Về nhân vật Hồn Trương Ba

H

hunganhqn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Không thấy ai đả động gì văn bản này, mình mở màn trước vậy :D
Nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích Ngữ văn 12:

* Cảnh ngộ, tâm trạng của TB: Sau mấy tháng trú ngụ trong thể xác anh hàng thịt, Trương Ba nhiễm nhiều thói xấu, bị mọi người xa lánh. Trương Ba rất đau khổ nhưng chưa tìm được cách giải thoát. Nhân vật bị đẩy vào tình huống đau đớn, bế tắc.

* Phân tích các cuộc đối thoại để làm rõ xung đột, từ đó thấy được phẩm chất của Hồn Trương Ba và những triết lí mà tác giả gửi gắm.
- Lớp kịch Trương Ba với xác hàng thịt:
+ Khẳng định phần hồn là phần thanh cao nhất trong con người, giúp phân biệt con người với con thú. Đoạn đối thoại cho ta thấy một Trương Ba với tâm hồn thanh cao, căm ghét, lên án cái thô lỗ, tầm thường.
+ Nhưng cũng trong đối thoại với xác hàng thịt, Hồn TB bị đẩy vào đường cùng, đuối lí, buộc phải xuôi theo những sự thật và lí lẽ hiển nhiên mà Xác chỉ ra. Như vậy là trong cuộc sống, thể xác phàm tục vẫn có lúc lấn át linh hồn thanh cao. Vấn đề là con người phải làm thế nào (luôn đấu tranh) để chiến thắng cái xấu, hoàn thiện nhân cách.
Triết lí: Trong mỗi con người, phải luôn có sự hài hoà giữa thể xác và tâm hồn. Không thể chỉ có cái này mà không có cái kia. Con người luôn phải nỗ lực, tự đấu tranh để hoàn thiện nhân cách.

- Lớp kịch Trương Ba với người thân:
Các đối thoại lần lượt với vợ, con dâu, cháu gái, đã đẩy TB đến tận cùng của sự đau khổ, tuyệt vọng, đòi hỏi nhân vật phải đưa ra một sự lựa chọn. Chính sự đau khổ ấy càng tô đậm bản chất con người TB: Không thể chung sống với cái xấu. Chừng nào còn sống trong xác hàng thịt, TB còn dằn vặt, còn đau đớn khôn nguôi.
Đối thoại với những người thân đẩy xung đột kịch - cuộc đấu tranh giữa cái tốt-hồn TB- với cái xấu-xác hàng thịt- đến đỉnh điểm.
Triết lí: Cuộc đấu tranh giữa cái xấu và cái tốt trong bản thân mỗi người là cuộc đấu tranh quyết liệt, dai dẳng, đòi hỏi sự nỗ lực ghê gớm của con người!

- Lớp kịch Trương Ba với Đế Thích:
+ Không thể sống với bất cứ giá nào, kiên quyết không chấp nhận kiểu sống giả dối, bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo; Trương Ba thanh thản chấp nhận cái chết. Lúc này, Trương Ba đã nhận thức được ý nghĩa đích thực của cuộc sống: Cuộc sống chỉ ý nghĩa khi được sống đúng là mình.
+ Lời đề nghị của Đế Thích để cho hồn TB nhập vào xác cu Tị thực chất là một sự thử thách. Liệu sống trong xác cu Tị- một ĐỨA BÉ TỐT- có hơn gã hàng thịt - KẺ THÔ TỤC? Với TB, điều ấy không có nghĩa lí gì. Cái quan trọng nhất: Tôi muốn được là tôi toàn vẹn! Câu nói của TB là sự đột phá của con người cá nhân, cũng là dấu hiệu đổi mới của kịch Lưu Quang Vũ. Đó cũng chính là triết lí nhân sinh mà tác giả muốn gửi đến người đọc.

Tóm lại:
- Trương Ba xuất hiện như một tiêu biểu cho tâm hồn thanh cao, căm ghét cái thô lỗ tầm thường; cho khát vọng được sống trọn vẹn, được sống đúng là mình. Cuộc đấu tranh và sự lựa chọn ấy chứa đựng nhiều triết lí nhân sinh tích cực: Trong mỗi người luôn tồn tại cả thể xác và linh hồn. Nhưng linh hồn luôn phải đấu tranh trước những đòi hỏi, những dục vọng tầm thường của thể xác.
- Câu chuyện của Trương Ba vẫn còn nguyên giá trị ở ngày nay và trong cả mai sau, vì chừng nào còn tồn tại thì chừng ấy con người còn đấu tranh chống lại cái xấu, hướng tới hoàn thiện nhân cách. Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung là một bài học làm người cho tất cả chúng ta.


---------------Văn bản này mới quá, chỉ biết thế thôi...:(
 
C

chihieuhp92

mình cũng xem đi xem lại mấy lần cái vở kịch hồn trương ba da hàng thịt rồi ^^
công nhận được cái tài của lưu quang vũ, 1 vở kịch xuất sắc mà lại có nhiều ý nghĩa xã hội về xã hội đương thời và cả ngày nay
 
T

trinhluan

nhưng mà khi đi thi thể loại kịch phân tích rất khó

ai có kinh nghiệm gì trong cách phân tích thể loại kịch thì nói cho các bạn biết mới nào
thank trước nhé
 
J

jun11791

nhưng mà khi đi thi thể loại kịch phân tích rất khó

ai có kinh nghiệm gì trong cách phân tích thể loại kịch thì nói cho các bạn biết mới nào
thank trước nhé


Mình cũng ko có kinh nghiệm về việc phân tích kịch

Nhg mình thấy theo bài đã post ở trên của bạn hung.... thì ta có thể phân tích tp này theo từng phân lớp kịch ( qua hành động, lồi nói, cử chỉ, giọng điệu, ... ) rồi rút ra 1 bài học, 1 triết lý mà t/g muốn gủi gắm qua tp ?

Ko hiểu tớ phân tích theo cách như trên có phù hợp ko ta? Mong các bồ đóng góp thêm nhé ;) :)>-
 
H

hunganhqn

Đặc trưng của kịch là các xung đột kịch. Tác giả bao giờ cũng thông qua xung đột kịch ấy để thể hiện đời sống, bộ lộ thái độ, quan điểm của bản thân. Xung đột kịch được hiện thực hóa thành hành động kịch, ngôn ngữ kịch.
Như vậy, phân tích kịch thực chất là phân tích xung đột, mâu thuẫn.

Trong đoạn trích kịch Hồn TB..., phẩm chất của các nhân vật cũng như ý nghĩa triết lí mà LQV gửi gắm được thể hiện qua xung đột giữa hồn TB và xác hàng thịt, TB với người thân, TB với Đế Thích, và bao trùm là xung đột giữa MẶT XẤU và MẶT TỐT trong mỗi con người để hoàn thiện nhân cách.
Cho nên, phân tích nhân vật kịch là phải đặt nhân vật ấy vào xung đột.
 
Top Bottom