- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Cuốn sách "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" xuất bản lần đầu tiên tại Trung Quốc, sau đó là tại Paris (Pháp) và đến năm 1955 mới được dịch ra tiếng Việt và xuất bản tại Hà Nội, sau đó được tái bản nhiều lần.
Tác giả cuốn tiểu sử nổi tiếng trên là Trần Dân Tiên, đây cũng là tác phẩm duy nhất đã được biết đến của tác giả này. Thông qua lời kể của một nhà báo có bút danh Trần Dân Tiên, người đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh vào những ngày đầu nước nhà độc lập, cuộc đời của nhà cách mạng và là người đứng đầu nhà nước Việt Nam độc lập được kể lại qua “những mẩu chuyện” như tên gọi của sách.
Nội dung cuốn sách viết về Hồ Chủ tịch với các chi tiết sống động khiến độc giả thích thú, trừ cái tên Trần Dân Tiên là gây nhiều tranh cãi. Tác giả Trần Dân Tiên thực sự là ai? Những ý kiến về vấn đề này được chia làm hai luồng:
1. Luồng ý kiến thứ nhất dựa vào phong cách của Hồ Chí Minh, đó là không bao giờ tự nói về mình, cho rằng cuốn sách này không phải do Hồ Chí Minh viết.
2. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng Trần Dân Tiên chính là một bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
@ Luồng ý kiến thứ nhất:
Theo lời kể của ông Nguyễn Khôi, nguyên Phó Vụ trưởng Văn phòng Quốc hội, thì cuốn sách ra đời trong lúc cả trong nước và ngoài nước, cả kẻ địch và nhân dân đều ít ai biết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà chỉ biết Nguyễn Ái Quốc, vì thế theo sáng kiến của ông Hoàng Quốc Việt, Thường vụ Trung ương Đảng gợi ý cho ông Trần Huy Liệu, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền viết giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, ông Trần Huy Liệu giao cho ông Vũ Đình Huỳnh, thư ký trợ lý của Bác chắp bút, xong bản thảo thì ông Trần Huy Liệu sửa, viết bổ sung rồi qua các ông Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh đọc duyệt cho ý kiến để hoàn thiện, xuất bản. Tên bút danh Trần Dân Tiên có ý nghĩa: người công dân đầu tiên họ Trần của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Họ Trần có thể là gợi nhắc về gốc gác của những người chắp bút (Vũ Đình Huỳnh, Trần Huy Liệu, Trường Chinh) đều là người quê Vua Trần - Trần Hưng Đạo (NamĐịnh)? Ở thời điểm ấy bận trăm công nghìn việc, thù trong giặc ngoài như thế thì Bác làm sao mà ngồi chắp bút viết về mình được? Hơn nữa, Hồ Chủ tịch là người bình sinh khiêm tốn không khi nào muốn nói về mình (2).
Tuy nhiên đó cũng chỉ là những chuyện kể mà ông Nguyễn Khôi nghe được ở các vị thủ trưởng, các bậc đàn anh nói chuyện với nhau qua những lần tiếp xúc trong những câu chuyện dọc đường công tác kể chuyện về Bác, không phải là cứ liệu trên giấy trắng mực đen.
@ Luồng ý kiến thứ hai:
Trong cuốn "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch", tác giả Trần Dân Tiên đã chọn cách tìm gặp gỡ những người đã từng quen biết với Hồ Chí Minh để hỏi chuyện, thu thập tài liệu rồi viết nên tác phẩm này, nhưng người ta tin rằng thực ra nó là tự truyện. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức năm 1985 từng viết rằng: “...Đáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào, và của bạn bè trên thế giới, Hồ Chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. Thật là khó khăn để trong khuôn khổ 150 trang sách nhỏ, có thể nói được về cuộc đời của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại của dân tộc trên suốt nửa thế kỷ đấu tranh…”. Ông Hà Minh Đức chú thích rằng thông tin này được lấy từ cuốn Những sự kiện lịch sử Đảng, nhà xuất bản Sự Thật, năm 1976, tập 1, trang 672. Và sau một phần tư thế kỉ, trong cuốn sách Sự nghiệp văn thơ Hồ Chí Minh, trang 316, nhà xuất bản Khoa học xã hội 2010, ông vẫn giữ nguyên quan điểm từ năm 1985.
Mặt khác, trong bài viết Việt Nam, nhận thức và ứng xử với vấn đề tôn giáo của tác giả Mạc Thủy đăng trên tạp chí Cộng sản điện tử có đoạn: “...Còn nhớ những quan điểm rất rộng mở của Trần Dân Tiên - Hồ Chí Minh: “Khổng Tử, Giê-su, Các Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải có cùng một điểm chung đó sao....”.
Trước lời giới thiệu về cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, in lần thứ hai, năm 1976, trước phần kể chuyện của Trần Dân Tiên, nhà xuất bản Sự Thật - cơ quan xuất bản văn kiện chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam - đã viết lời dẫn nhập như sau: “... Trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, Hồ Chủ tịch đã nêu tấm gương đạo đức cách mạng vô cùng trong sáng và đẹp đẽ, quyết tâm cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới…”. Nhà xuất bản không thể không biết rõ lai lịch của cuốn sách, lý lịch của người viết vì nếu không biết tác giả cuốn sách là ai thì không thể in trong nước và để các nhà xuất bản nước ngoài xuất bản rộng rãi bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Hơn nữa, một khi sách đã xuất bản thì dù tên tác giả có là bút danh chăng nữa thì cũng cần có một người thực với tên tuổi rõ ràng để nhà xuất bản trả nhuận bút.
Nguồn: trang web ditichphuchutich
Tác giả cuốn tiểu sử nổi tiếng trên là Trần Dân Tiên, đây cũng là tác phẩm duy nhất đã được biết đến của tác giả này. Thông qua lời kể của một nhà báo có bút danh Trần Dân Tiên, người đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh vào những ngày đầu nước nhà độc lập, cuộc đời của nhà cách mạng và là người đứng đầu nhà nước Việt Nam độc lập được kể lại qua “những mẩu chuyện” như tên gọi của sách.
Nội dung cuốn sách viết về Hồ Chủ tịch với các chi tiết sống động khiến độc giả thích thú, trừ cái tên Trần Dân Tiên là gây nhiều tranh cãi. Tác giả Trần Dân Tiên thực sự là ai? Những ý kiến về vấn đề này được chia làm hai luồng:
1. Luồng ý kiến thứ nhất dựa vào phong cách của Hồ Chí Minh, đó là không bao giờ tự nói về mình, cho rằng cuốn sách này không phải do Hồ Chí Minh viết.
2. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng Trần Dân Tiên chính là một bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
@ Luồng ý kiến thứ nhất:
Theo lời kể của ông Nguyễn Khôi, nguyên Phó Vụ trưởng Văn phòng Quốc hội, thì cuốn sách ra đời trong lúc cả trong nước và ngoài nước, cả kẻ địch và nhân dân đều ít ai biết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà chỉ biết Nguyễn Ái Quốc, vì thế theo sáng kiến của ông Hoàng Quốc Việt, Thường vụ Trung ương Đảng gợi ý cho ông Trần Huy Liệu, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền viết giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, ông Trần Huy Liệu giao cho ông Vũ Đình Huỳnh, thư ký trợ lý của Bác chắp bút, xong bản thảo thì ông Trần Huy Liệu sửa, viết bổ sung rồi qua các ông Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh đọc duyệt cho ý kiến để hoàn thiện, xuất bản. Tên bút danh Trần Dân Tiên có ý nghĩa: người công dân đầu tiên họ Trần của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Họ Trần có thể là gợi nhắc về gốc gác của những người chắp bút (Vũ Đình Huỳnh, Trần Huy Liệu, Trường Chinh) đều là người quê Vua Trần - Trần Hưng Đạo (NamĐịnh)? Ở thời điểm ấy bận trăm công nghìn việc, thù trong giặc ngoài như thế thì Bác làm sao mà ngồi chắp bút viết về mình được? Hơn nữa, Hồ Chủ tịch là người bình sinh khiêm tốn không khi nào muốn nói về mình (2).
Tuy nhiên đó cũng chỉ là những chuyện kể mà ông Nguyễn Khôi nghe được ở các vị thủ trưởng, các bậc đàn anh nói chuyện với nhau qua những lần tiếp xúc trong những câu chuyện dọc đường công tác kể chuyện về Bác, không phải là cứ liệu trên giấy trắng mực đen.
@ Luồng ý kiến thứ hai:
Trong cuốn "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch", tác giả Trần Dân Tiên đã chọn cách tìm gặp gỡ những người đã từng quen biết với Hồ Chí Minh để hỏi chuyện, thu thập tài liệu rồi viết nên tác phẩm này, nhưng người ta tin rằng thực ra nó là tự truyện. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức năm 1985 từng viết rằng: “...Đáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào, và của bạn bè trên thế giới, Hồ Chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. Thật là khó khăn để trong khuôn khổ 150 trang sách nhỏ, có thể nói được về cuộc đời của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại của dân tộc trên suốt nửa thế kỷ đấu tranh…”. Ông Hà Minh Đức chú thích rằng thông tin này được lấy từ cuốn Những sự kiện lịch sử Đảng, nhà xuất bản Sự Thật, năm 1976, tập 1, trang 672. Và sau một phần tư thế kỉ, trong cuốn sách Sự nghiệp văn thơ Hồ Chí Minh, trang 316, nhà xuất bản Khoa học xã hội 2010, ông vẫn giữ nguyên quan điểm từ năm 1985.
Mặt khác, trong bài viết Việt Nam, nhận thức và ứng xử với vấn đề tôn giáo của tác giả Mạc Thủy đăng trên tạp chí Cộng sản điện tử có đoạn: “...Còn nhớ những quan điểm rất rộng mở của Trần Dân Tiên - Hồ Chí Minh: “Khổng Tử, Giê-su, Các Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải có cùng một điểm chung đó sao....”.
Trước lời giới thiệu về cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, in lần thứ hai, năm 1976, trước phần kể chuyện của Trần Dân Tiên, nhà xuất bản Sự Thật - cơ quan xuất bản văn kiện chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam - đã viết lời dẫn nhập như sau: “... Trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, Hồ Chủ tịch đã nêu tấm gương đạo đức cách mạng vô cùng trong sáng và đẹp đẽ, quyết tâm cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới…”. Nhà xuất bản không thể không biết rõ lai lịch của cuốn sách, lý lịch của người viết vì nếu không biết tác giả cuốn sách là ai thì không thể in trong nước và để các nhà xuất bản nước ngoài xuất bản rộng rãi bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Hơn nữa, một khi sách đã xuất bản thì dù tên tác giả có là bút danh chăng nữa thì cũng cần có một người thực với tên tuổi rõ ràng để nhà xuất bản trả nhuận bút.
Nguồn: trang web ditichphuchutich
Last edited: