Về tác phẩm Làng và Bến quê.

K

kanghasoo

V

vnzoomvodoi

có anh, chị, bạn nào biết với 2 tác phẩm này cần chú ý những chi tiết ( hay những câu hỏi) nào đặc sắc ko ạ.
Ví dụ như truyện " bến quê" có tình huống truyện, Làng thì có diễn biến tâm lí.

hihi bạn này chắc ở Hà Nội đúng ko ;))
Truyện ngắn Bến quê có nhiều nghịch lí và triết lí
Nghịch lí:
-N/v Nhĩ trẻ đi khắp nơi, già lại bị trói chặt vào giường bệnh.
-Cả đời không nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi, đến h nhận ra lại không đi đc nữa.
-Nhận ra vợ tần tảo, muốn bù đắp cho vợ nhưng 0 thể mà chỉ làm vợ khổ hơn ToT
-Nhờ con trai sang bên kia sông thực hiện ước muốn cuối cùng mà anh 0 làm đc nhưng nó lại sa vào đám cờ thế...
Triết lí
-Cuộc sống và số phận con người khó tránh khỏi những vòng vèo, chùng chình.
-Cuộc sống và số phận con người có nhiều điều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên vượt ra khỏi toan tính của con người....

Ý nghĩa nhan đề truyện Bến quê
-Nghĩa thực
Bến quê là bến sông từ lâu đã tồn tại hiện hữu bên kia sông.
Bến quê nơi có gia đình, hàng xóm, quê hg.
-Nghĩa biểu tg
-Nơi lưu giữ kỉ niệm bình dị, gần gũi, thân quen, là nơi neo đậu bình yên cho cuộc đời mỗi con người
Bến quê có khả năng thức tỉnh con người những vẻ đẹp gần gũi..., là lời khuyên cho mọi người hãy trân trọng những gì thân thuộc, gần gũi quanh ta...
 
K

kanghasoo

thế truyện ngắn " Làng" thì sao hả cậu.
tiện thể cho tớ hỏi luôn về "" sang thu" vs " Nói vs con"
 
T

tomcangxanh

về tác phẩm làng, em cần nhớ sự kiện và ý nghĩa chính của chúng
cụ thể

1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.

2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.

a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai.

- Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê.

- Cái làng đó với người nồn dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.

b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.

- Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái khong khí “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”; rồi ông lo “cái chòi gác,… những đường hầm bí mật,…” đã xong chưa?

- Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bìh luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”.

c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.

- Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.

- Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.

- Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cai tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Khong khí nặng nề bao trùm cả nhà.

- Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt.

- Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này:

+ Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó.

+ Ông mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.

+ Qua đó, ta thấy rõ:

Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc).

Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biẻu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng : có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.

d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.

- Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường.

- Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.

3. Nhân vạt ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân.

- Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.

- Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.

Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động.
các chú cứ mở bài, kết bài đúng chuẩn, thân bài dựa vào thế này chém ra tầm 2 tờ thì bét ra cũng phải đc 8 điểm, yên tâm đê
 
T

tomcangxanh

Năm ngoái chị các chú thi "sang thu" này, viết kiểu j mà quên ko ghi năm sáng tác =)) may mà vẫn thuộc thơ =)) đến lúc biết đc 8 điểm mới phát hiện ra mình cũng có năng khiếu chém gió =))
thi cấp 3 í mà, lo làm j cho mệt ng`, mỗi môn 5 điểm là đậu rồi, mà đc 5 còn khó ấy =))


sơ đồ cấu trúc của bài thơ "sang thu"
bb.png



mấy cái cơ bản chắc chú nào cũng biết rồi, nhân tiện có bài này rất hay, là lời tâm sự của chính tác giả Hữu Thỉnh về bài thơ này, về ý nghĩa của ngôn từ trong thơ. Có những điều ko giống như thầy cô dạy chúng ta, chả biết có chú nào dám viết vào bài ko nhỉ, nhưng nếu là chị quay lại năm ngoái, chị sẽ viết đấy ( văn 1 tiết đc có 6,5 tại cái tội cảm thấy cô tấm là ng` ác độc =)) )



Nhà thơ Hữu Thỉnh tự bạch với “Sang thu”

Nhà thơ trầm ngâm kể về thời khắc ông đặt bút viết bài thơ. Năm 1977, ông tham gia trại viết văn quân đội ở một làng ngoại ô Hà Nội (nay là Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội). Đất nước ta lúc này vừa trải qua chiến tranh, cuộc sống thanh bình đã trở lại. Trong cái mơ hồ phảng phất gió thu và lá thu đang ngả màu, nhà thơ đã trèo lên cây ổi chín vàng trong cả một vườn ổi bạt ngàn ở nơi này. Không có gì đặc hơn, sánh hơn cái màu, cái mùi ổi chín vàng nhuốm trong cái nắng vàng của mùa Thu.. Không gian cao vút, sâu thăm, yên tĩnh.

Bài thơ bật lên từ đó, ngay khi nhà thơ còn ngồi trên cây ổi, những vần thơ được “được làm trong đầu” chứ chưa đụng chạm gì đến giấy bút. “Bài thơ hình thành rất nhanh và chính tôi cũng lấy rất làm tâm đắc nên thuộc lòng rồi “nhâm nhi” đọc suốt buổi không chán...”.

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se”.

Nhà thơ đã đến với mùa Thu bằng cách ấy, bằng “hương ổi trong gió se” chứ không phải là bằng hình ảnh quen thuộc như vòm trời cao xanh, heo may phảng phất, hương cốm... Giải thích cho sự “khác thường” này, nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết: “Mùa Thu biểu hiện rất nhiều hình ảnh khi chuyển mùa. Và tất cả những hình ảnh đẹp cũng đã được các nhà thơ cổ khai thác hết cả rồi. Tôi không muốn lặp lại nữa nên giữa trời đất mênh mang, giữa cái khoảng khắc giao mùa kỳ lạ thì điều khiến cho tâm hồn tôi phải lay động, phải giật mình để nhận ra đó chính là hương ổi. Với tôi, thậm chí là với nhiều người khác không làm thơ thì mùi hương đó gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ đến buổi chiều vàng với một dòng sông thanh bình, một con đò lững lờ trôi, những đàn trâu bò no cỏ giỡn đùa nhau và những đứa trẻ ẩn hiện trong triền ổi chín ven sông... Nó giống như mùi bờ bãi, mùi con trẻ... Hương ổi tự nó xộc thẳng vào những miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta. Mùi hương đơn sơ ấy lại trở thành quý giá vì nó đã trở thành chiếc chìa khóa vàng mở thẳng vào tâm hồn mỗi người, có khi là cả một thế hệ...”.

Gửi gắm nhiều điều sâu lắng...
“Bài thơ không chỉ báo cho người đọc biết thu đã trở trong cảnh sắc thiên nhiên mà còn ngay trong cuộc sống của con người, trong tâm hồn tôi và chắc với rất nhiều người yêu thu... “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”. Hai câu thơ này không hẳn nói về hiện tượng giao mùa như một số người hiểu và phân tích. Khi tôi viết bài thơ này tôi đã liên tưởng đến những đám mây mùa Hạ. Đó là những đám mây tràn trọn vẹn vào mùa Thu. Thế nhưng có gì ngăn cảm xúc của tôi lại theo chiều hướng đấy... Mây mùa Hạ thường chứa nhiều màu sắc, thậm chí đầy giông bão tựa hồ những ước mơ khao khát của tuổi trẻ. Những ước mơ khao khát ấy thường lấy đi rất nhiều sức lực của tuổi trẻ. Tuy nhiên giữa mơ và thực là hai thế giới luôn đối lập nhau và chẳng phải ước mơ nào cũng trở thành hiện thực.

Ðó giống như là một chân lý và con người phải biết ý thức được một điều rằng không thể đạt được hết những ước vọng tốt đẹp của mình, nhất là những ước vọng đó lại được sinh ra ở thời tuổi trẻ. Sự dang dở, sự mất mát là một hiện thực chúng ta buộc phải chấp nhận trong cuộc sống của mình. Ngay cả người lính cũng vậy. Rất nhiều đồng đội của tôi đã nằm lại ở tuổi còn rất trẻ ở ngưỡng mùa đẹp nhất của cuộc đời. Vì thế nên đám mây trong thơ ấy chỉ “vắt nửa mình sang Thu” thôi. Nửa còn lại đã trở thành ký ức”. Hai câu cuối cùng: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi . Chủ thể bài thơ và cái kiêu hùng của mùa Thu đã toát lên chính là ở hai câu thơ này. Đó là cốt cách của một người lính không chỉ là trong một buổi chiều mùa Thu mà là một buổi chiều hòa bình. Có thể nó có vẻ ngang tàng “sấm cũng bớt bất ngờ” nhưng lại mang một vẻ đẹp dịu dàng, sâu lắng của mùa thu hòa bình. Ở đây hàng cây đứng tuổi chính là chủ thể trữ tình trong bài thơ đã trải qua bao nhiêu gian nan vất vả, giờ đã vươn lên và không gì làm chúng run rẩy.

Nhiều người bỏ qua “chìa khóa” của bài thơ

Có một chi tiết mà các cô giáo và thầy giáo khi giảng về bài thơ Sang thu làm người sáng tác ra nó không hài lòng. Nhà thơ Hữu Thỉnh tâm sự: “Cuối bài thơ tôi đề là “Thu 1977”. Đây là chìa khóa của bài thơ mà rất nhiều người giảng về bài thơ này không hiểu hoặc không chú ý. Nếu chú ý thì sẽ hiểu thêm được rằng đây là một trong những mùa Thu đầu tiên của người lính vừa bước ra khỏi chiến tranh. Nếu như họ là lính trong thời chiến họ mới hiểu được rằng đôi lúc chúng tôi đã rất mong trên đầu không có tiếng máy bay dù chỉ để được đi tắm giặt, đi hái rau hoặc tranh thủ đọc vài trang sách, mà cũng không có. Suốt ngày người lính trong thời chiến phải đối diện với tiếng súng nổ, tiếng bom rơi và tiếng động cơ phản lực... Chính vì vậy mà có lúc nào đó không phải nghe những âm thanh ấy thì quả là quý giá vô cùng”.

Ông bày tỏ quan điểm: “Giảng văn thơ không nên chỉ phân tích trên văn bản, câu chữ mà hãy tìm hiểu sâu hơn cái tác giả muốn gửi gắm. Nó có thể nằm ngay trên tựa đề bài thơ, câu đề từ, lời ghi chú, ngày tháng hay một lời đề tặng.
 
Last edited by a moderator:
T

tomcangxanh

Trong SGK văn 9 thì chị thik nhất bài thơ "Nói với con" và truyện ngắn "Bến quê", nhưng tiếc là ko thi vào 2 bài nàyT_T
nhưng mà thôi, mấy ý chính chị ko nói nữa, các chú nghe thầy cô giảng vs vào mấy topic tổng hợp kiến thức là tìm đc ấy mà, chị post mấy dòng tự bạch của nhà thơ Y phương


Nhà thơ Y Phương: “Nói với con” cũng chính là nói với lòng mình!

(TT&VH Online) - Đến gặp nhà thơ Y Phương, tác giả của bài thơ “Nói với con” (SGK lớp 9) tại nhà riêng của ông, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên với nhà thơ người dân tộc Tày này. Cánh cửa nhà mở toang, vọng ra tiếng ông đang ngâm một bài thơ tiếng Tày đầy sảng khoái. Khi chúng tôi tới, ông vừa gò lưng lau nhà vừa hát thơ. Ngẩng đầu lên, ông tươi cười, thay cho lời chào đáp lại ông nói:“nghề chính của tôi là tạp vụ, có nghề phụ làm thơ.”

* Đó là lúctôi dường như không biết lấy gì để vịn!
Vợ chồng chúng tôi sinh cô con gái đầu lòng vào giữa năm 1979. Bài thơ “Nói với con” tôi viết năm 1980. Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn. Thời kỳ cả nước mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ lâu dài và gian khổ. Giống như một người mới ốm dậy, xã hội khi ấy bắt đầu xuất hiện người tốt, kẻ xấu để tranh giành sự sống. Thực ra, theo tôi không có con người xấu, mà chỉ có những tính xấu như trộm cắp, tham nhũng, lừa đảo, sự dối trá…Ta phải biến những cái xấu ấy thành “phân”, để “bón” cho cây cối và làm giàu cho đất cát.

Bài thơ với nhan đề là “Nói với con”, đó là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con còn là tâm sự với chính mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng lý do lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng văn hóa.
ài thơ 28 câu này được xem như là viết riêng cho đứa con đầu lòng. Ở phạm vi hẹp, bài thơ chủ yếu đề cập đến văn hóa dân tộc, nhằm tôn vinh nét đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc Tày.

Tôi rất bất ngờ khi biết “Nói với con” được đưa vào SGK. Tuy nhiên tôi không biết đích xác đưa vào năm nào. Quan trọng là tác phẩm của tôi đã được đông đảo các em học sinh đón nhận. Với những tác phẩm trong SGK, việc cải cách liên tục như hiện nay thì một tác phẩm nay “để”, mai “bóc” chuyện bình thường. Vì thế phần thưởng lớn nhất dành cho tôi là được mọi người biết đến, nhớ đến tác phẩm của mình.

* Nhiều giáo viên và học sinh đã đến nhà nhờ giảng về bài thơ

Bài thơ “Nói với con”, dù thấy chẳng có gì đặc biệt hay, nhưng cũng khiến nhiều người băn khoăn . Chẳng hạn trong bài thơ có hai câu:

“Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”

Đấy là hai câu chốt của bài thơ “Nói với con”. Thế nhưng, nhiều giáo viên dường như chưa hiểu hàm ý của hai câu thơ. Nên khi giảng bài, họ chỉ dựa vào hướng dẫn trong SGK là chính. Thực ra, theo tác giả, ý nghĩa của bài thơ khác hơn nhiều. Nó cao và sâu hơn câu chuyện về tình phụ tử. Chúng ta đừng viện cớ thiếu thốn khó khăn mà đánh mất đạo đức, văn hóa. Tôi thấy, dường như giờ đây, nhiều con em các dân tộc không mấy mặn mà với văn hóa truyền thống. Và họ đang tự nguyện nhập ngoại, lai căng một cách dễ dãi. Tôi ủng hộ hòa nhập nhưng không thể hòa tan. Văn hóa dân tộc là tài sản lớn. Giữ cho mình và giữ cho con cháu mình. Tôi là người dân tộc Tày. Chúng tôi sinh hoạt như những người Tày ngay giữa lòng Thủ đô. Không phải do tôi sợ đánh mất bản bản sắc riêng mà là niềm tự hào chính đáng về văn hóa dân tộc của mình. Tôi tự hào vì tôi là người Tày.
Có lần, một cậu bé ở tận trong Huế lặn lội ra Hà Nội, tìm đến nhà và hỏi chuyện tôi về bài thơ. Hình như cậu bé chuẩn bị thi vào trường quốc học Huế. Đúng vậy. Cậu học trò ấy đã chọn bài thơ “Nói với con” để làm bài thi môn văn. Và cậu ấy đã đỗ thủ khoa. Một số giáo viên ở trường chuyên ở các tỉnh, cũng đích thân tới tận nhà gặp và hỏi trực tiếp tôi về bài thơ “Nói với con”.

Bài thơ mà mọi người hay băn khoăn thắc mắc nhất là hai câu: “Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ” nghĩa là sao? Tôi bật cười, cái đó thì quá đơn giản. Có gì đâu, đứa con sinh ra thì phải có cha có mẹ. Đó là khởi điểm của một con người. Một điều nữa “vách nhà ken câu hát” làyếu tố văn hóa phi vật thể. Người con trai ngồi ngoài vách. Người con gái ở bên trong vách. Họ hát cho nhau nghe. Hát tràn đêm đến sáng bạch. Bởi thế, bức vách ở đây không chỉ là một bức vách cụ thể bằng đất bằng đá nữa. Nó đã trở thành một chủ thể văn hóa. Văn hóa ăn nhau ở sự khác biệt chứ không nói sự hơn kém.

Câu chuyện với nhà thơ người Tày Y Phương tưởng như không thể dứt ra được. Từ chuyện ông ước mơ đi học các phép thuật để làm thầy tào; chuyện ông đi “buôn lậu” đến những quan niệm của ông về làm thơ. Mời các bạn đón đọc kỳ sau.
 
K

kanghasoo

""""Năm ngoái chị các chú thi "sang thu" này, viết kiểu j mà quên ko ghi năm sáng tác may mà vẫn thuộc thơ đến lúc biết đc 8 điểm mới phát hiện ra mình cũng có năng khiếu chém gió
thi cấp 3 í mà, lo làm j cho mệt ng`, mỗi môn 5 điểm là đậu rồi, mà đc 5 còn khó ấy """

chú nào hả chị :D.
à chị ơi, chị học chuyên j thế ạ.
 
K

kanghasoo

thanks đủ 3 cái rồi đấy chứ ạ.
chị chuyên ăn , bảo sao nhét cho em bao nhiêu là chất. em tiêu hóa kem, sợ không nạp được đống thức ăn mà chị cho.
à, tiện thể chị cho em hỏi luôn về tác phẩm " Ánh trăng'', " Bếp lửa" :D. Ăn cho đủ chất ;)).
Nhưng mà chị ơi, chị cho em những cái mà nổi bật nhất ấy chị ạ. Em ko chuyên văn nên chỉ cần ý để viết đoạn là đc rồi. thanks chị n` n`
 
Last edited by a moderator:
T

tomcangxanh

đây, cho nàng cái nì
Đọc để hiểu thêm ý nghĩa của bài thơ nhá^^

Về bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm,
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa…
Chắc hẳn ai đọc lại những câu thơ trên cũng ít nhiều bị khơi gợi lại những kỷ niệm thời thơ ấu, về thuở học trò không thể nào quên. Đó chính là những câu thư mở đầu trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt.
Bài thơ "Bếp lửa" được viết năm 1963, lúc nhà thơ Bằng Việt đang học năm thứ hai tại Đại hoc Tổng hợp quốc gia Kiev (Ukraina, hồi đó còn thuộc Liên Xô). Nhà thơ Bằng Việt kể lại. “Những năm đầu theo học Luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai củ sắn cho cả nhà”. Trong hoàn cảnh đó nhà thơ Bằng Việt đột nhiên nhớ lại thói quen bao nhiêu năm ấy của bà, những kỷ niệm ấu thơ như một cuốn phim cứ lần lần hiện lại, từ những năm nhà còn nhỏ tý, đi tản cư kháng chiến, rồi xa hơn nữa, là thời cả gia đình ông từ Huế đi ra Bắc, chuyến tàu gần như cuối cùng còn chạy trước thời tiêu thổ kháng chiến, đi dọc miền Trung dài dăc. Nhà thơ Bằng Việt thú nhận: “Tôi chẳng nhớ được gì ngoài tiếng hú còi tàu và tiếng chim tu hú kêu khăc khoải. Rồi lại cũng tiếng chim tu hú ấy vẫn kêu suốt những mùa vài chín dọc những triền sông dọc những bờ đê của cả vùng quê tôi, những năm tôi ở cùng bà”.
Tất cả những suy nghĩ, nỗi ám ảnh đặc trưng của quê hương trên xứ người đó đã tạo nên cảm hứng cho nhà thơ Bằng Việt viết nên bài thơ “Bếp lửa”. Ông nói: “Bếp lửa” của tôi được đưa vào giảng dạy trong nhà trường có lẽ cũng bởi nó mang tính khái quát và tiêu biểu cho một lớp người trong cuộc kháng chiến ngày ấy. Bài thơ như một câu chuyện thật về những nhân vật có thật, ngôn ngữ không cách điệu, mánh khóe mà chỉ nôm na, bình dân, thông thường, không tự nhiên chủ nghĩa và khác hoàn toàn với ngôn ngữ thơ mới lúc bấy giờ, hay nói cho đúng hơn là bài thơ mang hơi thở công nông binh.
Sau khi ra Bắc, cụ thân sinh nhà thơ Bằng Việt thoát ly đi lên Việt Bắc tham gia Kháng chiên, mẹ tham gia hội phụ nữ, nhà chỉ còn hai anh em, sau một thời kỳ về quê phụ giúp ông bác nhà thơ Bằng Việt chở xe ngựa kiếm sống nuôi gia đình. Chi tiết này về sau nhà thơ cũng đưa vào bài thơ "Bếp lửa", mà nhiều bạn cứ tưởng là hư cấu (Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy). Nói đến câu thơ này bông nhiên thấy ông buồn buồn. Ông giải thích: “Nhiều người sau khi đọc đến câu thơ này gọi điện cho tôi hỏi ‘ông có bịa không đấy vì nhà ông là gia đình theo cách mạng làm gì đến nỗi ông cụ đi “đánh xe khô rạc ngựa gầy”, hay ông giả vờ nghèo, kể khổ để mọi người phải thông cảm cho gia đình ông? Tôi khẳng định với họ rằng chẳng việc gì phải bịa hay cách điệu hoàn cảnh để xin mọi người thông cảm cả. Gia đình tôi có gì tôi đã đưa hết vào thơ rồi.” Nhà thơ kể tiếp: “Bố mẹ tôi ở trong Huế 18 năm và sinh tôi trong ấy. Sau khi cách mạng nổ ra cả nhà chuyển ra Bắc, tản cư về một vùng quê ở chân núi Ba Vì – Hà Tây. Sau khi cách mạng thành công bố tôi chưa có việc gì làm cho dù ông là một trí thức ngành luật. May sao trong lúc khó khăn đó bác tôi có cỗ xe ngựa chuyên chạy tuyến Phùng (Đan Phượng, Hà Tây) đi Hà Nội nên bố tôi nhận lời mời của bác đi phụ xe kiếm tiền nuôi gia đình. Những năm đói 1945 – 1946 ấy người còn đói nữa huống hồ ngựa nên chuyện tôi nói trong thơ “Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy” không có gì là sai hay cường điệu hoàn cảnh cả”.
Rất nhiều chi tiết, cứ tưởng như ngẫu nhiên, đến khi tập họp lại, tự nhiên lại như những nét chấm phá để hình thành nên cả một khung cảnh, cả một không gian sống, thậm chí làm nên cái nền chân thật, sinh động cho cả một thời. Từ đó nhà thơ chỉ còn có việc dựng nên trên cái nền ấy một hình ảnh xuyên suốt, hình ảnh đã được điển hình hoá và phổ quát hoá, từ bà nội thực của mình trở thành bà nội của bao người khác, thành biểu tượng một người Mẹ hậu phương tận tuỵ, hy sinh, làm chỗ dựa cho con cháu, làm điểm trụ vững chăc ở phía sau để làm yên lòng những người ra tiền tuyến.
“Bếp lửa” sau khi “bay” từ Nga về ngay lập tức được nhà thơ Khương Hữu Dụng chọn đăng trên báo Văn nghệ, số tháng 9 năm 1963. “Bếp lửa” cũng chính là bài thơ đầu tiên ông đổi bút danh từ Việt Bằng thành Bằng Việt (tên thật của ông là Nguyễn Việt Bằng) và là bài thơ thứ hai được đăng báo sau bài “Qua Trường Sa” – Báo Văn nghệ năm 1961.
...Nhà thơ suy nghĩ về “Bếp lửa” và hình ảnh người bà: “Đó là những suy ngẫm về cuộc đời nhiều gian khổ nhưng giàu hi sinh, tần tảo của người bà. Bà là người nhóm lửa, cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng trong mỗi gia đình. Qua bài thơ này tôi bày tỏ tình cảm yêu quý, biết ơn của tôi là người cháu đối với bà trong bài thơ chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, điểm khởi đầu của tình yêu đất nước.:
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp ui nồng đượm…
Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ sau:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
Nhà thơ Bằng Việt tâm sự: “Trong cả hai cuộc Kháng chiến, chống Pháp và chống Mỹ, có lẽ vai trò của những người bà, người mẹ, người chị... như thế là không có gì thay thế nổi. Và có thể nói không ngoa rằng chính những con người hiền hoà, nhân hậu, khiêm nhường ấy đã cùng nhau gánh cả cuộc Kháng chiến lên trên đôi vai gầy guộc, bé nhỏ của mình. Tôi tự hào dù chỉ làm được một chút gì an ủi những năm đằng đẵng vất vả, dài dăc ấy của bà, như tiếng chim tu hú cộng hưởng với nỗi cô đơn lo toan của bà, gắng làm cho bà đươc nhẹ nhõm hơn, bớt cảm giác cô đơn, lận đận hơn.:
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa!
Và làm được điều đó, xem như nhà thơ Bằng Việt đã nghĩ, cũng là thể hiện được một chút gì của lòng biết ơn, của sự cảm thông, gắn kết, tri ân và biết ghi nhận những đóng góp lớn lao, những hy sinh cao cả của lớp người đi trước,những thế hệ ông, bà, cha, anh đã quên mình làm nên những kỳ tích vĩ đại từ ngay trong cuộc đời rất bình thường của mình để chúng ta có được ngày hôm nay. Ông bồi hồi:
...Giờ cháu đã đi xa
Có ngọn khói trăm tàu
Có niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng khi nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?
Yên Khương
Nguồn: Vietvan.VN
 
T

tomcangxanh

Các ý chính của bài thơ ánh trăng nà
1- Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ
"Hồi.nhỏ"
=> Điệp ngữ :
+ Sự gắn bó hòa hợp với thiên nhiên
+ Gợi lên thời gian : Tuổi thơ và người lính .
"vầng trăng.tri kỉ"
"với.sông.bể"
".chiến tranh"
"Trần trụi"
"hồn nhiên"
=> So sánh: Cuộc sống giản dị, thanh cao, chân thật trong sự hòa hợp với thiên nhiên.
" không.quên.vầng trăng.."
=> Tình cảm thắm thiết với vầng trăng.
Vầng trăng ân tình gắn với hạnh phúc gian lao của mỗi con người và đất nước
=> Nhân hóa: Trăng người bạn thân thiết với người lính - nhà thơ.
Tiết 58 - Văn bản
Nguyễn Duy
I- Tìm hiểu chung
II - Đọc - hiểu văn bản
1- Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ
2 - Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại
"vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường"
=> Nhân hóa : Trăng xa lạ không quen biết .
Tiết 58 - Văn bản
Nguyễn Duy
I- Tìm hiểu chung
II - Đọc - hiểu văn bản
1- Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ
2 - Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại
"Thình lình.điện tắt.tối om"
"vội bật tung.đột ngột.trăng tròn"
-> Động từ, tính từ biểu cảm
=> Vầng trăng là vật chiếu sáng thay thế khi thành phố mất điện
"Thình lình"- Sự bất ngờ không báo trước
"vội bật tung" - Sự khó chịu và hành động khẩn trương , hối hả để tìm nguồn sáng.
"đột ngột"- Gợi sự ngạc nhiên ngỡ ngàng.
Vì: Không gian đã khác biệt : Sông, bể, rừng- thành phố
Thời gian trôi qua cách biệt: tuổi thơ, người lính- công chức
Điều kiện sống thay đổi: Trước kia nhà nhỏ, hầm sâu- Nay đô thị phòng khép kín với các phương tiện hiện đại
Tiết 58 - Văn bản
Nguyễn Duy
I- Tìm hiểu chung
II - Đọc - hiểu văn bản
1- Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ
2 - Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại
"vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường"
-> Nhân hóa: Trăng xa lạ không quen biết
"Thình lình.điện tắt.tối om"
-> động từ, tính từ.
=> Vầng trăng chỉ là vật chiếu sáng thay thế khi thành phố mất điện.
Cuộc sống hiện đại khiến người ta dễ dàng lãng quên những giá trị trong quá khứ.
"vội bật tung...đột ngột... trăng tròn"
Tiết 58 - Văn bản
Nguyễn Duy
I- Tìm hiểu chung
II - Đọc - hiểu văn bản
1- Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ
2- Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại
3 - Suy tư của tác giả
"Ngửa mặt.mặt" - ".rưng rưng"
" như là" - "đồng- bể- sông - rừng"
->Nhân hóa, điệp ngữ, so sánh, từ láy
=> Người lính tìm thấy bạn tri âm tri kỉ với tâm hồn rung động nhớ tới bao kỉ niệm xưa.
" Trăng.tròn vành vạnh.im phăng phắc"
->Từ láy, nhân hóa.
Trăng thủy chung với con người trước sau như một
Trăng tỏ thái độ nghiêm khắc như trách móc sự vô tình của con người
Tiết 58 - Văn bản
Nguyễn Duy
I- Tìm hiểu chung
II - Đọc - hiểu văn bản
1- Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ
2 - Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại
3 - Suy tư của tác giả
"đủ cho ta giật mình"
+ Nhớ lại kỉ niệm xưa.
+ Tự vấn lương tâm sao lãng quên quá khứ ân tình.
+ Nhớ về truyền thống đạo lí uống nước nhớ nguồn.
+ Con người tự hoàn thiện mình hơn.
"Ngửa mặt.mặt.rưng rưng"
"Trăng.vành vạnh. im phăng phắc"
Con người cần phải biết trân trọng , giữ gìn vẻ đẹp và những giá trị truyền thống "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
"như là đồng.bể.sông.rừng"
Tiết 58 - Văn bản
Nguyễn Duy
I- Tìm hiểu chung
II - Đọc - hiểu văn bản
III - Tổng kết
**/ Nghệ thuật
**/ Nội dung
- Thể thơ 5chữ, phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với trữ tình.
- Giọng thơ mang tính tự bạch chân thành sâu sắc.
- Hình ảnh vầng trăng - "ánh trăng" mang nhiều tầng ý nghĩa.
- Bài thơ là một lời tự nhắc nhở của tác giả Về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị hiền hậu .
- Gợi nhắc,củng cố ở người đọc thái độ sống "uống nước nhớ nguồn"- ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ .
 
Top Bottom