- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Định hướng các mạch kiến thức cần tập trung ôn luyện cho năm 2019.
Giải đáp thắc mắc những vấn đề khó hiện đang tranh luận trên mạng xã hội.
Bí quyết chinh phục điểm cao với 6 dạng câu hỏi trắc nghiệm thường gặp trong đề thi môn Lịch sử!
Một số mạch kiến thức cần lưu ý khi ôn tập bộ môn:
1. Cách mạng Việt Nam 1930 - 1945
* Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là chấm dứt khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo, là bước phát triển nhảy vọt đầu tiên tạo đà cho hàng loạt bước phát triển tiếp theo của cách mạng Việt Nam.
* Chấm dứt khủng hoảng về con đường cứu nước: tháng 7/1920 khi Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương của Lenin, tìm ra con đường cứu nước là con đường vô sản
- Đường lối cách mạng được Nguyễn Ái Quốc xác định rõ qua:
+ phương hướng cách mạng: làm giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, để đi tới xã hội cộng sản.
+ Nhiệm vụ là chống đế quốc và chống phong kiến; nhưng chống đế quốc được đặt lên hàng đầu
+ lực lượng cách mạng: toàn thể dân tộc Việt nam, trong đó chủ đạo là liên minh công - nông
+ phương thức cách mạng: bạo lực cách mạng
+ quan hệ của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới
- Phong trào cách mạng 1930 - 1931 chính là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng - thực chất là cuộc tập dượt về đường lối đấu tranh của một chính đảng vừa ra đời đã trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Đó là cuộc tập dượt về tập hợp lực lượng - cách làm là hình thành liên minh công - nông trong thực tế; đó là cuộc tập dượt về xây dựng chính quyền mới, là thành lập các chính quyền Xô viết - chính quyền của dân, do dân và vì dân; đó là cuộc tập dượt về hình thức đấu tranh gồm đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, trong đó đấu tranh chính trị là chủ yếu và phát triển thành khởi nghĩa vũ trang tự vệ
- Phong trào 1936 - 1939 mang tính dân tộc sâu sắc và mang tính dân chủ điển hình. Xuyên suốt lịch sử Việt nam thời Pháp thuộc, các phong trào cách mạng có một tính chất xuyên suốt là tính dân tộc - vì các phong trào diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam, đặt mục tiêu giải phóng dân tộc lên đầu, lực lượng tham gia là toàn thể dân tộc Việt nam. Riêng phong trào 36 - 39 mang tính dân chủ điển hình, vì lần đầu tiên Đảng ta đề ra các khẩu hiệu đòi quyền tự do, dân sinh và dân chủ; phong trào mang tính dân tộc sâu sắc vì phong trào chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính là bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai
- Cuộc tập dượt 1939 đến 1945 với đỉnh cao là cách mạng tháng 8/1945 thì chúng ta đã hoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và chống phong kiến\
* Tính chất của cách mạng tháng 8/1945: mang tính dân tộc điển hình. Cách mạng tháng Tám mang nhiều tính chất, đó là tính quần chúng (toàn thể dân tộc Việt Nam cùng tham gia làm cách mạng), mang tính bạo lực (ví có sự kết hợp giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng chính trị là nòng cốt quyết định - vì lực lượng chính trị là Mặt trận Việt Minh đoàn kết tất mọi giai tầng nhân dân để thực hiện mục tiêu cao nhất là giải phóng dân tộc. Lực lượng vũ trang mới hình thành, đóng vai trò xung kích hỗ trợ). Cách mạng tháng Tám còn mang tính vô sản, vì cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản lãnh đạo.
Trong kháng Pháp, có ba mặt trận kết hợp là mặt trận chính trị, mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao; nhưng đấu tranh vũ trang và chính trị được coi là nền tảng nòng cốt, sau đó mới giành thắng lợi trong đấu tranh ngoại giao
Trong hai cuộc kháng chiến, lực lượng vũ trang đóng vai trò quyết định thì ở cách mạng tháng Tám, lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định.
Cách mạng Việt Nam, Trung Quốc, Nga và Cuba đều mang tính chất vô sản, nhưng cách mạng vô sản thực sự chỉ diễn ra ở Nga - vì cuộc cách mạng này lật đổ chính phủ lâm thời tư sản; còn cách mạng tháng Tám điển hình nhất (thực chất) chính là cách mạng giải phóng dân tộc.
2. Các bước phát triển của quân dân ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)
* Năm 1945 - 1947, thế và lực của Việt Nam và Pháp có sự khác biệt: Pháp chủ động tiến công, muốn kết thúc chiến tranh trong thế thắng; trong khi Việt Nam trong thể chủ động phòng ngự tích cực (khi Pháp đánh chiếm Sài Gòn, quân ta chủ động kháng chiến. Khi Pháp ký hiệp ước Hoa - Pháp, ta chủ động thực hiện sách lược "hòa để tiến". Khi Pháp gửi tối hậu thư tháng 12/1946, ta đã họp và phát động Toàn quốc kháng chiến. Khi quân Pháp tiến lên Việt Bắc nhằm đánh úp cơ quan đầu não của ta, quân ta chủ động mở chiến dịch Việt Bắc - đây là chiến dịch chủ động phản công đầu tiên của ta. Chiến dịch Việt Bắc là chủ động phản công, khác với chiến dịch Biên giới và Điện Biên Phủ đều là chủ động tiến công.
* Sau năm 1947 đến 1950, thế và lực giữa ta và Pháp ở trong giai đoạn cầm cự, giằng co: Pháp thì mở rộng càn quét để xâm chiếm các vùng đất của ta ở đồng bằng Bắc Bộ và khu IV; còn ta thì tập trung vào xây dựng kháng chiến lâu dài, xây dựng 3 thứ quân là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Trong bối cảnh quốc tế và trong nước thuận lợi, ta mở chiến dịch Biên giới 1950 - đây là chiến dịch chủ động phản công đầu tiên của bộ đội chủ lực ta. Kết quả, ta giành được thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ, Pháp lâm vào thế bị động
* Đến năm 1953, ta chuyển sang thế chủ động tiến công chiến lược và chiến trường chính là toàn bộ miền bắc Đông Dương. Ta phối hợp với bạn Lào mở hai chiến dịch Thượng Lào và Trung Lào, đồng thời mở chiến dịch Bắc Tây Nguyên. Các chiến dịch thắng lợi đã làm cho kế hoạch Navarre bị đảo lộn. Đến gần chiến dịch Điện Biên Phủ, ta vẫn chủ động tiến công và tiến công toàn diện cho đến hết cuộc chiến.
3. Hình thái phát triển của cách mạng miền Nam từ 1954 đến 1975
* Từ năm 1954 đến 1959, cách mạng miền Nam ở trong thế bất lợi. Theo hiệp định Geneve, hai bên ngừng bắn và thực hiện cuộc tập kết chuyển quân ra miền Bắc. Quân Pháp và đối phương được chuyển quân vào miền Nam, lực lượng cách mạng miền Nam thì chuyển ra Bắc => thế của ta chuyển từ đấu tranh vũ trang lùi về đấu tranh hòa bình, giữ gìn lực lượng; còn đối phương thì dùng bạo lực đàn áp cách mạng. Tháng 1/1959, hội nghị TW 15 quyết định chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, mở ra một chuyển biến mới cho cách mạng miền Nam, mở đầu là Đồng khởi 1959 - 1960. Với Đồng khởi, ta áp dụng song song đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, trong đó đấu tranh chính trị là chủ yếu, để đánh đổ chính quyền tay sai Sài Gòn => gọi là hình thái "chiến tranh khởi nghĩa". Sau Đồng khởi, cách mạng miền Nam chuyển sang hình thái mới - chiến tranh cách mạng giải phóng.
* Từ 1961 đến 1968, ta thực hiện cách đánh "2 chân, 3 mũi" (2 chân là chính trị, quân sự; 3 mũi là chính trị, quân sự và binh vận; 3 vùng chiến lược là rừng núi, nông thôn đồng bằng, đô thị). Tổng tiến công 1968 là cuộc tiến công lớn đầu tiên của quân Giải phóng miền Nam đánh vào nơi an toàn nhất của đối phương là đô thị - trước đó ta chỉ đánh ở rừng núi và đồng bằng. Cuộc tổng tiến công 1968 tạo ra bước ngoặt cho cả cuộc chiến. Nếu Đồng khởi là bước nhảy vọt đầu tiên, tạo ra sự chuyển biến lớn đầu tiên thì Tổng tiến công 1968 là bước chuyển biến lớn thứ hai - tạo ra bước ngoặt cho cả cuộc chiến, vì nó mở ra cục diện vừa đánh vừa đàm. Mĩ phải xuống thang chiến tranh, rút dần quân về nước và chuẩn bị cho chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh"
* Từ sau 1969 mở ra cục diện "vừa đánh vừa đàm"; kết hợp cả ba mặt trận (chính trị, quân sự, ngoại giao). Thắng lợi của ngoại giao được khẳng đình bằng thắng lợi trên chiến trường quân sự.
# Ý nghĩa quan trọng nhất của Tổng tiến công Mậu Thân 1968:
- Đưa cuộc kháng chiến của ta đi lên: mở ra cục diện "vừa đánh vừa đàm" (kết hợp 3 mặt trận), miền Bắc trở lại hòa bình sau một thời gian bị Mĩ dùng không quân tiến hành chiến tranh phá hoại (1965 - 1968) và miền Bắc đã đẩy mạnh sản xuất nhằm tăng cường chi viện cho miền Nam; phong trào phản đối Mĩ xâm lược Việt Nam đã lan ra nhiều nước (trong lòng nước Mĩ); uy tín và vị thế của Việt Nam được thế giới dõi theo
- Đẩy Mĩ vào bước ngoặt "đi xuống cuộc chiến tranh xâm lược": phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" cuộc chiến tranh, thừa nhận sự thất bại của chiến lược "chiến tranh cục bộ" (Mĩ đưa quân vào miền Nam để thực hiện "chiến tranh cục bộ" thì ta đánh thắng Mĩ bằng nhiều trận đánh khác nhau, nhưng Tổng tiến công 1968 đã buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" và thừa nhận sự thất bại của "chiến tranh đặc biệt". Còn "mở ra bước ngoặt" cho kháng chiến chống Mĩ cứu nước là ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Tổng tiến công 1968, vì nó quyết định và ảnh hưởng đến toàn cục của cả cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Mĩ buộc phải "xuống thang" chiến tranh xâm lược (tháng 2/1965 Mĩ cho không quân đánh phá miền Bắc, tháng 3/1965 Mĩ đổ quân xâm lược vào miền Nam và tiến hành các cuộc hành quân "tìm diệt" nhưng đều thất bại hết. "Leo thang" cao nhất là năm 1966 với nửa triệu quân xâm lược tham gia càn quét, đẩy mạnh leo thang đánh phá miền Bắc. Tổng tiến công 1968 đã buộc Mĩ phải xuống thang, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán thương lượng với ta; tính đến việc rút dần quân Mĩ về nước); uy tín và vị thế của Mĩ giảm sút, các phong trào phản chiến nổ ra khắp nơi.
* Các chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp:
- chiến dịch Việt Bắc là chủ động phản công; chiến dịch Biên giới và Điện biên phủ đều là chủ động tiến công
- mục tiêu chung của các chiến dịch đều là tiêu diệt một bộ phận lớn sinh lực địch
- nghệ thuật chiến dịch: ở chiến dịch Việt Bắc là đánh du kích, ở chiến dịch Biên giới là đánh cứ điểm diệt viện, ở chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 là "điều địch để đánh địch" - vì ông cha ta nói: mưu hay nhất là lừa địch, kế hay nhất là điều địch >< gây mâu thuẫn với bản chất của kế hoạch Navarre là "tập trung binh lực". Phương hướng của ta là đánh vào những nơi quan trọng mà chúng sơ hở, để "điều" chúng tới đánh ở những nơi khác nhau. Chiến dịch Điện Biên Phủ là ta đánh thẳng vào nơi quan trọng của đối phương
* Chiến dịch Điện biên phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh:
Giống:
- Đều là những trận quyết chiến chiến lược
- thể hiện tinh thần, khí thế quyết tâm cao nhất
- do Đảng lãnh đạo
- đều huy động cao nhất lực lượng, hợp đồng binh chủng
Khác:
- thời gian tiến hành.
- địa bàn tiến hành
- mục tiêu cụ thể
* Ở cách mạng tháng Tám, lực lượng chính trị làm nòng cốt; trong hai cuộc kháng chiến thì lực lượng vũ trang làm nòng cốt
# Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hợp nhất ba tổ chức Cộng sản:
- Đầu thế kỷ XX có ba tổ chức Cộng sản, trong đó An Nam Cộng sản và Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời từ sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên; Đông dương cộng sản liên đoàn ra đòi từ sự phân hóa của Tân Việt Cách mạng đảng. Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lenin thì không thể có ba tổ chức cộng sản cùng tồn tại trong một đất nước, hoạt động trong cùng một thời điểm - vì như thế sẽ gây mâu thuẫn, không có lợi cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Với lý do đó, cần phải hợp nhất các tổ chức cộng sản lại. Đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản là Nguyễn Ái Quốc đã rời Xiêm để hợp nhất các tổ chức cộng sản lại thành một Đảng duy nhất
- Yếu tố dẫn đến sự hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam là: xuất phát từ yếu tố lịch sử - không thể để ba tổ chức cộng sản cùng tồn tại
- Yếu tổ cốt lõi dẫn đến sự hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam là: cùng chung mục tiêu, lý tưởng cách mạng. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ra đời đã hướng tới mục đích đoàn kết, lãnh đạo nhân dân chống chủ nghĩa đế quốc, để giải phóng dân tộc và giai cấp. Nên mục đích của Nguyễn Ái Quốc hướng đến hợp nhất các tổ chức cộng sản cùng chung lý tưởng cách mạng. Nguyễn Ái Quốc có vai trò là người định hướng, chỉ dẫn các đại biểu nhận thức giá trị là không nên chia rẽ, mất đoàn kết
- Khi Pháp xâm lược Việt Nam, thái độ của triều đình Huế như thế nào?
=> Lúc đầu, triều đình Huế chủ động đánh Pháp quyết liệt, "vườn không nhà trống" đã gây cho quân giặc nhiều khó khăn. Nhưng đến 1860, triều đình mắc sai lầm về đường lối là chủ trương "lấy chủ đợi khách" - tức là chủ động xây thành lũy rồi đợi Pháp đến. Khi Pháp chuyển hướng "chinh phục từng gói nhỏ" ở Nam Kỳ lục tỉnh, triều đình vẫn áp dụng cách đánh cũ rích đó và xây Đại đồn Chí Hòa. Với nhân dân, triều đình thực hiện "vận động chiến" thì nhân dân theo chủ trương "vận động chiến" (luôn di chuyển) thì chúng ta lại thắng (khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, hai trận Cầu Giấy)
- Lý do dẫn đến sự thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản ? Có nhiều lý do; lý do quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại đó là khuynh hướng này không phù hợp với lịch sử dân tộc. Lịch sử dân tộc yêu cầu phải có giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, trong đó giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu. Khuynh hướng dân chủ tư sản chỉ giải phóng giai cấp, không đặt nặng giải phóng dân tộc nên không phù hợp với yêu cầu lịch sử (yêu cầu LS phải có giải phóng cả dân tộc và giai cấp luôn). Ở các phong trào cách mạng từ 1919 đến 1939, vấn đề dân chủ được đặt lên hàng đầu vì vấn đề ruộng đất với trên 90% cư dân làm nghề nông. Muốn có ruộng đất trong tay, nhất thiết người nông dân phải làm cách mạng - muốn giải phóng dân chủ, phải chống phong kiến để giành lại ruộng đất. Vấn đề dân cày là mọt chiến lược của cách mạng Việt Nam, cho nên "Tam nông" (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) là một vấn đề có tính chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương sau này
* Thuận lợi và khó khăn sau Cách mạng tháng Tám 1945
- Thuận lợi cơ bản: có sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Khó khăn chồng chất:
+ Bốn kẻ thù ngoại bang nguy hiểm: quân Anh ở phía Nam, quân Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc, tàn quân Nhật chờ giải giáp, quân Pháp âm mưu xâm lược trở lại nước ta khi được Anh "bật đèn xanh"
+ Tàn dư của chế độ thực dân - phong kiến còn để lại: nạn đói, giặc dốt và khó khăn về tài chính
+ Chính quyền non trẻ của ta gặp nhiều khó khăn, vì những người lãnh đạo cách mạng chưa từng có kinh nghiệm lãnh đạo đất nước
+ Mĩ bắt đầu trở mặt và thực hiện chiến lược toàn cầu với mục tiêu làm bá chủ thế giới. Để thực hiện, chúng cử quân Trung Hoa Dân quốc (đồng minh của Mĩ) sang làm những "con ngựa thành Troy" để thực hiện mục tiêu phá hoại chính quyền non trẻ của ta. Sau khi quân Trung Hoa Dân quốc không hoàn thành mục tiêu của Mĩ, chúng liền giúp đỡ Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.
=> rút ra quy luật: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong", thì cách mạng tháng Tám thành công do dựa vào sức mạnh của nhân dân.
- Bài học kinh nghiệm của ta trong việc giải quyết quan hệ với Pháp và Trung Hoa Dân quốc:
Nguyên tắc ngoại giao với hai nước này được Bác Hồ căn dặn cho Phó Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng trong chuyến thăm của Người sang Pháp là: Dĩ bất biến, ứng vạn biến - không có gì là có điểm tựa, độc lập dân tộc là trên hết. Trong quan hệ với hai nước này, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tuân thủ nguyên tắc là không được cho một kẻ thù nào xâm phạm chủ quyền của nước ta. Chúng ta mềm dẻo về sách lược, nhưng cứng rắn về nguyên tắc. Cụ thể, khi Pháp vào miền Nam thì ta dùng quân sự để đánh; nhưng ở phía Bắc thì ta dùng chính sách nhân nhượng, hòa hoãn bằng cách giải tán Đảng, cho chúng nhiều ghế trong Quốc hội và cung cấp lương thực. Giống như ông cha ta có nói: hòa hiếu với lân bang, nhún nhường với nước lớn; sẽ tiến hành chiến tranh bị bắt buộc; nên khi Pháp gửi tối hậu thư thì chúng ta không nhân nhượng nữa, buộc phải cầm vũ khí kháng chiến
- Ba tổ chức cộng sản cùng chung mục đích và lý tưởng rồi, sao lại tách ra để làm gì ? => đó là sự phân hóa. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết hợp từ ba yếu tố: chủ nghĩa Mác - Lenin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Nhưng Nguyễn Ái Quốc chọn lọc những người đầu tiên phải là những người ưu tú nhất của Tâm tâm xã, trước tiên phải yêu nước và có lý tưởng. Yêu nước không chưa đủ, phải có đường lối đấu tranh nữa. Quá trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị tư tưởng và đường lối đầu tranh, lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, mở lớp bồi dưỡng để trực tiếp truyền bá lý luận của chủ nghĩa Mác - Lenin vào nước ta, đó chính là lý luận để con đường giải phóng dân tộc. Sau khi có lý luận chủ nghĩa Mác - lenin và lòng yêu nước, những người này phải đi "vô sản hóa", truyền bá mạnh vào công nhân nhằm tạo ra vũ khí đấu tranh mạnh mẽ hơn. Đầu năm 1929, những người yêu nước theo "vô sản hóa" này không thỏa mãn với tên gọi của Hội, họ muốn lập ra đảng luôn - vì hội chỉ là tập hợp những người yêu nước có cùng chí hướng. Nhưng họ đã có thêm lý luận chính trị về giải phóng dân tộc, có kinh nghiệm thực tế qua chủ trương "vô sản hóa", giác ngộ cách mạng, nhận thức được sứ mệnh lịch sử rồi... thế nhưng sẽ có những vấn đề chưa rõ nên gây xích mích nội bộ, nhưng họ vẫn trung thành với mục tiêu, lý tưởng duy nhất.
- Đường lối đánh thực dân Pháp của nhân dân ta: có ba giai đoạn
+ Phong trào "yêu nước nhưng không cách mạng": tức là chỉ đánh Pháp thôi, xong rồi thì theo con đường phong kiến
+ Khuynh hướng dân chủ tư sản có hai xu hướng: bạo động của Phan Bội Châu, cải cách của Phan Châu Trinh. Nhưng cả hai xu hướng này cùng chung một khuynh hướng, nên gọi là phong trào "vừa yêu nước, vừa cách mạng" (không chỉ yêu nước mà muốn xây dựng một xã hội mới tiến bộ hơn). Phan Bội Châu có mục tiêu đánh đuổi Pháp, lập chế độ quân chủ lập hiến qua Hội Duy tân; tổ chức phong trào Đông du đưa thanh niên sang du học ở Nhật Bản; lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội và lập nền dân quốc Việt Nam. Còn Phan Châu Trinh muốn "khai dân trí" cho người Việt bằng khởi xướng phong trào Duy tân với các cách mở trường học, vận động nhân dân sản xuất theo đường lối TBCN, thay đổi lối sống mới. hai xu hướng này hỗ trợ nhau cùng đưa cách mạng đi lên.
- Thắng lợi bước đầu sau công cuộc Đổi mới tại Việt Nam:
+ Từ năm 1930 là Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam => nên gọi là thời kỳ "Đảng lãnh đạo"
+ Từ năm 1945 là Đảng giành được chính quyền sau khi cách mạng tháng Tám thành công => nên gọi là thời kỳ "Đảng cầm quyền"
+ Từ 1945 đến 1954 là vừa kháng chiến, vừa kiến quốc
+ Từ 1954 đến 1975 là thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền Nam - Bắc. Miền Bắc hoàn thành xong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trong khi miền Nam vẫn đang tiến hành cuộc cách mạng này cho đến khi được giải phóng
+ Từ 1975 trở đi, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Cả nước thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đang đổi mới, đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta bảo vệ Tổ quốc ba lần: bảo vệ biên giới Tây Nam chống lực lượng Khmer Đỏ (1978 - 1979), bảo vệ biên giới phía Bắc chống thế lực Trung Quốc xâm lược (1979), bảo vệ biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa với sự kiện Gạc Ma (14/3/1988)
- Điểm chung của kế hoạch Revers, De Lattre de Tassigny và Navarre là: đều có sự can thiệp của Mĩ, đều muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.
Chỉ có kế hoạch Revers, De Lattre de Tassigny là có chung một điểm là muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh
Kế hoạch Navarre là muốn kết thúc chiến tranh trong danh dự
- Nguyên nhân phát triển kinh tế nhanh chóng của Nhật, Mĩ:
* Giống: đều biết tận dụng yếu tố bên ngoài (cả Nhật, Mĩ và Tây Âu); Mĩ và Nhật tận dụng chiến tranh, Tây Âu tận dụng viện trợ từ Mĩ.
# Yếu tố quyết định dẫn đến Nhật thành công là yếu tố con người.
# Yếu tố quyết định dẫn đến Tây Âu, Mĩ thành công là yếu tố cách mạng khoa học kỹ thuật.
- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mĩ được phát động khi các nước lớn có hòa hoãn với nhau. Kháng chiến chống đế quốc Pháp chỉ phát động khi các nước lớn hòa hoãn nhằm phân chia thành quả trong Hội nghị Yalta và Potsdam; tương tự kháng quân Mĩ cứu nước cũng diễn ra khi các nước hòa hoãn về quyền lợi trong Hội nghị Geneve
- So sánh hai khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản
* Giống nhau:
+ điều kiện lịch sử, đó chính là Việt Nam có nhiều chuyển biến về kinh tế, tư tưởng
+ xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của lịch sử Việt Nam (sự bế tắt của một khuynh hướng cứu nước cũ)
+ đều gắn liền với những nhân vật lịch sử cụ thể
* Khác nhau:
+ Về khuynh hướng
+ Về phương thức tập hợp lực lượng: vô sản chú trọng tuyên truyền và giác ngộ; dân chủ tư sản chú trọng đến ám sát, bạo động
+ Về cách thức hoạt động:
- Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1919 - 1930 là:
Phân biệt" "hoạt động" là những công việc hàng ngày, "công lao" là những đóng góp trong tiến trình lịch sử. Công lao của Nguyễn Ái Quốc:
+ tìm và lựa chọn con đường đúng đắn cho dân tộc (đây là công lao lớn nhất)
+ tích cực chuẩn bị tư tưởng chính trị, tổ chức và đào tạo các cán bộ cách mạng cốt cán. Công lao này kéo dài 10 năm trời - đây là khoảng thời gian Người xây dựng lý luận cho cách mạng Việt Nam. Người cũng khẳng định rằng, chủ nghĩa Mác - Lenin phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nhìn từ thực tiễn cách mạng Nga, đây là cuộc cách mạng giải quyết thành công hai nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Trước cách mạng, nước Nga tập trung tới 4 mâu thuẫn, cách mạng tháng 2 lật đổ nhà vua và giải phóng một phần các dân tộc phụ thuộc Nga. Cách mạng tháng Mười Nga giải quyết nốt mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản, hình thành quốc gia XHCN đầu tiên trên thế giới. Cách mạng tháng Mười Nga phù hợp với thực tiễn Việt Nam nên Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn và đi theo. Nét độc đáo của Nguyễn Ái Quốc là kết hợp ba yếu tố (để thành lập lý luận cách mạng mới, lập chính đảng vô sản) là phong trào yêu nước, phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác - Lenin.
+ không chỉ hợp nhất các tổ chức thành Đảng duy nhất, Người còn viết Cương lĩnh chính trị đầu tiên (có 5 nội dung chính: TSDQ cách mạng bỏ qua TBCN để tiến tới XHCS; nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và phong kiến - độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh; lực lượng tham gia là toàn thể dân tộc Việt Nam, nòng cốt là liên minh công - nông; lãnh đạo là công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản; cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới
- Ý nghĩa to lớn nhất của cao trào cách mạng 30 - 31 là cuộc tập dượt đầu tiên cho cách mạng Việt Nam
- Bước nhảy vọt trong cách mạng Việt Nam:
+ Bước nhảy vọt thứ nhất là khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
+ Bước nhảy vọt thứ hai là khi cách mạng tháng Tám thành công - hoàn thành nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.
- Tính chất của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mĩ là: giải phóng và bảo vệ; giải phóng và giữ nước
Giải đáp thắc mắc những vấn đề khó hiện đang tranh luận trên mạng xã hội.
Bí quyết chinh phục điểm cao với 6 dạng câu hỏi trắc nghiệm thường gặp trong đề thi môn Lịch sử!
Một số mạch kiến thức cần lưu ý khi ôn tập bộ môn:
1. Cách mạng Việt Nam 1930 - 1945
* Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là chấm dứt khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo, là bước phát triển nhảy vọt đầu tiên tạo đà cho hàng loạt bước phát triển tiếp theo của cách mạng Việt Nam.
* Chấm dứt khủng hoảng về con đường cứu nước: tháng 7/1920 khi Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương của Lenin, tìm ra con đường cứu nước là con đường vô sản
- Đường lối cách mạng được Nguyễn Ái Quốc xác định rõ qua:
+ phương hướng cách mạng: làm giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, để đi tới xã hội cộng sản.
+ Nhiệm vụ là chống đế quốc và chống phong kiến; nhưng chống đế quốc được đặt lên hàng đầu
+ lực lượng cách mạng: toàn thể dân tộc Việt nam, trong đó chủ đạo là liên minh công - nông
+ phương thức cách mạng: bạo lực cách mạng
+ quan hệ của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới
- Phong trào cách mạng 1930 - 1931 chính là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng - thực chất là cuộc tập dượt về đường lối đấu tranh của một chính đảng vừa ra đời đã trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Đó là cuộc tập dượt về tập hợp lực lượng - cách làm là hình thành liên minh công - nông trong thực tế; đó là cuộc tập dượt về xây dựng chính quyền mới, là thành lập các chính quyền Xô viết - chính quyền của dân, do dân và vì dân; đó là cuộc tập dượt về hình thức đấu tranh gồm đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, trong đó đấu tranh chính trị là chủ yếu và phát triển thành khởi nghĩa vũ trang tự vệ
- Phong trào 1936 - 1939 mang tính dân tộc sâu sắc và mang tính dân chủ điển hình. Xuyên suốt lịch sử Việt nam thời Pháp thuộc, các phong trào cách mạng có một tính chất xuyên suốt là tính dân tộc - vì các phong trào diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam, đặt mục tiêu giải phóng dân tộc lên đầu, lực lượng tham gia là toàn thể dân tộc Việt nam. Riêng phong trào 36 - 39 mang tính dân chủ điển hình, vì lần đầu tiên Đảng ta đề ra các khẩu hiệu đòi quyền tự do, dân sinh và dân chủ; phong trào mang tính dân tộc sâu sắc vì phong trào chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính là bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai
- Cuộc tập dượt 1939 đến 1945 với đỉnh cao là cách mạng tháng 8/1945 thì chúng ta đã hoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và chống phong kiến\
* Tính chất của cách mạng tháng 8/1945: mang tính dân tộc điển hình. Cách mạng tháng Tám mang nhiều tính chất, đó là tính quần chúng (toàn thể dân tộc Việt Nam cùng tham gia làm cách mạng), mang tính bạo lực (ví có sự kết hợp giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng chính trị là nòng cốt quyết định - vì lực lượng chính trị là Mặt trận Việt Minh đoàn kết tất mọi giai tầng nhân dân để thực hiện mục tiêu cao nhất là giải phóng dân tộc. Lực lượng vũ trang mới hình thành, đóng vai trò xung kích hỗ trợ). Cách mạng tháng Tám còn mang tính vô sản, vì cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản lãnh đạo.
Trong kháng Pháp, có ba mặt trận kết hợp là mặt trận chính trị, mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao; nhưng đấu tranh vũ trang và chính trị được coi là nền tảng nòng cốt, sau đó mới giành thắng lợi trong đấu tranh ngoại giao
Trong hai cuộc kháng chiến, lực lượng vũ trang đóng vai trò quyết định thì ở cách mạng tháng Tám, lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định.
Cách mạng Việt Nam, Trung Quốc, Nga và Cuba đều mang tính chất vô sản, nhưng cách mạng vô sản thực sự chỉ diễn ra ở Nga - vì cuộc cách mạng này lật đổ chính phủ lâm thời tư sản; còn cách mạng tháng Tám điển hình nhất (thực chất) chính là cách mạng giải phóng dân tộc.
2. Các bước phát triển của quân dân ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)
* Năm 1945 - 1947, thế và lực của Việt Nam và Pháp có sự khác biệt: Pháp chủ động tiến công, muốn kết thúc chiến tranh trong thế thắng; trong khi Việt Nam trong thể chủ động phòng ngự tích cực (khi Pháp đánh chiếm Sài Gòn, quân ta chủ động kháng chiến. Khi Pháp ký hiệp ước Hoa - Pháp, ta chủ động thực hiện sách lược "hòa để tiến". Khi Pháp gửi tối hậu thư tháng 12/1946, ta đã họp và phát động Toàn quốc kháng chiến. Khi quân Pháp tiến lên Việt Bắc nhằm đánh úp cơ quan đầu não của ta, quân ta chủ động mở chiến dịch Việt Bắc - đây là chiến dịch chủ động phản công đầu tiên của ta. Chiến dịch Việt Bắc là chủ động phản công, khác với chiến dịch Biên giới và Điện Biên Phủ đều là chủ động tiến công.
* Sau năm 1947 đến 1950, thế và lực giữa ta và Pháp ở trong giai đoạn cầm cự, giằng co: Pháp thì mở rộng càn quét để xâm chiếm các vùng đất của ta ở đồng bằng Bắc Bộ và khu IV; còn ta thì tập trung vào xây dựng kháng chiến lâu dài, xây dựng 3 thứ quân là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Trong bối cảnh quốc tế và trong nước thuận lợi, ta mở chiến dịch Biên giới 1950 - đây là chiến dịch chủ động phản công đầu tiên của bộ đội chủ lực ta. Kết quả, ta giành được thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ, Pháp lâm vào thế bị động
* Đến năm 1953, ta chuyển sang thế chủ động tiến công chiến lược và chiến trường chính là toàn bộ miền bắc Đông Dương. Ta phối hợp với bạn Lào mở hai chiến dịch Thượng Lào và Trung Lào, đồng thời mở chiến dịch Bắc Tây Nguyên. Các chiến dịch thắng lợi đã làm cho kế hoạch Navarre bị đảo lộn. Đến gần chiến dịch Điện Biên Phủ, ta vẫn chủ động tiến công và tiến công toàn diện cho đến hết cuộc chiến.
3. Hình thái phát triển của cách mạng miền Nam từ 1954 đến 1975
* Từ năm 1954 đến 1959, cách mạng miền Nam ở trong thế bất lợi. Theo hiệp định Geneve, hai bên ngừng bắn và thực hiện cuộc tập kết chuyển quân ra miền Bắc. Quân Pháp và đối phương được chuyển quân vào miền Nam, lực lượng cách mạng miền Nam thì chuyển ra Bắc => thế của ta chuyển từ đấu tranh vũ trang lùi về đấu tranh hòa bình, giữ gìn lực lượng; còn đối phương thì dùng bạo lực đàn áp cách mạng. Tháng 1/1959, hội nghị TW 15 quyết định chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, mở ra một chuyển biến mới cho cách mạng miền Nam, mở đầu là Đồng khởi 1959 - 1960. Với Đồng khởi, ta áp dụng song song đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, trong đó đấu tranh chính trị là chủ yếu, để đánh đổ chính quyền tay sai Sài Gòn => gọi là hình thái "chiến tranh khởi nghĩa". Sau Đồng khởi, cách mạng miền Nam chuyển sang hình thái mới - chiến tranh cách mạng giải phóng.
* Từ 1961 đến 1968, ta thực hiện cách đánh "2 chân, 3 mũi" (2 chân là chính trị, quân sự; 3 mũi là chính trị, quân sự và binh vận; 3 vùng chiến lược là rừng núi, nông thôn đồng bằng, đô thị). Tổng tiến công 1968 là cuộc tiến công lớn đầu tiên của quân Giải phóng miền Nam đánh vào nơi an toàn nhất của đối phương là đô thị - trước đó ta chỉ đánh ở rừng núi và đồng bằng. Cuộc tổng tiến công 1968 tạo ra bước ngoặt cho cả cuộc chiến. Nếu Đồng khởi là bước nhảy vọt đầu tiên, tạo ra sự chuyển biến lớn đầu tiên thì Tổng tiến công 1968 là bước chuyển biến lớn thứ hai - tạo ra bước ngoặt cho cả cuộc chiến, vì nó mở ra cục diện vừa đánh vừa đàm. Mĩ phải xuống thang chiến tranh, rút dần quân về nước và chuẩn bị cho chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh"
* Từ sau 1969 mở ra cục diện "vừa đánh vừa đàm"; kết hợp cả ba mặt trận (chính trị, quân sự, ngoại giao). Thắng lợi của ngoại giao được khẳng đình bằng thắng lợi trên chiến trường quân sự.
# Ý nghĩa quan trọng nhất của Tổng tiến công Mậu Thân 1968:
- Đưa cuộc kháng chiến của ta đi lên: mở ra cục diện "vừa đánh vừa đàm" (kết hợp 3 mặt trận), miền Bắc trở lại hòa bình sau một thời gian bị Mĩ dùng không quân tiến hành chiến tranh phá hoại (1965 - 1968) và miền Bắc đã đẩy mạnh sản xuất nhằm tăng cường chi viện cho miền Nam; phong trào phản đối Mĩ xâm lược Việt Nam đã lan ra nhiều nước (trong lòng nước Mĩ); uy tín và vị thế của Việt Nam được thế giới dõi theo
- Đẩy Mĩ vào bước ngoặt "đi xuống cuộc chiến tranh xâm lược": phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" cuộc chiến tranh, thừa nhận sự thất bại của chiến lược "chiến tranh cục bộ" (Mĩ đưa quân vào miền Nam để thực hiện "chiến tranh cục bộ" thì ta đánh thắng Mĩ bằng nhiều trận đánh khác nhau, nhưng Tổng tiến công 1968 đã buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" và thừa nhận sự thất bại của "chiến tranh đặc biệt". Còn "mở ra bước ngoặt" cho kháng chiến chống Mĩ cứu nước là ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Tổng tiến công 1968, vì nó quyết định và ảnh hưởng đến toàn cục của cả cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Mĩ buộc phải "xuống thang" chiến tranh xâm lược (tháng 2/1965 Mĩ cho không quân đánh phá miền Bắc, tháng 3/1965 Mĩ đổ quân xâm lược vào miền Nam và tiến hành các cuộc hành quân "tìm diệt" nhưng đều thất bại hết. "Leo thang" cao nhất là năm 1966 với nửa triệu quân xâm lược tham gia càn quét, đẩy mạnh leo thang đánh phá miền Bắc. Tổng tiến công 1968 đã buộc Mĩ phải xuống thang, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán thương lượng với ta; tính đến việc rút dần quân Mĩ về nước); uy tín và vị thế của Mĩ giảm sút, các phong trào phản chiến nổ ra khắp nơi.
* Các chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp:
- chiến dịch Việt Bắc là chủ động phản công; chiến dịch Biên giới và Điện biên phủ đều là chủ động tiến công
- mục tiêu chung của các chiến dịch đều là tiêu diệt một bộ phận lớn sinh lực địch
- nghệ thuật chiến dịch: ở chiến dịch Việt Bắc là đánh du kích, ở chiến dịch Biên giới là đánh cứ điểm diệt viện, ở chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 là "điều địch để đánh địch" - vì ông cha ta nói: mưu hay nhất là lừa địch, kế hay nhất là điều địch >< gây mâu thuẫn với bản chất của kế hoạch Navarre là "tập trung binh lực". Phương hướng của ta là đánh vào những nơi quan trọng mà chúng sơ hở, để "điều" chúng tới đánh ở những nơi khác nhau. Chiến dịch Điện Biên Phủ là ta đánh thẳng vào nơi quan trọng của đối phương
* Chiến dịch Điện biên phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh:
Giống:
- Đều là những trận quyết chiến chiến lược
- thể hiện tinh thần, khí thế quyết tâm cao nhất
- do Đảng lãnh đạo
- đều huy động cao nhất lực lượng, hợp đồng binh chủng
Khác:
- thời gian tiến hành.
- địa bàn tiến hành
- mục tiêu cụ thể
* Ở cách mạng tháng Tám, lực lượng chính trị làm nòng cốt; trong hai cuộc kháng chiến thì lực lượng vũ trang làm nòng cốt
# Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hợp nhất ba tổ chức Cộng sản:
- Đầu thế kỷ XX có ba tổ chức Cộng sản, trong đó An Nam Cộng sản và Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời từ sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên; Đông dương cộng sản liên đoàn ra đòi từ sự phân hóa của Tân Việt Cách mạng đảng. Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lenin thì không thể có ba tổ chức cộng sản cùng tồn tại trong một đất nước, hoạt động trong cùng một thời điểm - vì như thế sẽ gây mâu thuẫn, không có lợi cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Với lý do đó, cần phải hợp nhất các tổ chức cộng sản lại. Đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản là Nguyễn Ái Quốc đã rời Xiêm để hợp nhất các tổ chức cộng sản lại thành một Đảng duy nhất
- Yếu tố dẫn đến sự hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam là: xuất phát từ yếu tố lịch sử - không thể để ba tổ chức cộng sản cùng tồn tại
- Yếu tổ cốt lõi dẫn đến sự hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam là: cùng chung mục tiêu, lý tưởng cách mạng. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ra đời đã hướng tới mục đích đoàn kết, lãnh đạo nhân dân chống chủ nghĩa đế quốc, để giải phóng dân tộc và giai cấp. Nên mục đích của Nguyễn Ái Quốc hướng đến hợp nhất các tổ chức cộng sản cùng chung lý tưởng cách mạng. Nguyễn Ái Quốc có vai trò là người định hướng, chỉ dẫn các đại biểu nhận thức giá trị là không nên chia rẽ, mất đoàn kết
- Khi Pháp xâm lược Việt Nam, thái độ của triều đình Huế như thế nào?
=> Lúc đầu, triều đình Huế chủ động đánh Pháp quyết liệt, "vườn không nhà trống" đã gây cho quân giặc nhiều khó khăn. Nhưng đến 1860, triều đình mắc sai lầm về đường lối là chủ trương "lấy chủ đợi khách" - tức là chủ động xây thành lũy rồi đợi Pháp đến. Khi Pháp chuyển hướng "chinh phục từng gói nhỏ" ở Nam Kỳ lục tỉnh, triều đình vẫn áp dụng cách đánh cũ rích đó và xây Đại đồn Chí Hòa. Với nhân dân, triều đình thực hiện "vận động chiến" thì nhân dân theo chủ trương "vận động chiến" (luôn di chuyển) thì chúng ta lại thắng (khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, hai trận Cầu Giấy)
- Lý do dẫn đến sự thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản ? Có nhiều lý do; lý do quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại đó là khuynh hướng này không phù hợp với lịch sử dân tộc. Lịch sử dân tộc yêu cầu phải có giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, trong đó giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu. Khuynh hướng dân chủ tư sản chỉ giải phóng giai cấp, không đặt nặng giải phóng dân tộc nên không phù hợp với yêu cầu lịch sử (yêu cầu LS phải có giải phóng cả dân tộc và giai cấp luôn). Ở các phong trào cách mạng từ 1919 đến 1939, vấn đề dân chủ được đặt lên hàng đầu vì vấn đề ruộng đất với trên 90% cư dân làm nghề nông. Muốn có ruộng đất trong tay, nhất thiết người nông dân phải làm cách mạng - muốn giải phóng dân chủ, phải chống phong kiến để giành lại ruộng đất. Vấn đề dân cày là mọt chiến lược của cách mạng Việt Nam, cho nên "Tam nông" (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) là một vấn đề có tính chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương sau này
* Thuận lợi và khó khăn sau Cách mạng tháng Tám 1945
- Thuận lợi cơ bản: có sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Khó khăn chồng chất:
+ Bốn kẻ thù ngoại bang nguy hiểm: quân Anh ở phía Nam, quân Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc, tàn quân Nhật chờ giải giáp, quân Pháp âm mưu xâm lược trở lại nước ta khi được Anh "bật đèn xanh"
+ Tàn dư của chế độ thực dân - phong kiến còn để lại: nạn đói, giặc dốt và khó khăn về tài chính
+ Chính quyền non trẻ của ta gặp nhiều khó khăn, vì những người lãnh đạo cách mạng chưa từng có kinh nghiệm lãnh đạo đất nước
+ Mĩ bắt đầu trở mặt và thực hiện chiến lược toàn cầu với mục tiêu làm bá chủ thế giới. Để thực hiện, chúng cử quân Trung Hoa Dân quốc (đồng minh của Mĩ) sang làm những "con ngựa thành Troy" để thực hiện mục tiêu phá hoại chính quyền non trẻ của ta. Sau khi quân Trung Hoa Dân quốc không hoàn thành mục tiêu của Mĩ, chúng liền giúp đỡ Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.
=> rút ra quy luật: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong", thì cách mạng tháng Tám thành công do dựa vào sức mạnh của nhân dân.
- Bài học kinh nghiệm của ta trong việc giải quyết quan hệ với Pháp và Trung Hoa Dân quốc:
Nguyên tắc ngoại giao với hai nước này được Bác Hồ căn dặn cho Phó Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng trong chuyến thăm của Người sang Pháp là: Dĩ bất biến, ứng vạn biến - không có gì là có điểm tựa, độc lập dân tộc là trên hết. Trong quan hệ với hai nước này, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tuân thủ nguyên tắc là không được cho một kẻ thù nào xâm phạm chủ quyền của nước ta. Chúng ta mềm dẻo về sách lược, nhưng cứng rắn về nguyên tắc. Cụ thể, khi Pháp vào miền Nam thì ta dùng quân sự để đánh; nhưng ở phía Bắc thì ta dùng chính sách nhân nhượng, hòa hoãn bằng cách giải tán Đảng, cho chúng nhiều ghế trong Quốc hội và cung cấp lương thực. Giống như ông cha ta có nói: hòa hiếu với lân bang, nhún nhường với nước lớn; sẽ tiến hành chiến tranh bị bắt buộc; nên khi Pháp gửi tối hậu thư thì chúng ta không nhân nhượng nữa, buộc phải cầm vũ khí kháng chiến
- Ba tổ chức cộng sản cùng chung mục đích và lý tưởng rồi, sao lại tách ra để làm gì ? => đó là sự phân hóa. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết hợp từ ba yếu tố: chủ nghĩa Mác - Lenin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Nhưng Nguyễn Ái Quốc chọn lọc những người đầu tiên phải là những người ưu tú nhất của Tâm tâm xã, trước tiên phải yêu nước và có lý tưởng. Yêu nước không chưa đủ, phải có đường lối đấu tranh nữa. Quá trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị tư tưởng và đường lối đầu tranh, lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, mở lớp bồi dưỡng để trực tiếp truyền bá lý luận của chủ nghĩa Mác - Lenin vào nước ta, đó chính là lý luận để con đường giải phóng dân tộc. Sau khi có lý luận chủ nghĩa Mác - lenin và lòng yêu nước, những người này phải đi "vô sản hóa", truyền bá mạnh vào công nhân nhằm tạo ra vũ khí đấu tranh mạnh mẽ hơn. Đầu năm 1929, những người yêu nước theo "vô sản hóa" này không thỏa mãn với tên gọi của Hội, họ muốn lập ra đảng luôn - vì hội chỉ là tập hợp những người yêu nước có cùng chí hướng. Nhưng họ đã có thêm lý luận chính trị về giải phóng dân tộc, có kinh nghiệm thực tế qua chủ trương "vô sản hóa", giác ngộ cách mạng, nhận thức được sứ mệnh lịch sử rồi... thế nhưng sẽ có những vấn đề chưa rõ nên gây xích mích nội bộ, nhưng họ vẫn trung thành với mục tiêu, lý tưởng duy nhất.
- Đường lối đánh thực dân Pháp của nhân dân ta: có ba giai đoạn
+ Phong trào "yêu nước nhưng không cách mạng": tức là chỉ đánh Pháp thôi, xong rồi thì theo con đường phong kiến
+ Khuynh hướng dân chủ tư sản có hai xu hướng: bạo động của Phan Bội Châu, cải cách của Phan Châu Trinh. Nhưng cả hai xu hướng này cùng chung một khuynh hướng, nên gọi là phong trào "vừa yêu nước, vừa cách mạng" (không chỉ yêu nước mà muốn xây dựng một xã hội mới tiến bộ hơn). Phan Bội Châu có mục tiêu đánh đuổi Pháp, lập chế độ quân chủ lập hiến qua Hội Duy tân; tổ chức phong trào Đông du đưa thanh niên sang du học ở Nhật Bản; lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội và lập nền dân quốc Việt Nam. Còn Phan Châu Trinh muốn "khai dân trí" cho người Việt bằng khởi xướng phong trào Duy tân với các cách mở trường học, vận động nhân dân sản xuất theo đường lối TBCN, thay đổi lối sống mới. hai xu hướng này hỗ trợ nhau cùng đưa cách mạng đi lên.
- Thắng lợi bước đầu sau công cuộc Đổi mới tại Việt Nam:
+ Từ năm 1930 là Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam => nên gọi là thời kỳ "Đảng lãnh đạo"
+ Từ năm 1945 là Đảng giành được chính quyền sau khi cách mạng tháng Tám thành công => nên gọi là thời kỳ "Đảng cầm quyền"
+ Từ 1945 đến 1954 là vừa kháng chiến, vừa kiến quốc
+ Từ 1954 đến 1975 là thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền Nam - Bắc. Miền Bắc hoàn thành xong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trong khi miền Nam vẫn đang tiến hành cuộc cách mạng này cho đến khi được giải phóng
+ Từ 1975 trở đi, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Cả nước thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đang đổi mới, đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta bảo vệ Tổ quốc ba lần: bảo vệ biên giới Tây Nam chống lực lượng Khmer Đỏ (1978 - 1979), bảo vệ biên giới phía Bắc chống thế lực Trung Quốc xâm lược (1979), bảo vệ biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa với sự kiện Gạc Ma (14/3/1988)
- Điểm chung của kế hoạch Revers, De Lattre de Tassigny và Navarre là: đều có sự can thiệp của Mĩ, đều muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.
Chỉ có kế hoạch Revers, De Lattre de Tassigny là có chung một điểm là muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh
Kế hoạch Navarre là muốn kết thúc chiến tranh trong danh dự
- Nguyên nhân phát triển kinh tế nhanh chóng của Nhật, Mĩ:
* Giống: đều biết tận dụng yếu tố bên ngoài (cả Nhật, Mĩ và Tây Âu); Mĩ và Nhật tận dụng chiến tranh, Tây Âu tận dụng viện trợ từ Mĩ.
# Yếu tố quyết định dẫn đến Nhật thành công là yếu tố con người.
# Yếu tố quyết định dẫn đến Tây Âu, Mĩ thành công là yếu tố cách mạng khoa học kỹ thuật.
- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mĩ được phát động khi các nước lớn có hòa hoãn với nhau. Kháng chiến chống đế quốc Pháp chỉ phát động khi các nước lớn hòa hoãn nhằm phân chia thành quả trong Hội nghị Yalta và Potsdam; tương tự kháng quân Mĩ cứu nước cũng diễn ra khi các nước hòa hoãn về quyền lợi trong Hội nghị Geneve
- So sánh hai khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản
* Giống nhau:
+ điều kiện lịch sử, đó chính là Việt Nam có nhiều chuyển biến về kinh tế, tư tưởng
+ xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của lịch sử Việt Nam (sự bế tắt của một khuynh hướng cứu nước cũ)
+ đều gắn liền với những nhân vật lịch sử cụ thể
* Khác nhau:
+ Về khuynh hướng
+ Về phương thức tập hợp lực lượng: vô sản chú trọng tuyên truyền và giác ngộ; dân chủ tư sản chú trọng đến ám sát, bạo động
+ Về cách thức hoạt động:
- Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1919 - 1930 là:
Phân biệt" "hoạt động" là những công việc hàng ngày, "công lao" là những đóng góp trong tiến trình lịch sử. Công lao của Nguyễn Ái Quốc:
+ tìm và lựa chọn con đường đúng đắn cho dân tộc (đây là công lao lớn nhất)
+ tích cực chuẩn bị tư tưởng chính trị, tổ chức và đào tạo các cán bộ cách mạng cốt cán. Công lao này kéo dài 10 năm trời - đây là khoảng thời gian Người xây dựng lý luận cho cách mạng Việt Nam. Người cũng khẳng định rằng, chủ nghĩa Mác - Lenin phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nhìn từ thực tiễn cách mạng Nga, đây là cuộc cách mạng giải quyết thành công hai nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Trước cách mạng, nước Nga tập trung tới 4 mâu thuẫn, cách mạng tháng 2 lật đổ nhà vua và giải phóng một phần các dân tộc phụ thuộc Nga. Cách mạng tháng Mười Nga giải quyết nốt mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản, hình thành quốc gia XHCN đầu tiên trên thế giới. Cách mạng tháng Mười Nga phù hợp với thực tiễn Việt Nam nên Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn và đi theo. Nét độc đáo của Nguyễn Ái Quốc là kết hợp ba yếu tố (để thành lập lý luận cách mạng mới, lập chính đảng vô sản) là phong trào yêu nước, phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác - Lenin.
+ không chỉ hợp nhất các tổ chức thành Đảng duy nhất, Người còn viết Cương lĩnh chính trị đầu tiên (có 5 nội dung chính: TSDQ cách mạng bỏ qua TBCN để tiến tới XHCS; nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và phong kiến - độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh; lực lượng tham gia là toàn thể dân tộc Việt Nam, nòng cốt là liên minh công - nông; lãnh đạo là công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản; cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới
- Ý nghĩa to lớn nhất của cao trào cách mạng 30 - 31 là cuộc tập dượt đầu tiên cho cách mạng Việt Nam
- Bước nhảy vọt trong cách mạng Việt Nam:
+ Bước nhảy vọt thứ nhất là khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
+ Bước nhảy vọt thứ hai là khi cách mạng tháng Tám thành công - hoàn thành nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.
- Tính chất của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mĩ là: giải phóng và bảo vệ; giải phóng và giữ nước
Last edited: