Sử Về Vua Gia Long-Triều Nguyễn.

D

dieuanh_23111998

theo mình thì Nguyễn Ánh cũng có điểm tốt và điểm xấu nhưng ông đã trả thù nhà Tây Sơn một cách quá hèn hạ và điều này đã bị các nhà sử học nên án rất gay gắt
à, theo như mình biết Nguyễn Ánh bắt em họ ( mình cũng không nhớ lắm ) của Quang Trung chặt đầu rồi đem treo trước cửa thành để làm gương. Mãi 35 sau mới đem xuống
 
D

dieuanh_23111998

Theo mình nghĩ thì chúng ta nên xem xét lại bởi mình thấy Nguyễn Ánh cũng có công với đất nước chứ bộ ( các bạn không thể phủ nhận điều này) nhưng nói đến thế không có nghĩa là mình đồng ý những việc làm của Nguyễn Ánh đâu nhá. Cách Nguyễn Ánh trả thù quân Tây Sơn rất hèn hạ và điều này đã bị các nhà sử học lên án đó
 
K

keopong3pi

Niên hiệu

Gia Long
Năm sanh, năm mất

1762-1820
Giai đoạn trị vì

1802-1820
Miếu hiệu

Thế Tổ Cao Hoàng Ðế
Tên Húy

Nguyễn Phúc Ánh

Thời Trịnh Nguyễn phân tranh, năm Ất Dậu (1765), Chúa Vũ Nghuyễn Phúc Khoát mất. Quyền thần Trương Phúc Loan chuyên quyền thay Chúa đổi ngôi, đưa Nguyễn Phúc Thuần mới 12 tuổi lên ngôi Chúa để dễ bề khống chế. Từ đó Ðàng Trong bắt đầu đi vào con đường suy thoái, sưu cao thuế nặng, khắp nơi đều vang lên tiếng than oán và cuối cùng dẫn đến việc ba anh em nhà Tây Sơn khởi nghĩa năm Quí Tỵ (1773). Lợi dụng lúc Ðàng Trong có nội loạn, Chúa Trịnh xua quân qua sông Linh Giang tấn công Phú Xuân (Huế). Phú Xuân thất thủ, tôi chúa họ Nguyễn phải chạy vào Gia Ðịnh, chấm dứt sự nghiệp của Chúa Nguyễn ở Ðàng Trong.

Trong số người chạy loạn có Nguyễn Ánh lúc bấy giờ mới 13 tuổi. Nguyễn Ánh là con của hoàng tử Nguyễn Phúc Côn và bà Nguyễn Thị Hoàng. Nguyễn Ánh (hay Nguyễn Phúc Ánh) sinh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (1762), thuở thiếu thời đã tỏ ra là một con người có chí và thông minh vì thế rất được Chúa yêu, tuy còn nhỏ nhưng ông được Chúa phong cho chức Chưởng sứ, ông đã tỏ ra là một tướng cầm quân có tài.

Năm Tân Dậu (1777), Nguyễn Huệ đem quân vào đánh chiếm Gia Ðịnh, Chúa tôi họ Nguyễn phải bỏ thành kéo tàn quân chạy về Ðịnh Tường, Cần Thơ. Quân Tây Sơn truy lùng gắt gao, bắt được và giết Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương, Nguyễn Ánh bắt đầu một cuộc sống long đong và vất vả.

Vài năm sau, Nguyễn Ánh lấy lại được Sài Côn (Saigon) rồi tiến ra lấy lại Bình Thuận. Năm Canh Tí (1780) Nguyễn Ánh lên ngôi Vương ở Gia Ðịnh. Năm Nhâm Dần (1782), thấy thế lực Nguyễn Vương ngày càng mạnh, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ kéo quân vào đánh, Saigon thất thủ, Nguyễn Vương lại bôn tẩu về Hà Tiên rồi chạy ra đảo Phú Quốc.

Nguyễn Vương vốn là con người có chí nên ông bất chấp gian khổ, canh cánh trong lòng một mối thù phục quốc. Chính vì thế nên khi biết được Giám mục Pháp Bá Ða Lộc (Pigneau de Béhaine), người có uy tín và thế lực tại Pháp thời bấy giờ đang ở Ðàng Trong , Nguyễn Vương không ngần ngại cho mời giám mục tới và nhờ giám mục làm sứ giả trong việc cầu viện Pháp. Nguyễn Vương đã để cho con trưởng của mình là Nguyễn Phúc Cảnh mới 4 tuổi theo Giám mục Bá Ða Lộc sang Pháp làm con tin.

Trong thơ cho Vua Pháp (Louis XVI), Nguyễn Vương xin Pháp giúp 1.500 lính và tàu bè, súng ống, vật dụng. Ðể đền bù, Pháp được độc quyền buôn bán ở nước Việt Nam, nhường cho nước Pháp đảo Côn Lôn (Côn đảo), và cảng Hội An (có sách nói là cảng Ðà Nẵng).
Giám mục Bá Ða Lộc ký được hiệp ước Versailles với Pháp ngày 28-11-1787, vua Pháp giao trách nhiệm thi hành hiệp ước cho một ông tướng đống quân ở Ấn Ðộ nhưng ông nầy không thích Giám mục Bá Ða Lộc nên nói ra với vua Pháp và cũng vì nước Pháp đang bị nội loạn nên rốt cuộc vua Pháp không thi hành hiệp ước. Chờ mãi không được, Giám mục Bá Ða Lộc bỏ tiền riêng để mướn một số lính đánh thuê rồi trở về Việt Nam. Năm 1789 thì Hoàng tử về đến Gia Ðịnh.

Khi đưa con đi rồi Nguyễn Vương cũng từ giã mẹ và vợ để sang Xiêm La (Thái Lan) cầu cứu. Tới tháng 6 năm 1784 thì vua Xiêm cho tướng Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem 20 vạn quân và 300 chiếc thuyền sang giúp Nguyễn Vương. Lúc đầu quân Xiêm đại thắng chiếm nhiều tỉnh Kiên Giang, Trà Ôn, Sa Ðéc. Sau đích thân Nguyễn Huệ đem đại quân vào đánh, quân Xiêm thua bỏ chạy về nước, Nguyễn Vương cũng chạy theo về Xiêm La lánh nạn.

Tháng 5 năm Bính Ngọ (1786), Nguyễn Huệ theo kế của Nguyễn Hữu Chỉnh tiến chiếm Phú Xuân rồi rồi thừa thắng tiến ra Thăng Long (Hà Nội) diệt họ Trịnh. Việc Nguyễn Huệ ra Bắc làm cho Nguyễn Nhạc (anh của Nguyễn Huệ) nghi ngờ nên cũng vội vã đem quân ra Bắc, hai anh em gặp nhau ở Thăng Long rồi cùng về. Nguyễn Huệ được đóng quân ở Phú Xuân và được phong là Bắc Bình Vương. Từ đó anh em Tây Sơn đã có mầm móng bất hoà, nhiều lần hai anh em đã đem quân đánh nhau.

Vì ham tranh quyền nên anh em Tây Sơn đã không ngó ngàng gì đến các xứ Ðàng Trong nhất là từ Qui Nhơn (Bình Ðịnh) trở vào, lợi dụng thời cơ đó, Nguyễn Vương đã cùng với các bộ tướng củ, tháng 9 năm Ðinh Mùi (1787), trở về nước. Nguyễn Vương đã được dân miền Nam giúp đở rất nhiều, có nhiều tướng giỏi đến phò như Võ Tánh, nên chẳng mấy chốc lực lượng Nguyễn Vương đã lớn mạnh. Ðông Ðịnh Vương Nguyễn Lữ phải bỏ Gia Ðịnh trở về Qui Nhơn. Nguyễn Vương lấy toàn bộ xứ Gia Ðịnh đặt làm bản doanh rồi bắt đầu tổ chức việc cai trị. Năm Canh Tuất (1790) Nguyễn Vương cho đắp lại thành Gia Ðịnh theo kiểu bát quái có 8 cửa xây bằng đá ong.

Thấy Nguyễn Vương lớn mạnh, tháng 3 năm Nhâm Dần (1782) vua Thái Ðức Nguyễn Nhạc nhà Tây Sơn đem quân vào đánh nhưng bị quân Nguyễn Vương đánh lui. Kể từ đó về sau, quân Tây Sơn luôn thất bại khi đem quân vào đánh.

Ở Phú Xuân, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lại tiến quân ra Bắc diệt nhà Lê rồi cho Ngô Văn Sở và Ngô Thời Nhiệm ở lại để cai trị Bắc Hà. Vua Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh. Nhà Thanh sai Tôn Sĩ Nghị đem 20 vạn quân sang đánh. Ðược tin, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Ðế ở Phú Xuân lấy hiệu là Quang Trung thống lãnh đại quân tiến ra Bắc đánh tan 20 vạn quân nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị phải chạy thoát thân bỏ quên cả ấn tín.

Năm Nhâm Tý (1792) vua Quang Trung băng hà, con là Quang Toảng lên ngôi mới 10 tuổi, vì thế Vương nghiệp triều Tây Sơn nhanh chóng rơi vào suy vong.

Ðược tin vua Quang Trung băng hà, Nguyễn Vương rất vui mừng, đẩy mạnh việc chuẩn bị đánh Tây Sơn. Dưới trướng Nguyễn Vương lúc bấy giờ có nhiều quan chức người nước ngoài như Dayot (Ông Trí), Philippe Vannier (Ông Chấn), Guilloux, Laurent Barisy (Ông Mân), De Forçant (Ông Lăng), Jean Baptiste Chaigneau, Olivier de Puymanel (Ông Tín), Theodore Lebuen. Những quan chức nầy là những cố vấn kỹ thuật cho Nguyễn Vương trong lãnh vực quân sự, vũ khí, đấp thành, v.v...

Cuộc chiến kéo dài đến năm Tân Dậu (1801) Nguyễn Vương chiếm lại được Phú Xuân, và ngày mồng 2 tháng 5 năm Nhăm Tuất (1802) Nguyễn Vương lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long. Lên ngôi xong vua Gia Long đưa quân tiến ra đất Bắc, quân Tây Sơn tan rã lần hồi. Ðến tháng 6 cùng năm thì vua Gia Long đã thống nhất được sơn hà, chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài gần 300 năm.

Ngài ra lệnh quật mả vua Nguyễn Nhạc và vua Nguyễn Huệ lên, đem vứt thây đi còn đầu thì đem bỏ giam trong ngục tối (có sách viết là đốt thây thành tro rồi đổ xuống sông, còn sọ thì làm gáo đựng nước tiểu).

Vua sai sứ sang Tàu cầu phong và xin đổi quốc hiệu là Nam-Việt, nhưng vì đất Nam-Việt đã có bên Tàu đời nhà Triệu ngày trước nên Thanh triều mới đổi chữ Việt lên trên, gọi là Việt-Nam để cho khỏi lầm với tên củ.

Ở trong cung, nhà vua không đặt ngôi Hoàng hậu, chỉ có ngôi Hoàng phi và các cung tần. Sau khi vua mất, thì con lên ngôi, mới tôn mẹ lên làm Hoàng Thái Hậu.

Bỏ chức Tể tướng, lập ra 6 bộ, đứng đầu mỗi bộ là quan Thượng Thư:

-Bộ Lại : coi việc khảo xét công trạng, thảo những tờ chiếu sắc, v.v...

-Bộ Hộ : coi việc đinh điền thuế má, tiền bạc, v.v...

-Bộ Lễ : coi việc tế tự, tôn phong, cách thức học hành thi cử, v.v...

-Bộ Binh : coi việc binh lính, v.v...

-Bộ Hình : coi việc pháp luật, v.v...

-Bộ Công : coi việc làm cung điện, dinh thự, v.v...

Ngài lập Văn Miếu ở các trấn thờ đức Khổng Tử. Mở trường lớn ở Kinh đô để dạy con các quan và các sĩ-tử (sau nầy vua Minh Mạng đổi tên là Quốc Tử Giám). Mở khoa thi Hương để kén lấy những người có học ra làm quan...

Vua Gia Long không theo đạo Thiên Chúa dù Ngài rất biết ơn Giám mục Bá Ða Lộc và có nhiều thiện cảm với các giáo sĩ, nhưng Hoàng tử Cảnh đã theo đạo khi ở chung với Giám mục Bá Ða Lộc. Một lá thư của Cha Lelabousse viết vào tháng 6-1792 cho biết : "Trong buổi lễ được tổ chức vào khoãng cuối tháng 7-1789, Hoàng tử Cảnh nhất định không đến lạy trước bàn thờ tổ tiên đã làm cho Nguyễn Vương đau khổ tủi nhục và tức giận, vứt bỏ phẩm phục, mũ niệm, nói rằng ông là một người cha bất hạnh".

Nhưng vua vẫn một lòng kính trọng Giám mục, trong một lá thư của Giám mục viết cho Hội truyền giáo hải ngoại năm 1795, Giám mục kể rằng trong năm đó có mười chín ông quan trong triều đình viết sớ đưa lên cho Nguyễn Ánh xin Ngài thận trọng đừng để Giám mục lo việc giáo huấn Hoàng tử Cảnh. Nguyễn Vương nổi trận lôi đình, vứt sớ xuống đất và kể những công trạng của Giám mục đối với gia đình và sự nghiệp của Vương. Nguyễn Ánh hăm dọa là sẽ phạt thẳng tay những người có ý nghĩ xấu nầy. Xong Vương vào hậu cung kể lại cho vợ nghe và hai người quyết định là giấu chuyện nầy không cho Giám mục biết.

Ngày 19 tháng 12 năm Canh Thìn (3-2-1820) vua Gia Long băng hà thọ 58 tuổi (theo Trần Trọng Kim thì Ngài mất năm 1819).
 
L

lan_phuong_000

theo mình thì nên đưa ra những hiểu biết thật sự của mình về vua gia long chứ kg nên dùng thông tin trên wiki hay seach google
theo như mình đc biết thì vua Gia Long là vị vua đầu tiên của triều nguyễn, tên thật là Nguyễn Ánh thì phảỉ. Đọc một đoạn quá khứ của ông ta thôi mà mình đã cảm thấy đây là một con người khá độc ác. Nhưng phải công nhận rằng ông cũng là một con người có tài.
 
L

lan_phuong_000

theo mình thì kg thể nói rằng Nguyễn Ánh là một vị vua tồi vì theo như kiến thức mình đã có thì ông cũng có kg ít công lao giúp dân giúp nc, nhưng thật sự khi đc biết về hành động của ông với vị vua trước thì mình thật sự thấy ông ta thật đáng sợ >"<
 
T

tanpopo_98

Mình ko nghĩ thế. Việc thống nhất đất nước đã có từ nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh chỉ là người đi sau thừa hưởng mà thôi. Mặt khác thì Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn khi nhà nước Tây Sơn ko phải ở trong tình trạng khủng hoảng mà lợi dụng lúc 1 đứa trẻ lên nắm giữ quyền hành. Và cái cách ông ta trả thù Nguyễn Huệ cũng thế. Thật không hiểu sao một con người nhẫn tâm như thế lại lên làm vua được. Nhưng dù sao lịch sử vẫn là lịch sử và việc của chúng ta là phải tôn trọng nó. Hết!

Nhìn chung thì cũng không phải như bạn nhận xét đâu. Theo mình thì vua Gia Long lật đổ triều Tây Sơn lúc đó không phải là do lợi dụng 1 đứa trẻ như Nguyễn Quang Toản lên nắm quyền hành mà các bạn thử nghĩ xem: trong thời gian đó, cứ cho là triều Tây Sơn tiếp tục giữ vững quyền thì trong tay "1 đứa trẻ" như bạn nói thì đất nước có được an bình hay không? Nhân dân có được ấm no hay không? Còn về chuyện tốt hay xấu thì mình không đánh giá.
 
D

dieuanh_23111998

ừ, nếu giao cả một đất nước vào tay một đứa trẻ liệu đất nước có được ấm no, có được thanh bình hay không? Nếu như Nguyễn Ánh không lật đổ nhà Tây Sơn thì nước chúng ta còn khổ hơn nữa. Liệu Trung Quốc có để yên cho đất nước ta hay không? Trung Quốc luôn có ý định xâm lược nước ta mà. TẠi sao bạn không nghĩ là Trung Quốc sẽ lợi dụng thời cơ này sang xâm lược nước ta
 
L

lemon_hg

theo mình Nguyễn Anh vẫn la một vị vua biết lo lắng, bảo vệ cho đất nước nhưng những chính sách của ông đưa ra không đúng đắn và hợp thời
 
N

nba9565

ông dúng là quá tin tươngr vào nhà thanh bên trung quốc mà chính sách không có sự tính đeens thời đại
 
C

crazyfrog

một kẻ cõng rắn cắn gà nhà chỉ biết lơại ích cho riêng mình
Cõng rắn cắn gà nhà ?? :-o
Một câu nói hay ! Hay lắm nhưng thể hiện ở 1 góc nhìn lệ thuộc vào sách vở và những gì mà giáo viên mang lại trên lớp !
Có 2 điều về Nguyễn Ánh mang tới cho An Nam.
1. Mở ra 1 thời kỳ mới, thời kỳ bang giao với phương Tây. Chính điều này giúp cho dân An Nam ta tiếp cận được với những khoa học tiến bộ về học thức, kỹ thuật và kinh tế.
2. Cố gắng thoát khỏi sự ảnh hưởng của quân Pháp nhưng thất bại ! Điều này mở ra những phong trào chống Pháp sau này trong chính những người nắm quyền của Nguyễn Triều !

Mình nghĩ bạn nên nhìn nhận lại cách nghĩ và cách học ! Đừng áp đặt ý kiến chủ quan như thế !
Nguyễn Ánh thể hiện được chính xác câu : "Quân tử 10 năm báo thù chưa muộn" :)):)):))
 
I

ilovemyfriendforever

1. Mở ra 1 thời kỳ mới, thời kỳ bang giao với phương Tây. Chính điều này giúp cho dân An Nam ta tiếp cận được với những khoa học tiến bộ về học thức, kỹ thuật và kinh tế.
:)):)):))

Vậy anh thấy sao về thời kỳ về vua Tự Đức,khi mà các tiến bộ Khoa học rất ít được ứng dụng vào thực tiễn đời sống.Hay trog lĩnh vực quân sự,từ thời kỳ vua Tự Đức,các phương tiện kỹ thuật,vũ khí của Phương Tây khôg còn được mua sắm và chế tạo thêm như thời kỳ trước.
 
C

crazyfrog

Tự Đức đưa ra cách thức tự cường nhưng thực sự với AN NAM thì đây chính là điều sai lầm thời kỳ này ! Trong 1 triều đại ! Bao giờ cũng vậy ! Luôn có sự thăng trầm ! Chính việc làm này của Tự Đức khiến cho người Pháp mới thực sự đẩy mạnh quá trình xâm chiếm AN NAM
Vậy phải chăng chính Tự Đức đã tiếp tay cho âm mưu của người Pháp ? Hay là 1 kẻ mù quáng với sự hùng mạnh của quân sự nước nhà vốn yếu kém ?
 
I

ilovemyfriendforever

? Hay là 1 kẻ mù quáng với sự hùng mạnh của quân sự nước nhà vốn yếu kém ?

Nếu như Tự Đức mù quáng vs sức mạnh quân sự của nước nhà thfi tại sao,trước sự xâm lược của Pháp lại liên tiếp ký 3 bản hiệp ước đầu hàng mà không đứng lên đánh Pháp?
Còn theo em,chính cái tư tưởng bạc nhược,sợ dân hơn sợ nước của Tự Đức đã dẫn tới tâm lý chủ hoà,tạo điều kiện cho Pháp chiếm toàn bộ VN.
 
C

crazyfrog

Vậy khác gì là Tự Đức bán nước ?
Sao dân ta lại luôn đổ tội bán nước cho Gia Long ?
 
I

ilovemyfriendforever

Vậy khác gì là Tự Đức bán nước ?
Sao dân ta lại luôn đổ tội bán nước cho Gia Long ?

Nhân dân ta chứ đâu phải là em!
Theo em thi việc mất nước,nguyên nhân mất nước diễn ra từ suốt thời Nhà Nguyễn,qua nhiều đời vua,chứ khôg phải do một cá nhân nào cả.Khôg thể đổ trách nhiệm cho 1 vị vua nào riêng.
 
C

crazyfrog

Vậy sao ? Theo Ngu ý của 1 số sử gia từ trước và cách nhìn của 1 vài chính trị gia đều đưa ra việc Gia Long thân Pháp trả thù cho chúa Nguyễn !
Vậy có phải là do việc Nguyễn Triều Tây Sơn lật đổ dòng dõi chúa Nguyễn Hoàng là nguồn căn của việc mất nước ?
 
I

ilovemyfriendforever

Vậy sao ? Theo Ngu ý của 1 số sử gia từ trước và cách nhìn của 1 vài chính trị gia đều đưa ra việc Gia Long thân Pháp trả thù cho chúa Nguyễn !
Vậy có phải là do việc Nguyễn Triều Tây Sơn lật đổ dòng dõi chúa Nguyễn Hoàng là nguồn căn của việc mất nước ?


Vậy có phải chính Nho Giáo,vs một hệ tư tưởng đã lỗi thời đã đưa tới việc mất nước của nhân dân ta(và của cả Trung Quốc nữa)?
Phong trào TSơn bùng nổ là kết quả tất yếu của LS VNam lúc bấy giờ,nếu ko có PT TSơn,cũng sẽ có 1 phong trào khác lật đổ chính quyền cả hai Đàng.Còn việc Nguyễn Ánh cầu cứu Pháp là so tư tưởng báo thù của N.Ánh,nếu người lật đổ chúa Nguyễn là 1 ai khác,một Ptrào khác thì Nguyễn Ánh cũng sẽ làm thế,không thể đổ lỗi cho TSơn được.
 
C

crazyfrog

Có 1 điều về Nho giáo anh thấy rất hay ! Sự việc này ngẫm ra sau khi ngồi đàm đạo với cựu mod conu. 2 anh em mới đều nhận ra 1 điều.
Nho giáo có đạo trung dung ! Marxist có đội ngũ Menshevik đều tương tự nhau !
Vậy phải chăng Nho giáo đã lỗi thời ? Phải chăng những gì được định nghĩa trong Nho giáo đã sai ?
 
I

ilovemyfriendforever

Có 1 điều về Nho giáo anh thấy rất hay ! Sự việc này ngẫm ra sau khi ngồi đàm đạo với cựu mod conu. 2 anh em mới đều nhận ra 1 điều.
Nho giáo có đạo trung dung ! Marxist có đội ngũ Menshevik đều tương tự nhau !
Vậy phải chăng Nho giáo đã lỗi thời ? Phải chăng những gì được định nghĩa trong Nho giáo đã sai ?

Lỗi thời theo em không phải là tư tưởng của Nho Giáo mà là cách sử dụng nho giáo của nhữg người lãnh đạo đất nước.Họ biến nho giáo thành côg cụ thống trị chứ khôgn phải dùng nó để răn dạy con người,rèn luyện đạo đức cho con người.Nhữg định nghĩa trogn Nho giáo cho tới nay ta vẫn còn phải học tập.Chỉ có điều,trong hoàn cảnh mới nó sẽ phải có nhữg thay đổi nhất định cho phù hợp.
 
Top Bottom