Sử Viêm Đế Thần Nông thị - thực hư về thủy tổ nước Nam.

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo)
Từ lâu trong lịch sử Việt Nam, câu hỏi ai là thủy tổ nước Nam vẫn là một vấn đề nan giải, hóc búa cùng với nhiều ý kiến trái chiều. Trong số đó, phần lớn đều cho là Viêm Đế Thần Nông thị - một vị thần, đồng thời cũng là một trong ba vị thủy tổ Trung Quốc. Một số bằng chứng chứng minh như sau:
-Năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa thứ XVIII, triều Lê Hy Tông (1697), tác phẩm Đại Việt Sử ký Toàn thư ra đời, là bộ Quốc sử lớn có giá trị lần đầu được khắc in, do nhiều nhà Sử gia đồng biên soạn. Trong đó, quyển I, phần Kỷ Hồng Bàng thị có chép:"Kinh Dương Vương
Tên húy là Lộc Thục, con cháu họ Thần Nông.
Nhâm Tuất, năm thứ 1. Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên sinh ra vua (tức là Kinh Dương Vương). Vua là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Vua cố tình nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ..."
-Cũng trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, Sử thần Ngô Sĩ Liên cũng đã nói:"....Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao?...Đế Lai là con Đế Nghi; cứ theo sự ghi chép ấy thì Kinh Dương Vương là em ruột của Đế Nghi, thế mà kết hôn với nhau, có lẽ đời ấy còn hoang sơ, lễ nhạc chưa đặt mà như thế chăng?"
-Tiếp tục Quốc sử ấy, có đoạn:"...Hùng Vương lên ngôi, đặt Quốc hiệu là Văn Lang (nước này đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam đến nước Hồ Tôn, tức là nước Chiêm Thành, nay là Quảng Nam)..."
-Nước ta từ các đời vua chúa đã có lễ cày ruộng Tịch Điền, tưởng nhớ đến Viên Đế Thần Nông thị.
-Trong cái tên Xích Quỷ - Quốc hiệu đầu tên của Việt Nam có hai ý nghĩa:
+Chữ "Xích" ngầm tưởng nhớ đến Xích Đế, tức tôn danh của Viêm Đế Thần Nông thị.
+Trong Ngọc Phả truyền thư của họ Nguyễn có giải thích chữ "Quỷ" được ghép từ 3 chữ "Vương". Đế Thừa là cháu hai đời của Thần Nông, có ba con trai là Đế Minh, Đế Nghi và Đế Long, đều làm vương ở ba phương.
-...v...v...
Ngoài ra, số ít người lại cho rằng, thủy tổ Việt Nam hoàn toàn là người gốc Việt, không phải Thần Nông. Họ cũng đã đưa ra nhiều bằng chứng hoàn toàn đối lập với ý kiến trên:
-Lễ cày ruộng Tịch Điền đầu tiên ra đời năm 987 dưới thời của vua Lê Đại Hành, nhằm khuyến khích nông dân, đẩy mạnh nông nghiệp bù đắp tổn thất sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, với lại trong lễ cày này hoàn toàn không có nghi thức cúng tế Thần Nông.
-Sở dĩ Thần Nông xuất hiện trong văn hóa Đại Việt là kết quả của quá trình đồng hóa trong hơn 1000 năm Bắc thuộc.
-Thần Nông trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam không phải Viêm Đế mà là Chử Đồng Tử.
-Trong cái tên Xích Quỷ cũng có hai ý nghĩa:
+Từ "Quỷ" chỉ chòm sao Quỷ, hay được biết với cái tên Quỷ Kim Dương (khủy chân dê vàng), nằm trong cụm chòm sao Chu Tước (chim sẻ đỏ), chòm sao ở phía nam bầu trời, ý chỉ lãnh thổ nước ta nằm ở phía nam.
+Từ "Xích" đồng nghĩa với từ "Chu" hay "Châu", chỉ chòm sao Quỷ có sắc đỏ.
-Cho dù lãnh thổ nước ta thời các Hùng Vương rộng lớn gấp 10 lần bây giờ nhưng vẫn không nhất thiết Thần Nông là thủy tổ nước ta.
Do vậy, vấn đề ai là thủy tổ nước ta đã trở thành một trong 10 bí ẩn lịch sử lớn chưa tìm ra lời giải của Việt Nam.

inbound2678370493848456087.jpg
Hình ảnh:Xích Dương

Nguồn: Những giai thoại lịch sử thú vị của Việt Nam
 
Top Bottom