Về tính khử của axit HI

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hihi18186

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có bài tập như sau:
Dung dịch HI có tính khử, nó có thể khử các ion:
  • Zn2+ thành Zn
  • Fe3+ thành Fe
  • H+ thành H2
  • Fe3+ thành Fe2+

Theo mình thì đáp án đúng phải là D, tức là HI khử Fe3+ thành Fe2+, theo phản ứng:
(Fe3+) + (I-) ------------> (Fe2+) + I2

Tuy nhiên, đáp án của bài trên mà hocmai.vn cung cấp lại là đáp án C, tức là HI khử H+ thành H2, điều này vô lý.

Mời các bạn cho ý kiến giúp mình với bài toán này. Cảm ơn mọi người rất nhiều!
 
G

gororo

Đáp án đó đúng rồi, HI là chất khử, H+ là chất oxh mờ!!!
Bạn xem cái này thì rõ:
Fe + 2HCl=>FeCl2 + H2
Có phải là Fe là chất khử ko nào, và H+ thì đưa về số oxi hóa 0
Với lại nếu D đúng thì A,B cũng đúng, mà nguyên tắc chọn trắc nghiệm
là chọn cái khác với những cái còn lại:D:D:D
 
H

hihi18186

Theo mình thì bạn gororo có chút nhầm lẫn ở đây rồi, hãy đọc lại cho kỹ:

"Dung dịch HI có tính khử, nó có thể khử các ion...", điều đó có nghĩa là HI có tính khử (chính xác là của ion I-), nó có khả năng khử các ion A thành ion B, chứ không phải là nó bị các ion khác khử.

Theo cái ví dụ mà bạn đã đưa, thì rõ ràng là HCl là chất oxy hóa (chính xác là H+), và nó bị khử. Dĩ nhiên, ví dụ của bạn không liên quan gì đến việc giải thích tính khử của HI cả. Mặt khác, bạn nói rằng "Với lại nếu D đúng thì A,B cũng đúng", điều này hoàn toàn sai, vì việc khử (Fe3+) xuống (Fe2+), hay xuống Fe là hoàn toàn khác nhau, không thể nói rằng D đúng thì A và B cũng đúng được.

Theo như mình hiểu thì đáp án đúng phải là đáp án D, hãy xem ví dụ này:

FeCl3 + HI ----------> FeCl2 + HCl + I2
PT ion rút gọn: (Fe3+) + (I-) -----------> (Fe2+) + I2 (*)

Phản ứng trên xảy ra được là do ion (I-) có tính khử, nó khử ion (Fe3+) có tính oxy hóa xuống (Fe2+), nhưng không đủ mạnh để khử xuống kim loại Fe. Mặt khác, nếu có khử được xuống Fe thì sản phẩm sinh ra (Fe) cũng không thể tồn tại trong môi trường (H+).

Đáp án A và C dĩ nhiên là sai rồi, vì tính oxy hóa của (Fe2+) và (H+) không đủ mạnh để oxy hóa được HI (hay I-). Nếu xét theo dãy điện hóa thì đúng là chỉ có phản ứng (*) mới xảy ra được.

Như thế có thể kết luận rằng đáp án đúng phải là D, và đáp án của hocmai.vn cung cấp là đáp án sai.


Đáp án đó đúng rồi, HI là chất khử, H+ là chất oxh mờ!!!
Bạn xem cái này thì rõ:
Fe + 2HCl=>FeCl2 + H2
Có phải là Fe là chất khử ko nào, và H+ thì đưa về số oxi hóa 0
Với lại nếu D đúng thì A,B cũng đúng, mà nguyên tắc chọn trắc nghiệm
là chọn cái khác với những cái còn lại:D:D:D
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom