Văn Viếng lăng Bác

Nhok's Xù

Học sinh
Thành viên
8 Tháng năm 2017
162
58
46
An Giang
THPT An Kiên
Viễn Phương là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con quê hương trong hai cuộc kháng chiến Pháp và chống Mỹ. Thơ ông dung dị, cảm xúc sâu lắng. Ông có nhiều bài thơ đặc sắc, trong đó “ Viếng lăng Bác” là bài thơ tiêu biểu. Bài thơ “ Viếng lăng Bác” được sáng tác vào tháng Tư năm 1976, khi tác giả cùng với đoàn đại biểu miền Nam ra thăm lăng Bác. Bài thơ là cảm xúc trữ tình, lòng tiếc thương vô hạn của cả dân tộc đối với Bác. Bài thơ được coi là cuộc hành hương của Viễn Phương sau bao năm chờ đợi được trở về bên người cha già kính yêu. Khổ thơ đầu của bài thơ đã miêu tả hình ảnh hàng tre trước lăng Bác. Đến khổ thơ thứ hai này, tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ trực tiếp về Bác.

Mở đầu đoạn thơ, là hình ảnh đẹp nổi trội vừa mang tính cụ thể lại vừa mang ý nghĩa tượng trưng:

“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Hai câu thơ sóng đôi nhau bởi hai hình ảnh mặt trời. Ở đây xuất hiện mặt trời của thiên nhiên và hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ. Một sự so sánh liên tưởng rất giàu ý nghĩa. Hình ảnh thực là mặt trời đi qua trên lăng ngày ngày, là mặt trời của đất trời, là nguồn sáng lớn nhất rực rỡ và vĩnh viễn trên thế gian, mang lại ánh sáng sự sống cho con người. Còn hình ảnh ẩn dụ là “ mặt trời trong lăng rất đỏ”. Đó là mặt trời của Bác Hồ, Người là nguồn sưởi ấm, nguồn sáng soi cho con đường cách mạng Việt Nam. Bác là nguồn sống nguồn hạnh phúc cho cả dân tộc Việt Nam. Trái tim ấy đã dành cả cuộc đời tìm ra đường đi cho dân tộc, hi sinh cả cuộc đời mình vì hạnh phúc của nhân dân. Đọc câu thơ, khiến người đọc liên tưởng tới những vần thơ của Tố Hữu:“ Mặt trời chân lí chói qua tim”

Cách so sánh Bác như mặt trời đã thể hiện sự vĩnh hằng của Bác trong lòng người dân Việt Nam. Bác giống như mặt trời thiên nhiên ngày ngày vẫn soi sáng, vẫn trường tồn cùng dân tộc. Đem nguồn sáng đến cho nhân dân. Đồng thời cũng thể hiện tấm lòng biết ơn, tôn kính với vị cha già dân tộc.

Hòa vào dòng người vô tận với tấm lòng thành kính nhà thơ ví hình ảnh dòng người vô tận như tràng hoa đẹp đầy hương thơm và sắc thắm kính dâng lên Bác:

“ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân’

Điệp ngữ “ ngày ngày” được lặp lại hai lần trong khổ thơ đã thể hiện sự vĩnh cửu của Bác trong lòng người dân Việt. Ngày ngày những người con của dân tộc vẫn hướng về Người, vẫn ghi nhớ sự hi sinh lớn lao của Người cho đất nước. Một niềm thương nhớ trong lòng người mà đã vượt qua mọi thứ bao trùm lên cả đoạn thơ, cả không gian thời gian chan chứa niềm thương nhớ Bác. Niềm thương nhớ ấy kết thành cả một “ tràng hoa” đầy hương và sắc dâng lên cho Người. Tràng hoa ở đây không chỉ là hoa của thiên nhiên trời đất dâng cho Người mà là cả một tràng hoa của niềm thương nhớ, biết ơn, ngưỡng mộ, thành kính đối với Bác. Hình ảnh ẩn dụ “ dâng bảy mươi chín mùa xuân “ đã cho thấy được cuộc đời Bác đẹp như chính mùa xuân, bảy chín năm sống và cống hiến bảy chín mùa xuân tươi trẻ của cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng nước nhà. Tràng hoa để dâng cho “ bảy chín mùa xuân” như thấy được Bác mãi sống trong lòng của người dân, dân tộc mãi dành cho Người sự thành kính thiêng liêng nhất.

Tóm lại, đoạn thơ chỉ với bốn câu nhịp thơ chậm dãi đã thể hiện được những suy nghĩ của tác giả về Bác, đã cho người đọc thấy rõ hơn về hình ảnh của Người. Người cha già vĩ đại đã dành cả cuộc đời cho dân tộc. Đồng thời bộc lộ niềm thiêng nhớ, sự thành kính của dân tộc đối với Bác.

Khổ thơ thứ ba là những cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng, đứng trước di hài Bác. Bao tình cảm ấp ủ bấy lâu, nên khi bắt gặp bóng dáng thân yêu của Bác là trào dâng thổn thức. Hình ảnh Bác nằm trong lăng được diễn tả rất xúc động qua hai câu thơ:

Bác nằm trong lăng giấc ngứ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Câu thơ gợi được sự yên tĩnh, trang nghiêm, ánh sáng dịu nhẹ trong lành và hình ảnh đẹp đẽ của Bác. Bằng tình cảm, nhà thơ thấy Bác như đang ngủ trong giấc ngủ bình yên giữa thiên nhiên đẹp và thơ mộng, Bác vẫn ở cùng ta, như nhà thơ Hải Như đã viết:

Suốt cuộc đời Bác có ngủ ngon đâu

Nay Bác ngủ chúng con canh giấc ngủ

(Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi)

“Vầng trăng sáng dịu hiền” là ánh sáng của tình thương mến, nâng niu, vầng trăng ấy như ru Bác ngủ. Giấc ngủ của Bác là giấc ngủ trong tình thương yêu. Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh cũng đã viết:

Trong lăng Bác vừa chợp nghỉ

Như sau mỗi việc làm.

Trăng ơi trăng biết thế

Nên trăng bước nhẹ nhàng.

(Trăng lên)

Hình ảnh vầng trăng dịu hiền cũng gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người.

Đến đây, cảm xúc ngưỡng mộ như lắng xuống nhường chỗ cho nỗi xót đau không thể kìm nén:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

“Trời xanh” cũng như “mặt trời”, “vầng trăng” là những hình ảnh của vũ trụ kì vĩ, vĩnh hằng, là ẩn dụ sâu xa gợi suy ngẫm về cái cao cả, vĩ đại, bất diệt, trường tồn ở Bác. Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như trời xanh còn mãi (Bác sống như trời đất của ta Tố Hữu). Người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Sự nghiệp của Người là bất tử. Dù vẫn tin như vậy, nhưng tình cảm xót thương không chấp nhận sự mất mát thực tế, trái tim vẫn đau nhói khi nghĩ rằng Bác không còn nữa. Nỗi đau xót được biểu hiện cụ thể, trực tiếp: "Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Đó là nỗi đau vô hạn, là lòng thương xót rất thật, không lí do nào khuây khỏa được. Đó là tình cảm của đứa con về muộn bên di hài người cha.
 

Red Lartern Koshka

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng tư 2017
391
198
119
22
Hà Nội
THPT ở Hà Nội
Phân tích khổ 2,3 bài thơ Viếng lăng Bác >..
Mình chỉ làm các luận điểm chính bạn Nhok's Xù đã cho bài văn mẫu rồi.
Lđ 1:(khổ 1) Cảm xúc của nhà thơ và mọi người khi đến gần lăng Bác
Lđ 2:(khổ 1) Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng Bác
 

Luna Nguyễn

Học sinh
Thành viên
12 Tháng năm 2017
7
9
39
22
Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại , vị cha già của dân tộc . cuộc đời và nhân cách của Người luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca nhạc hoạ . đã có biết bao bài thơ hay viết về Bác và bài thơ Viếng lăng bác của Viễn Phương là 1 trong những bài thơ hay đó . Bài thơ thể hiện niềm xúc động sâu xa ,niềm thành kính và xót thương vô hạn vì thế đã có nhận định cho rằng viếng lăng bác như một nén hương thơm viễn phương thành kính dâng lên bác . bài thơ là tiếng nói xúc cảm ca ngợi bác , bày tỏ niềm tiếc thương lòng chung thuỷ sắc son của nhà thơ cũng như của dân tộc đối với bác . ở khổ một tác giả thiên về biểu hiện cảm xúc tâm trạng thông qua hình ảnh hàng tre bên lăng bác thì ở khổ thứ hai tác giả lại ca ngợi sự vĩ đại của bác : ngày ngày mạt trời đi qua trên lăng
.............
kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng là mặt trời của vũ trụ là nguồn sáng rực rỡ nhất của thiên nhiên đem lại cho tạo vật . mặt trời trong lăng là hình ảnh ẩn dụ , mặt trời đó chính là bác - người đã bước ra khỏi bóng đen nô lệ để mang đến ánh sáng của độc lập tự do cho dân tộc . mặt trời của thiên nhiên còn bị che khuất bởi âm u lạnh lẽo còn mặt trời trong lăng lại luôn chiếu sáng rực rỡ trên đất nước việt nam . bảy mươi chín mùa xuân là hình ảnh hoán dụ để chỉ bác đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm nên mùa xuân cho dân tộc . hình ảnh dòng người như những tràng hoa là cách so sánh thích hợp và mới lạ , diễn tả được tình cảm thương nhớ nhớ tôn kính của nhân dân đối với bác . đó là nỗi lòng thương nhớ không nguôi của hàng triệu trái tim hàng triệu cong người ngày nối ngày trong cuộc đi tưởng niệm vị cha già dân tộc . mặt khác biện pháp so sánh này có ý nghĩa tượng trưng cho cuộc đời nở hoa dưới ánh sáng của bác dòng người đến lăng bác để dâng hoa cho người đã làm nên biết bao mùa xuân . bằng thư pháp lặp từ , lặp cấu trúc câu viễn phương đã thể hiện một cách ssaau sắc tình cảm của nhân dân ta đối với bác cũng như quy luật vận hành của thiên nhiên .
khi vào trong lăng viễn phương thể hiện cảm xúc trào dâng . nhà thơ thấy :
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa vầng trăng sáng dịu hiền
đó là giấc ngủ bình yên của con người suốt đời đấu tranh cho dân tộc và nhân loại . viễn phương để cho vầng trăng ôm ấp tỏ sáng giấc ngủ của người bởi vầng trăng với bác vốn là tri kỉ tâm giao suốt đời từ những năm tháng bị giam cầm ở nhà tù cẩm giới thạch cho đến những khó khăn ở núi rừng việt bắc . từ niềm xúc động trào dâng nhà thơ trở về với thực tại đau sót đó là 1 nỗi đau sự mất mát không gì bù đắp nổi :
vẫn biết trời xanh là mãi mãi
mà sao nghe nhói ở trong tim
câu thơ 1 lúc vang lên 2 tiếng nói của lí trí tỉnh táo nhận ra bác đã trở thành bất tử hoà vào cái vĩnh hằng và tiếng nói của dân tộc trong nỗi đau vô hạn trong mỗi bước đường chúng ta đi . vẫn biết thế nhưng lòng ta vẫn đau nước mắt vẫn trào trước sự thật bác đã ra đi mãi mãi để lại trong lòng nhà thơ tình cảm son sắc thuỷ chung.
viếng lăng bác là bài thơ cô đọng cảm xúc , sử dụng thành công những hình ảnh ẩn dụ kết hợp với tượng trưng có giá trị cao và ý nghĩa sâu sa .đây là một bài thơ hay nhất viết về bác và đươc phổ nhạc , nó là tiếng nói của viễn phương nói riêng và tiếng lòng của chúng ta nói chung đối với bác .
 

Tuấn Nguyễn Nguyễn

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng tư 2017
449
256
96
22
Hà Nam
THPT
Phân tích khổ 2,3 bài thơ Viếng lăng Bác >..
Cho bạn vài gợi ý nhé:
Mở bài:
- Viễn Phương là một nhà thơ tiêu biểu của miền Nam. Tháng 4/1976 sau một năm giải phóng đất nước. Khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành, nhà thơ cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thăm Hà Nội vào lăng viếng Bác.
- Bài thơ Viếng lăng Bác được Viễn Phương viết với tất cả tấm lòng thành kính biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau của một người con từ miền Nam ra viếng Bác lần đầu.
Thân bài:
+) Khổ thơ thứ hai:

- Hai câu thơ đầu:
" Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. "
+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.
+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.
+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.
+ Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.
- Ở hai câu thơ tiếp theo:
" Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân..."
+ Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như những tràng hoa kết lại dâng người. Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu.
+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa, dâng lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính của nhân dân đối với Bác.
+ Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nay nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác.
+) Khổ thơ thứ ba:
- Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian trong lăng:
" Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền "
+ Cả cuộc đời Bác ăn không ngon, ngủ không yên khi đồng bào miền Nam còn đang bị quân thù giày xéo. Nay miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất mà Bác đã đi xa. Nhà thơ muốn quên đi sự thực đau lòng đó và mong sao nó chỉ là một giấc ngủ thật bình yên.
+ Từ cảm xúc thành kính ngưỡng mộ, ở khổ thơ thứ ba là những cảm xúc thương xót và ước nguyện của nhà thơ. Hình ảnh Bác như vầng trăng sáng dịu hiền trong giấc ngủ bình yên là một hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thanh thản, phong thái ung dung và thanh cao của Bác. Người vẫn đang sống cùng với nhân dân đất nước Việt Nam thanh bình tươi đẹp. Mạch cảm xúc của nhà thơ như trầm lắng xuống để nhường chỗ cho nỗi xót xa qua hai câu thơ: vẫn biết... ở trong tim...
+ Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của Bác. Trời xanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với non sông đất nước. Đó là một thực tế.
+ Thế nhưng, nhìn di hài của Bác trong lăng, cảm thấy Bác đang trong giấc ngủ ngon lành, bình yên mà vẫn thấy đau đớn xót xa mà sao nghe nhói ở trong tim! Dù rằng Người đã hoá thân vào thiên nhiên, đất nước, nhưng sự ra đi của Bác vẫn không sao xoá đi được nỗi đau xót vô hạn của cả dân tộc, ý thơ này diễn tả rất điển hình cho tâm trạng và cảm xúc của bất kì ai đã từng đến viếng lăng Bác.
Kết bài:
- Với lời thơ cô đọng, giọng thơ trang nghiệm thành kính, tha thiết và rất giàu cảm xúc, bài thơ đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng người đọc. Bởi lẽ, bài thơ không những chỉ bộc lộ tình cảm sâu sắc của tác giả đối với Bác Hồ mà còn nói lên tình cảm chân thành tha thiết của hàng triệu con người Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
- Cảm động mỗi khi đọc bài thơ này và thầm cảm ơn nhà thơ Viễn Phương đã đóng góp vào thơ ca viết về Bác những vần thơ xúc động mạnh mẽ.
Like nếu thấy bài viết hữu ích nhé!!!
Chúc bạn học tốt
 

Wang Yuan

Giải ba cuộc thi Văn học trong tôi
Thành viên
7 Tháng ba 2017
70
75
81
22
Trùng Khánh - Trung Quốc
Mk chỉ có dàn bài chi tiết thôi nhé:
a. MB:
- Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già của dân tộc. Cuộc đời và nhân cách của người luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca nhạc họa. Đã có biết bao bài thơ hay cảm động viết về Bác , trong đó có ''Viếng lăng Bác'' của Viễn Phương.
- Bài thơ thể hiện niềm xúc động sâu xa, niềm thành kính tiếc thương vô hạn của nhà thơ đối với Bác. Vì thế đã có ý kiến , nhận định về bài thơ: ''Viếng lăng Bác như một nén hương thơm, Viễn Phương thành kính dâng lên Bác''.
- Đặc sắc nhất bài thơ là khổ 2 và khổ 3 thể hiện cảm xúc của t/g khi ở trước lăng và khi vào trong lăng Bác.
b. TB:
- Bài thơ là tiếng nói xúc cảm, ca ngợi Bác, thể hiện niềm tiếc thương vô hạn, niềm chung thủy, sắc son của nhà thơ cũng là của cả dân tộc đối với Bác. Những đứa con xa lâu ngày mới trở về viếng thăm vị cha già dân tộc đã mất, cõi lòng nhà thơ trào dâng bao cảm xúc nghẹn ngào:
'' Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác''
Câu thơ ko chỉ nêu lên hoàn cảnh mà còn gợi 1 tâm trạng đặc biệt thiêng liêng: t/c sâu nặng của Bác đối vs nhân dân m.Nam và của nhân dân m.N đối vs Bác.
Nhà thơ Tố Hữu từng viết: '' Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà - Miền Nam mong Bác nỗi mong cha''.
Thời gian suốt 30 năm hoạt động và chiến đấu ở M.N cũng như đồng bào , đồng chí m.n luôn mong mỏi , khao khát có ngày đc ra thăm Bác nhưng chỉ khi đất nước thống nhất, VP mới thực hiện được ý nguyện.
- Cảnh vật đầu tiên nhà thơ nhìn thấy bên lăng Bác là h/a hàng tre:
'' Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
....Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.''
H/a hàng tre vừa mang ý nghĩa tả thực , vừa mang ý nghĩa tượng trưng.Cây tre tượng trưng cho sức sống kiên trì bền bỉ kiên cường của dân tộc Việt Nam. H/a này đã hóa thân thành biểu tượng cho làng quê VN, cho toàn thể dân tộc VN vẫn một lòng chăm lo cho Bác. Đến vs Bác ta gặp đc h/s dân tộc và h/a nơi Bác yên nghỉ đời đời luôn xanh mát dưới bóng tre.
- Nếu ở khổ thứ nhất thiên về biểu hiện cảm xúc, tâm trạng thông qua h/a hàng tre bên lăng Bác thì ở khổ thứ 2 t/g tập chung ca ngợi sự vĩ đại của Bác:
'' Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
...Dâng bảy mươi chín mùa xuân.''
+ '' Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng'' là mặt trời của vũ trụ, là ánh sáng rực rỡ nhất thế gian đem lại sự sinh tồn cho vạn vật. Còn mặt trời thứ hai là Bác Hồ. Ánh sáng của Bác đã soi sáng cho dân tộc ta, nhân dân ta bước từ đêm đen của nô lệ lầm than đến ánh sáng của độc lập, tự do, hạnh phúc. Mặt trời của thiên nhiên có thể bị che phủ , bị u ám lạnh lẽo còn mặt trời ở trong lăng luôn chiếu sáng rực rỡ trên đất nước VN.
+ Để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn với Bác, ngày ngày những dòng người và viếng lăng Bác như những tràng hoa đẹp hiến dâng lên Người.'' Bảy mươi chín mùa xuân'' là h/a hoán dụ để chỉ Bác đã sống 1 cuộc đời đẹp như mùa xuân và đã lm ra mùa xuân cho đất nước. H/a dòng người như những tràng hoa , đó là cách nói vừa mới lạ vừa độc đáo. Đó chính là những câu thơ trang nghiêm, là nỗi lòng thương nhớ ko nguôi của hàng triệu trái tim, hàng triệu con người ngày nối ngày trong cuộc đi tưởng niệm vị cha già của dân tộc. Mặt khác, h/a so sánh này có ý nghĩa tượng trưng cho cuộc đời nhân dân ta đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác. Dòng người đến lăng để dâng hoa đời cho người đã làm nên biết bao mùa xuân của cuộc đời. Bằng biện pháp điệp từ'' ngày ngày'' và lặp cấu trúc câu, Viễn Phương đã thể hiện một cách sâu sắc t/c của nhân dân ta đối với Bác cũng vĩnh hằng như quy luật vận hành của tự nhiên.
c. KB:
'' Viếng lăng Bác '' là một bài thơ cô đọng cảm xúc, sử dụng thành công những h/a ẩn dụ kết hợp vs tượng trưng có giá trị biểu cảm cao, và có những ý nghĩa sâu xa. Đây là một bài thơ hay nhất viết về Bác và đã được phổ thành nhạc. Nó là tiếng lòng của Viễn Phương và cũng là tiếng lòng của chúng ta đối với Bác Hồ.
 

Kem Min

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng bảy 2016
91
177
144
22
I. Mở bài

- Viễn Phương là một nhà thơ tiêu biểu của miền Nam. Tháng 4/1976 sau một năm giải phóng đất nước. Khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành, nhà thơ cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thăm Hà Nội vào lăng viếng Bác.
- Bài thơ Viếng lăng Bác được Viễn Phương viết với tất cả tấm lòng thành kính biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau của một người con từ miền Nam ra viếng Bác lần đầu.

II. Thân bài

1. Khổ thơ thứ hai

- Hai câu thơ đầu:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.


+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.
+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.
+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.
+ Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.


- Ở hai câu thơ tiếp theo:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...


+ Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như những tràng hoa kết lại dâng người. Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu.
+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa, dâng lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính của nhân dân đối với Bác.
+ Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nay nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác.

2. Khổ thơ thứ ba
- Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian trong lăng:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền


+ Cả cuộc đời Bác ăn không ngon, ngủ không yên khi đồng bào miền Nam còn đang bị quân thù giày xéo. Nay miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất mà Bác đã đi xa. Nhà thơ muốn quên đi sự thực đau lòng đó và mong sao nó chỉ là một giấc ngủ thật bình yên.
+ Từ cảm xúc thành kính ngưỡng mộ, ở khổ thơ thứ ba là những cảm xúc thương xót và ước nguyện của nhà thơ. Hình ảnh Bác như vầng trăng sáng dịu hiền trong giấc ngủ bình yên là một hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thanh thản, phong thái ung dung và thanh cao của Bác. Người vẫn đang sống cùng với nhân dân đất nước Việt Nam thanh bình tươi đẹp. Mạch cảm xúc của nhà thơ như trầm lắng xuống để nhường chỗ cho nỗi xót xa qua hai câu thơ:

Vẫn Biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim


+ Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của Bác. Trời xanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với non sông đất nước. Đó là một thực tế.
+ Thế nhưng, nhìn di hài của Bác trong lăng, cảm thấy Bác đang trong giấc ngủ ngon lành, bình yên mà vẫn thấy đau đớn xót xa mà sao nghe nhói ở trong tim! Dù rằng Người đã hoá thân vào thiên nhiên, đất nước, nhưng sự ra đi của Bác vẫn không sao xoá đi được nỗi đau xót vô hạn của cả dân tộc, ý thơ này diễn tả rất điển hình cho tâm trạng và cảm xúc của bất kì ai đã từng đến viếng lăng Bác.

III. Kết bài

- Với lời thơ cô đọng, giọng thơ trang nghiệm thành kính, tha thiết và rất giàu cảm xúc, bài thơ đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng người đọc. Bởi lẽ, bài thơ không những chỉ bộc lộ tình cảm sâu sắc của tác giả đối với Bác Hồ mà còn nói lên tình cảm chân thành tha thiết của hàng triệu con người Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
- Em rất cảm động mỗi khi đọc bài thơ này và thầm cảm ơn nhà thơ Viễn Phương đã đóng góp vào thơ ca viết về Bác những vần thơ xúc động mạnh mẽ.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Kagome811

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
nêu giúp ngắn gọn mạch cảm xúc của bài thơ( mai mình thi rồi)
cho hỏi luôn có phải nêu là cho phép gạch đầu dòng và ghi ngắn gọn , còn phân tích thì phải nói như một đoạn văn

tuy là nói nêu nhưng bạn nên trình bài ý các câu và không nên gạch đầu dòng và cũng đừng gắn gọn quá mà nên thêm một vài ý nhỏ hay hay vào ý lớn để bổ sung thêm ý
còn phân tích thì nói như một đoạn văn thì không có gì là sai,tuy vây nó sẽ khiến bài văn cứng gắc,vì vậy mà bạn nên viết dàn bài trước để khai triển một cách có hiệu quả tốt nhất nhé
 

kingsman(lht 2k2)

Mùa hè Hóa học|Ngày hè tuyệt diệu
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
tuy là nói nêu nhưng bạn nên trình bài ý các câu và không nên gạch đầu dòng và cũng đừng gắn gọn quá mà nên thêm một vài ý nhỏ hay hay vào ý lớn để bổ sung thêm ý
còn phân tích thì nói như một đoạn văn thì không có gì là sai,tuy vây nó sẽ khiến bài văn cứng gắc,vì vậy mà bạn nên viết dàn bài trước để khai triển một cách có hiệu quả tốt nhất nhé
nhiều người nới ko nên vé rắn thêm đuôi ở phần phân tích thơ, truyện ...có đúng với một hay viết tràng lan đại hải như mình
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
nhiều người nới ko nên vé rắn thêm đuôi ở phần phân tích thơ, truyện ...có đúng với một hay viết tràng lan đại hải như mình
đúng là không nên ở phần cuối bài vì lúc đó kết rồi mà bạn viết rườm rà quá mà không đưa ra đc chốt của cả bài thì cũng giống như con rắn đang cố thoát thân nhưng cái đuôi nó dài quá nên không thể thoát đc nữa ý :):):D
 
  • Like
Reactions: kingsman(lht 2k2)
Top Bottom