Sử Vị trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam: Trạng Voi

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trịnh Huệ (1701 - ?) quê ở Biện Thượng (nay thuộc xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), trú quán tại xã Bất Quần (nay là xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa).
Là dòng dõi chúa, song gia cảnh của ông rất nghèo, đến đời bố ông thì phải rời nơi sinh sống từ xã Sóc Sơn (huyện Vĩnh Phúc, tỉnh Thanh Hóa) đến bãi Cồn Thần, Quảng Xương.
Nhưng cuộc sống vẫn khó khăn tứ bề khiến bố ông phải chuyển đến làng Ngọc Am, xã Bất Quần (nay là xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) để sinh sống. Tại đây bố ông đã gặp và nên duyên với một thôn nữ vừa đẹp người vừa đẹp nết. Hai người kết hôn và sinh Trịnh Huệ, khi còn nhỏ ông được nhận xét thông minh, cần cù chịu khó học hành. Lớn lên ông dốc sức học tập dùi mài kinh sử mong chiếm được bảng vàng.
Tại khoa thi năm Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ hai đời vua Lê Ý Tông (1736) Trịnh Huệ đỗ trạng nguyên, trở thành vị Trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam.
Trên Bia Tiến sĩ khoa Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Hữu năm thứ 2 (1736) ở Văn Miếu - Hà Nội, trong đó ghi rõ: Cho đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh: Trịnh Huệ, làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc, trú quán xã Bất Quần, huyện Quảng Xương... Ra lệnh khắc tên vào đá để truyền mãi mai sau.
Sau khi đỗ Trạng nguyên, Trịnh Huệ nhanh chóng được phong Đông các đại học sĩ, rồi lên tới chức Tham tụng (Tể tướng). Nhưng chỉ được ít năm sau, đến đời chúa Trịnh Doanh, năm 1740, ông bị nghi ngờ theo đảng phản nghịch, cùng với Hoàng Công Phụ nên phải biếm chức, bị bắt giam
Ông về quê mẹ ở thôn Giáp Ngũ, xã Thịnh Liệt (nay thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội), mở trường dạy học khoảng 5 năm. Sau ông được phục hồi làm Thừa chấp chính xứ Sơn Nam, rồi thăng Tả thị lang bộ Hình. Con đường công danh của ông cũng gập ghềnh, không phát huy được hết tài năng.
Cuối đời, Trạng nguyên Trịnh Huệ về mở trường dạy học ở chân núi Voi (thôn Thọ Sơn, xã Bất Quần), rồi mất năm nào không rõ.
Ông trở thành một vị quan, một người thầy giáo mẫu mực được sử sách hết lời ngợi ca.
Trong số các học trò của ông có nhiều người đỗ cao và làm quan. Khi ông mất các học trò của ông đã cho xây nhà thờ để thờ phụng người thầy đáng kính của mình.
Nhà bác học Lê Quý Đôn khi còn làm đốc học ở Thanh Hóa đã đến thăm đền thờ Trịnh Huệ, ông đã quyên góp tiền để tu sửa lại rồi khắc biển treo trước đền là “Trạng nguyên từ” để người đời ngàn năm ghi nhớ.

inbound357791392924872432.jpg inbound8105324466386540769.jpg

Nguồn: Facebook
 
Top Bottom