Sử 9 Vẽ sơ đồ tư duy lịch sử hiện đại từ sau 1945

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
bạn có thể lập chi tiết đoạn cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trở xuống giúp mình được không ạ
1. Cách mạng khoa học kĩ thuật:
  • Nguồn gốc: diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX, do:
    • những đòi hỏi cuộc sống về kĩ thuật và sản xuất để đáp ứng nhu cầu về vật chất, tinh thần của con người.
    • Nhu cầu phục vụ chiến tranh của các nước đế quốc
    • Những năm gần đây, nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn như tình hình bùng nổ dân số......
  • Đặc điểm: Mọi phát minh từ kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học, khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
    • Thời gian phát minh khoa học đến ứng dụng ngày càng được rút ngắn.
    • Hiệu quả kinh tế của công tác nghiên cứu khoa học ngày càng cao. Đầu tư vào khoa học có lợi hơn những ngành khác.
    • Khoa học đang trong thời kì bùng nổ thông tin
  • Thành tựu:
    • Trong các khoa học cơ bản (Toán học, Vật lí học, Hóa học, Sinh học) loài người đã đạt được những thành tựu to lớn, những bước nhảy vọt chưa từng thấy. Dựa vào những phát minh lớn của các ngành khoa học cơ bản, con người đã ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống của mình.
    • Tạo ra nguồn năng lượng mới: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nguyên tử... thay thế dần các nguồn năng lượng đang cạn kiệt
    • Tạo ra vật liệu mới: chất Poolime, các vật liệu siêu sạch, siêu cứng, siêu bền, siêu dẫn, có giá trị sử dụng cao trong nhiều lĩnh vực.
    • Trong công nghệ sinh học đột phá bằng công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ enzim…
    • Áp dụng "cách mạng xanh" trong nông nghiệp, nhờ đó tăng năng suất và thu hoạch cây trồng được nâng cao.
    • Tạo ra công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động, người máy…
    • Đã có những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực thông tin liên lạc và giao thông vận tải: sợi thủy tinh, cáp quang, máy bay siêu âm khổng lồ đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin.
    • Có những khám phá mới trong Chinh phục vũ trụ: vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ
2. Trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới hai:
Hội nghị Ianta:
Bối cảnh:
Cuối 1944, đầu 1945 thế chiến hai bước vào giai đoạn cuối, sự thất bại của chủ nghĩa phát xít là không thể tránh khỏi.
Trong khi đó mâu thuẫn nội bộ giữa phe đồng minh nổi lên gay gắt xung quanh việc tranh giành và phân chia thành quả thắng lợi.
=> Từ ngày 4 đến 11/2/1945, hội nghị cao cấp giữa ba cường quốc Mĩ, Anh, liên Xô được triệu tập tại Ianta để giải quyết những vấn đề sau chiến tranh.
Nội dung chính:
  • Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
  • Thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh.
  • Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước phát xít chiến bại và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước chiến thắng.
    • Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông nước Đức và phía Đông châu Âu (Đông Âu); vùng Tây nước Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ, Anh.
    • Ở châu Á: Duy trì nguyên trạng Mông Cổ. Triều Tiên được công nhận là một quốc gia độc lập nhưng tạm thời quân đội Liên Xô và Mĩ chia nhau kiểm soát và đóng quân ở Bắc và Nam. Trả lại cho Liên Xô vùng đất phía nam đảo Xa-kha-lin; trao trả cho Trung Quốc những đất đai đã bị Nhật chiếm đóng trước đây (Đài Loan, Mãn Châu...); thành lập Chính phủ liên hiệp dân tộc gồm Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các vùng còn lại của châu Á (như Đông Nam Á, Nam Á...) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
=> Những quyết định của hội nghị I-an-ta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự hai cực I-an-ta” do Liên Xô và Mĩ đứng đầu.
Liên hợp quốc:
  • Hoàn cảnh:
    • Cuối 1944, đầu 1945 thế chiến hai bước vào giai đoạn cuối, sự thất bại của chủ nghĩa phát xít là không thể tránh khỏi.
    • Theo sáng kiển của các nước tham dự hội nghị Ianta, tháng 10/1945, tổ chức liên hợp quốc được thành lập.
  • Nhiệm vụ: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền các dân tộc. Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.
  • Tổ chức: Cơ quan chính của liên Hợp quốc gồm Đại hội đồng liên hợp quốc, hội đồng bảo an, ban thư kí, ngoài ra còn có các tổ chức chuyên môn.
  • Nguyên tắc hoạt động: Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước. Tôn trọng quyền bình đẳng và tự quyết giữa các dân tộc. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình và có sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô.
  • Vai trò: Duy trì hòa bình an ninh thế giới. Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc; Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa, nhất là đối với các nước Á, Phi và Mĩ La-tinh. Vận động bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, lịch sử
Chiến tranh lạnh:
Hoàn cảnh:
  • Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô ngày càng mâu thuẫn, đối đầu nhau gay gắt.
  • Tháng 3-1947, Tổng thống Mĩ Truman chính thức phát động "Chiến tranh lạnh".
  • Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Biểu hiện:
  • Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự và các căn cứ quân sự (NATO, SEATO, CENT....) bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc.
  • Gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược như: Chiến tranh Việt Nam (1945-1975), chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).....
  • Bao vây kinh tế, cô lập Liên Xô và các nước XHCN
  • Trước tình hình bị đe dọa đó, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa buộc phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình.
Hậu quả
  • Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, thậm chí có lúc đứng trước nguy cơ bùng nó một cuộc chiến tranh thế giới mới.
  • Các cường quốc đã chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt, xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự. Đời sống nhân dân nhiều nước bị giảm sút, tình hình xã hội bất ổn do sự đầu tư quá lớn về tiền của và sức người trong cuộc chạy đua vũ trang, phục vụ tham vọng giới cầm quyền
 
  • Like
Reactions: nguyen van ut
Top Bottom