- 25 Tháng mười 2018
- 1,560
- 1,682
- 251
- 28
- Quảng Bình
- Đại học Sư phạm Huế
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Công việc học hành, làm việc bận rộn khiến chúng ta thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu tỉnh táo, buồn ngủ. Khi đó, một tách cafe sẽ giúp chúng ta tỉnh táo, lấy lại tinh thần. Vậy đã có khi nào bạn thắc mắc vì sao uống cafe lại giúp chúng ta tỉnh táo chưa ?
Cà phê có chứa thành phần giống phân tử gây ngủ nhưng lại giúp tỉnh táo
Đầu tiên, chúng ta cần xem xét thành phần hoá học của caffeine. Hình dạng của caffeine được cấu tạo tương tự như một phân tử quan trọng của não gọi là “adenosine” – phân tử gây ngủ chính của cơ thể.
Hình dạng của caffeine được cấu tạo tương tự như phân tử gây ngủ “adenosine” của não. (Ảnh: Optimoz)
Các tế bào thần kinh trong não có những thụ thể ức chế (gọi là receptor) vừa khớp với phân tử adenosine. Do cấu tạo tương tự nên caffeine có thể “bắt chước” adenosine và gắn với các receptor.
Tại sao cà phê giúp chúng ta tỉnh táo hơn?
Đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng “tỉnh ngủ” của caffeine. Các nghiên cứu này đều tập trung vào chất adenosine do não bộ sản xuất khi ta không ngủ hoặc khi làm việc. Cơ thể càng làm việc nhiều thì lượng adenosine sản xuất ra càng cao.
Chất này sẽ bám vào các thụ thể ức chế của tế bào thần kinh (receptor), làm thần kinh giảm hoạt động và ta cảm thấy buồn ngủ. Đây cũng là phản ứng tốt, vì nếu cứ kéo dài sự làm việc thì cơ thể sẽ mau suy nhược. Giấc ngủ là cơ hội để cơ thể nghỉ ngơi, bồi dưỡng sinh lực, sẵn sàng cho các hoạt động kế tiếp.
Caffeine có cấu trúc tương tự như adenosine. Do đó, chúng có thể chiếm chỗ của adenosinenơi các thụ thể thần kinh (receptor), khiến cho adenosine không thể gặp receptor, và gây ra kích thích cho hệ thần kinh. Hệ thần kinh hoạt động nhiều hơn và một trong những hệ quả là ta thấy tỉnh táo, nhanh nhẹn hơn.
Caffeine cũng có thể tăng cảm xúc tích cực. Nó ảnh hưởng lên hóa chất dopamine, một chất gây ra cảm giác sảng khoái cho cơ thể. Caffeine kích thích não, sản xuất nhiều dopamine hơn.
Không chỉ thế, cà phê còn giúp tăng tốc độ trao đổi chất, tăng tốc độ đốt cháy chất béo. Các chất trong cà phê có thể cải thiện đáng kể hoạt động thể lực và sức mạnh.
Nhiều nghiên cứu trong những năm trở lại đây cho thấy rằng những người uống cà phê có ít nguy hơn mắc một số bệnh nguy hiểm hơn là những người không uống. Cụ thể, những người uống cà phê có ít khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh Parkinson, sa sút trí tuệ, bệnh ung thư, vấn đề về tim và đột quỵ.
Tuy nhiên, cái gì cũng cần có liều lượng của nó, uống nhiều cafe cũng không tốt vì sẽ làm tăng huyết áp và có cảm giác bồn chồn.
Bài viết có sử dụng tài liệu từ các nguồn trên internet. Xin chân thành cảm ơn!
Cà phê có chứa thành phần giống phân tử gây ngủ nhưng lại giúp tỉnh táo
Đầu tiên, chúng ta cần xem xét thành phần hoá học của caffeine. Hình dạng của caffeine được cấu tạo tương tự như một phân tử quan trọng của não gọi là “adenosine” – phân tử gây ngủ chính của cơ thể.
Hình dạng của caffeine được cấu tạo tương tự như phân tử gây ngủ “adenosine” của não. (Ảnh: Optimoz)
Các tế bào thần kinh trong não có những thụ thể ức chế (gọi là receptor) vừa khớp với phân tử adenosine. Do cấu tạo tương tự nên caffeine có thể “bắt chước” adenosine và gắn với các receptor.
Tại sao cà phê giúp chúng ta tỉnh táo hơn?
Đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng “tỉnh ngủ” của caffeine. Các nghiên cứu này đều tập trung vào chất adenosine do não bộ sản xuất khi ta không ngủ hoặc khi làm việc. Cơ thể càng làm việc nhiều thì lượng adenosine sản xuất ra càng cao.
Chất này sẽ bám vào các thụ thể ức chế của tế bào thần kinh (receptor), làm thần kinh giảm hoạt động và ta cảm thấy buồn ngủ. Đây cũng là phản ứng tốt, vì nếu cứ kéo dài sự làm việc thì cơ thể sẽ mau suy nhược. Giấc ngủ là cơ hội để cơ thể nghỉ ngơi, bồi dưỡng sinh lực, sẵn sàng cho các hoạt động kế tiếp.
Caffeine có cấu trúc tương tự như adenosine. Do đó, chúng có thể chiếm chỗ của adenosinenơi các thụ thể thần kinh (receptor), khiến cho adenosine không thể gặp receptor, và gây ra kích thích cho hệ thần kinh. Hệ thần kinh hoạt động nhiều hơn và một trong những hệ quả là ta thấy tỉnh táo, nhanh nhẹn hơn.
Caffeine cũng có thể tăng cảm xúc tích cực. Nó ảnh hưởng lên hóa chất dopamine, một chất gây ra cảm giác sảng khoái cho cơ thể. Caffeine kích thích não, sản xuất nhiều dopamine hơn.
Không chỉ thế, cà phê còn giúp tăng tốc độ trao đổi chất, tăng tốc độ đốt cháy chất béo. Các chất trong cà phê có thể cải thiện đáng kể hoạt động thể lực và sức mạnh.
Nhiều nghiên cứu trong những năm trở lại đây cho thấy rằng những người uống cà phê có ít nguy hơn mắc một số bệnh nguy hiểm hơn là những người không uống. Cụ thể, những người uống cà phê có ít khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh Parkinson, sa sút trí tuệ, bệnh ung thư, vấn đề về tim và đột quỵ.
Tuy nhiên, cái gì cũng cần có liều lượng của nó, uống nhiều cafe cũng không tốt vì sẽ làm tăng huyết áp và có cảm giác bồn chồn.
Bài viết có sử dụng tài liệu từ các nguồn trên internet. Xin chân thành cảm ơn!