo cao ắng ánh dao gài thắt lưng”.
* Bức tranh thứ hai (mùa xuân):
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”.
- Thiên nhiên được bao phủ bởi màu trắng tinh khiết và mỏng manh của hoa mơ rừng. Hai chữ “trắng rừng” làm cho núi rừng như sáng bừng và trở nên dịu dàng, đằm thắm, quyến rũ lạ lùng.
- Con người Việt Bắc hiện ra trong một công việc thầm lặng: “đan nón chuốt từng sợi giang”.
+ Những từ ngữ: “đan, chuốt” gợi ra dáng điệu cần mẫn, cẩn trọng, tài hoa của người lao động.
+ Người đan nón không chỉ đang làm công việc đan nón đơn thuần mà như đang gửi vào từng sợi giang, từng chiếc nón biết bao nỗi niềm, bao mơ ước thầm kín.
* Bức tranh thứ ba - bức tranh đặc sắc nhất (mùa hạ):
“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô con gái hái măng một mình”.
- Bức tranh Việt Bắc vào hè có âm thanh rộn rã của tiếng nhạc ve. Ve kêu gọi hè đến, hè đến làm cho rừng phách ngả sang màu vàng rực rỡ, nôn nao. Chữ “đổ” cực kì tinh tế. Nó vừa nhấn mạnh đến việc biến đổi màu sắc mau lẹ của rừng phách, vừa diễn tả được những trận mưa hoa phách mỗi khi có đợt gió ào thổi.
- Hình ảnh lao động đầy kiên nhẫn của một cô gái Việt Bắc “Nhớ cô em gái hái măng một mình”, hình ảnh người phụ nữ Việt Bắc chịu thương, chịu khó, hay lam hay làm có phần âm thầm, lam lũ, nhọc nhằn.
* Bức tranh thứ tư (mùa thu):
“Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.
- Ánh trăng rọi qua vòm lá tạo thành một khung cảnh huyền ảo. Không khí se lạnh của trời thu theo ánh trăng như bao phủ vạn vật, cỏ cây, ngấm vào nỗi nhớ của những con người đã gắn bó sâu nặng với Việt Bắc.
- Câu kết đoạn khẳng định phẩm chất ân tình, thủy chung của người Việt Bắc. Chữ “ai” là cách nói bóng gió, mơ hồ của dân gian khiến câu thơ trở nên tình tứ, thiết tha. Cũng chính vì vậy mà nỗi nhớ của người ra đi dành cho người ở lại cũng trở nên quyến luyến, quay quắt, cồn cào, …
=> Giai điệu quyến rũ đặc biệt của giọng thơ, nỗi niềm thủy chung ân tình rất đỗi đằm thắm của đoạn thơ trên nói riêng và của “Việt Bắc” nói chung, trở thành chất men say có sức ngấm sâu vào trái tim độc giả nhiều thế hệ. Đó là sức sống của “Việt Bắc” và hồn thơ Tố Hữu.
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
Chứng minh tính dân tộc trong Việt Bắc:
● Trên phương diện nội dung: Thơ ca Tố Hữu phản ánh cuộc đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc,thống nhất đất nước,thể hiện vẻ đẹp tâm hồn ,truyền thống của dân tộc Việt Nam được lưu giữ từ bao đời nay
- Tác phẩm đề cập đến một sự kiện lịch sử có tính chất trọng đại của dân tộc: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi,hiệp định Giơ-ne-vo được kí kết,hòa bình lập lại với miền Bắc.Tháng 10/1954 Trung ương Đảng và chính phủ rời khu căn cứ địa từ Việt Bắc về thủ đô.Nhân sự kiện lịch sử đó Tố Hữu đã viết "Việt Bắc"
- Tác phẩm thể hiện cốt cách con người Việt Nam,một tâm hồn mang vẻ đẹp truyền thống : đạo lí uống nước nhớ nguồn,ân tình thủy chung son sắc,tinh thần đoàn kết,đồng lòng đồng sức trong kháng chiến cũng như tinh thần lạc quan vào ngày mai tươi sáng,tin tưởng vào cách mạng:"Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"
- Tác phẩm miêu tả chân thực đời sống sinh học,cảnh quan đặc trưng ở Việt Bắc - bức tranh thiên nhiên ( bức tranh tứ bình)
+ Bức tranh mùa đông: màu hoa chuối đỏ tươi nổi bật trên nền thảm xanh bát ngát núi rừng ~> hình ảnh nên thơ nổi bật mà bình dị ~> Sức sống mãnh liệt giữa mùa đông lạnh giá
+ Mùa xuân đẹp trong trẻo,tinh khôi bởi mơ nở trắng rừng ,hoa mơ nở phủ trắng không gian bao la rộng lớn ~> đặc trưng của Việt Bắc
+ Mùa hạ: tiếng ve trong bản giao hưởng mùa hè,cảm giác đổ vàng rừng phách cho thấy sự kết hợp hài hòa giữa âm thanh màu sắc ~> hiện tượng độc đáo,tài hoa của Tố Hữu
+ Mùa thu: hình ảnh quen thuộc "ánh trăng" khung cảnh Việt Bắc đẹp thơ mộng huyền ảo
~> Bức tranh mang vẻ đẹp độc đáo không chỉ trải rộng ở bốn mùa mà có cả ngày-đêm,trăng hoa,màu sắc và âm thanh rất sống động tạo một bức tranh động.Thiên nhiên trong đoạn thơ đẹp như một bức tranh tứ bình của hội họa phương Đông mỗi mùa là một bức tranh cổ điển mà cũng rất hiện đại
- Hiện thân của chiến khu Việt Bắc,hình ảnh hiện thân cho con người Việt Nam thời chiến trở nên thiêng liêng,cao quý,đại diện cho hồn thiêng đất Việt
+ Con người trong lao động tỉ mỉ,cần mẫn bình dị
+ Trong nỗi nhớ,con người Việt Bắc hiện lên thật giản dị,ân tình ân nghĩa.Họ là một trong những lực lượng làm nên dại thắng vẻ vang.Đó là nỗi nhớ sâu đậm nhất,nỗi nhớ mang tính tri âm sâu sắc
● Trên phương diện nghệ thuật:
+ Sử dụng thể thơ lục bát nhiều
+ Ngôn ngữ giản dị ,quen thuộc gần gũi giàu giá trị gợi tả và biểu cảm
+ Sử dụng nhiều biện pháp tu từ quen thuộc : so sánh,ẩn dụ,điệp từ,câu hỏi tu từ
+ Kết cấu đối đáp dao duyên, cặp đại từ "mình-ta"
 
Top Bottom